Không bố trí người thân của thí sinh trong hội đồng tuyển dụng công chức
Không bố trí làm thành viên Hội đồng, thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, nâng ngạch đối với những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Ảnh minh họa
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Về tuyển dụng công chức, trong kế hoạch tuyển dụng, xác định số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao; số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển riêng đối với người dân tộc thiểu số; số lượng vị trí việc làm thực hiện việc xét tuyển (nếu có) đối với 3 nhóm đối tượng (người dân tộc thiểu số; người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc; người cam kết làm việc 5 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo).
Mục tiêu của quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bố trí công tác đối với người đạt kết quả thi nhưng không trúng tuyển do hết chỉ tiêu tại cơ quan sử dụng nhưng cơ quan sử dụng khác có chỉ tiêu nhưng không có người trúng tuyển; đồng thời, xác định rõ vị trí việc làm thực hiện xét tuyển riêng đối với từng nhóm đối tượng, bảo đảm thực hiện đúng quy định.
Dự thảo cũng rà soát để quy định việc giảm thiểu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Hiện nay, chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3.
Đồng thời, tại các cơ sở giáo dục đại học hiện quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên khi tốt nghiệp theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, mà chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đó phù hợp với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ tương ứng với ngạch công chức tham gia dự tuyển.
Đối với tin học, do hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học.
Cùng với đó, tại Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp, khắc phục hạn chế và rà soát, hoàn thiện các quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, thi, xét, nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm (Khoản 3 Điều 1).
Do vậy, việc quy định người đăng ký dự tuyển có bằng tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện chương trình đào tạo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức thì không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhằm mục tiêu giảm thiểu các quy định về hành chính.
Video đang HOT
Về nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (vòng 2) tại kỳ thi tuyển công chức. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức thực hiện theo hình thức thi viết hoặc thi phỏng vấn.
Tuy nhiên, để có thể kiểm tra được toàn diện hơn nữa năng lực, trình độ, kỹ năng của người tham gia dự tuyển công chức, qua một số cuộc thảo luận, trao đổi đã có một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm hình thức kết hợp cả hai hình thức là thi viết và thi phỏng vấn.
Như vậy, hình thức thi vòng 2 kỳ thi tuyển sẽ có sự thay đổi (thi viết hoặc thi phỏng vấn hoặc kết hợp cả hai hình thức thi viết và thi phỏng vấn). Bộ Nội vụ nhận thấy kiến nghị này là phù hợp và bổ sung hình thức này vào nội dung dự thảo (Điểm b Khoản 2 Điều 8).
Tuy nhiên, để quy định được thực hiện thống nhất, không gây khó khăn cho Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ đề xuất trường hợp thi vòng 2 bằng hình thức kết hợp cả thi viết và thi phỏng vấn thì thang điểm chấm thi của thi viết và thi phỏng vấn là 50 điểm (tổng của hai hình thức này là 100 điểm), đồng nhất với thang điểm khi chỉ tổ chức theo một hình thức là thi viết hoặc thi phỏng vấn. Thời gian thi viết là 180 phút và thời gian thi phỏng vấn là 30 phút.
Để tăng cường hơn nữa tính minh bạch của kỳ tuyển dụng, nâng ngạch, tránh tình trạng có người nhà, người thân tham gia làm thành viên Hội đồng, thành viên các bộ phận giúp việc, dự thảo Nghị định bổ sung quy định không bố trí làm thành viên Hội đồng, thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, nâng ngạch đối với những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Lam Thanh
Theo Một thế giới
Hàng bình ổn giá mang tết về các miền quê
Những năm gần đây, nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng nông thôn, ngoại thành Thủ đô tiếp cận với nguồn hàng nội địa có chất lượng trong Tết Nguyên đán, các ngành chức năng, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức các phiên chợ hàng Việt và những chuyến hàng tăng cường.
Hàng bình ổn giá về nông thôn
Theo thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, những năm gần đây, Chương trình phiên chợ tết là hoạt động quan trọng nhằm xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ngoại thành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Được biết, ngoài những doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội, hoạt động này còn có sự góp mặt của nhiều DN các tỉnh, thành như Hải Phòng, Bình Thuận, Phan Thiết, Hà Giang... Qua đó tạo cơ hội cho người dân tiếp cận đặc sản vùng miền như nước mắm Phan Thiết, trà Thái Nguyên, nông sản Hà Giang...
Cũng theo chia sẻ của Sở Công Thương Hà Nội, hoạt động diễn ra chủ yếu trên các địa bàn ngoại thành Thủ đô như Ứng Hòa, Đan Phượng, Ba Vì... Mặc dù thời gian tổ chức phiên chợ Việt chỉ kéo dài từ 3-5 ngày/phiên nhưng đã thu hút đông đảo người dân đến mua sắm.
Các mặt hàng bánh kẹo, mứt Tết được người dân mua sắm nhiều. (ảnh: Chúc Ly)
Anh Nguyễn Văn Tú (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố vài chục km, nhưng trước đấy, mỗi dịp tết đến gia đình anh lại vất vả mất một ngày vào nội thành mua sắm. "Ngày tết, đường sá đông, đi lại rất vất vả. Mấy năm nay, thành phố mở mô hình chợ tết tại các huyện, giúp việc mua sắm của người dân thuận tiện hơn mà giá bán hợp lý, phù hợp với túi tiền của người dân. Chúng tôi đỡ mất thời gian hơn rất nhiều" - anh Tú chia sẻ.
Ghi nhận của phóng viên tại chợ huyện U Minh (Cà Mau) những ngày cuối năm. Năm nay, người dân mua sắm dễ dàng hơn khi chợ vừa được nâng cấp, mở rộng. Nhờ đó, tiểu thương và người tiêu dùng cũng có ý thức hơn trong việc thúc đẩy sử dụng hàng Việt Nam.
Theo Ban quản lý chợ U Minh, việc nâng cấp khiến bộ mặt chợ khang trang, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Từ đó, giúp các tiểu thương phấn khởi buôn bán, kinh doanh; còn người tiêu dùng thì yên tâm mua sắm.
Hiện ở khu vực nông thôn, người dân sử dụng hàng Việt nhiều hơn so với ở thành phố. Từ khoảng tháng 11, 12 đã có nhiều đơn vị tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn. Năm nay, hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân, với giá cả khá ổn định, không tăng đột biến".
Ông Nguyễn Văn Đô - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau
Bà Nguyễn Ngọc Lan- tiểu thương chợ U Minh, chia sẻ: "Tết năm nào cũng vậy, các mặt hàng nhu yếu phẩm phải nhập sớm để kịp bán cho khách. Bây giờ khách hàng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, nên hàng hóa mình nhập cũng phải kỹ càng. Bên cạnh đó, các mặt hàng trong nước cũng được người dân sử dụng nhiều hơn, nhất là các mặt hàng bánh kẹo, mứt".
Trong khi đó, bà Ngô Kim Hạnh (xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, Cà Mau), cho hay: "Năm nay tôi đi mua sắm chuẩn bị cho tết sớm hơn mọi năm. Tết năm nay tôi thấy các chợ truyền thống bán nhiều hàng hóa chất lượng, không cần phải đi lên thành phố hay các chợ lớn vẫn mua đủ đồ dùng cho gia đình. Hiện, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã khuyến cáo nhiều, nên người tiêu dùng đa số không còn mua hàng hóa trôi nổi, hàng Việt cũng được ưa chuộng hơn".
Những phiên chợ công nhân
Theo Công ty Lương thực Sông Hậu, nơi đây đang thực hiện chương trình bình ổn giá cho nhiều mặt hàng tết vùng nông thôn, các xã vùng xâu, vùng xa, vùng ngoại thành và các khu công nghiệp, khu đông dân cư (nếu chính quyền địa phương có nhu cầu).
Theo ông Đỗ Hoàng Thanh - Phó Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, các mặt hàng bình ổn gồm gạo, đường, dầu ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa, bột ngọt, bột nêm các loại. Ngoài ra, phía công ty còn phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, phiên chợ công nhân đảm bảo với giá bình ổn và thấp hơn giá thị trường 5%.
Các mặt hàng đảm bảo đúng chất lượng nhãn mác, thương hiệu và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu có hiện tượng sốt giá xảy ra, phía công ty sẵn sàng bố trí nhân viên để tham gia bán hàng, góp phần vào việc bình ổn giá.
Bà Lê Ngọc Lý - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ (CTC) cho biết, dịch tả lợn châu Phi bùng phát dẫn đến biến động về nguồn cung, về giá cả đang là mối lo chung của mọi người. Để không bị biến động về giá mặt hàng này, phía công ty đã chuẩn bị 43,8 tấn lợn hơi phục vụ trong dịp tết. Trong 4 ngày cao điểm cận tết, nếu có biến động khan hiếm hàng, sẽ cho làm thịt và giao cho các điểm bán lẻ.
Cũng theo bà Lý, nhu cầu mua sắm những ngày tết của người dân gần đây đã có những điều chỉnh phù hợp, không mua trữ nhiều. Hơn nữa, thị trường bán lẻ đã phát triển mạnh nên sức mua bị phân tán nhiều.
Sở Công thương TP.Cần Thơ thông tin, nhằm đảm bảo cung và cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2020, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở NNPTNT, Cục Quản lý thị trường thực hiện nhiều giải pháp bình ổn thị trường. Trong đó có việc tổ chức cho 11 đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm nguồn cung ổn định tại các chợ truyền thống, đảm bảo mỗi quận/huyện có ít nhất có 1-2 điểm bán bình ổn.
Lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ cũng vừa ban hành kế hoạch việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán 2020 gắn với thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Thành phố đặt ra yêu cầu hàng hóa phục vụ trong chương trình trên là sản phẩm sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường. Giá bán các mặt hàng trong chương trình bình ổn phải đảm bảo luôn thấp hơn giá bán các mặt hàng cùng chủng loại, chất lượng.
Tăng cơ hội quảng bá cho doanh nghiệp
Theo chia sẻ của ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, những năm gần đây Bộ Công Thương đã có các chính sách hỗ trợ DN khi bán hàng Việt phục vụ người dân nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa và các khu công nghiệp, khu chế xuất...
"Năm nay, chúng tôi dành một nguồn kinh phí là tương đối lớn để hỗ trợ DN phân phối hàng Việt, trích từ các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, từ các chương trình xúc tiến thương mại vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo và các chương trình nằm trong đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Khi Nhà nước hỗ trợ kinh phí như vậy thì các mặt hàng, đặc biệt là hàng Việt, đưa về phục vụ cho người tiêu dùng có chất lượng và giá cả tương đối tốt, giúp người lao động có cơ hội mua sắm hàng hóa tốt hơn, có được cái tết đủ đầy và ấm no"-ông Đông cho hay.
Theo nhận định của một số DN bán lẻ, phiên chợ tết ngoài việc tăng doanh số bán hàng còn giúp DN có thêm cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người dân. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tâm lý người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng hàng Việt giúp các sản phẩm nội có thị trường rất lớn.
Theo danviet.vn
Sinh viên xuất sắc được xét tuyển công chức từ 1-7-2020 Đây là một trong những nội dung nổi bật được Quốc hội thông qua ngày 25-11-2019 tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi số 52/2019/QH14. Theo đó, Luật Cán bộ,công chức hiện hành quy định chỉ có 1 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua xét tuyển nếu đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện:...