Không ăn đồ ngọt, cô giáo trẻ vẫn bị tiểu đường vì thường ăn 2 món này
Cô giáo 36 tuổi thường ngày không dám ăn đồ ngọt nhưng vẫn mắc chứng tiểu đường và phải nhập viện cấp cứu. Cô bị hôn mê và cuối cùng đã qua đời sau 8 giờ điều trị.
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Bệnh có tỉ lệ mắc rất cao, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể duy trì đường huyết ở mức độ bình thường bằng cách tiêm insulin hoặc dùng thuốc hạ đường huyết. Tiểu đường nếu sinh ra biến chứng có thể gây tổn thương các nội tạng, dây thần kinh và nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Một thực tế đáng lo ngại là bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Mới đây, tại Trung Quốc. một cô giáo tiểu học mới 36 tuổi nhưng đã qua đời vì biến chứng tiểu đường.
Theo đó, cô Lương, năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Trung tại một trường tiểu học. Cuối năm ngoái, công việc của cô khá căng thẳng, lịch làm việc kín mít vì phải dạy bù sau thời gian nghỉ dịch. Thời điểm này, cô Lương thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, tim đập nhanh và đau bụng. Tuy nhiên do bận ôn thi cho học sinh nên cô đã không đến viện khám.
Video đang HOT
Ngày môn thi cuối cùng kết thúc, cô Lương đột nhiên ngất xỉu trước cửa lớp. Sau khi được đưa đến bệnh viện, kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số đường huyết lúc đói của cô lên tới 21,8 mmol/L, trong khi của người bình thường chỉ là 3,9 – 6,1 mmol/L.
Cô Lương được chẩn đoán tiểu đường nặng và qua đời sau 8 tiếng cấp cứu. (Ảnh minh họa)
Nữ giáo viên được chẩn đoán mắc tiểu đường nặng. Sau đó, cô đột ngột hôn mê và cuối cùng đã qua đời sau 8 giờ điều trị. Chồng cô Lương vội vã đến bệnh viện, nghe thông báo từ bác sĩ, anh bật khóc và gặng hỏi lý do vì sao vợ mình không bao giờ ăn ngọt nhưng lại có thể bị tiểu đường.
Để giải đáp thắc mắc của người nhà bệnh nhân, bác sĩ đã tìm hiểu chế độ ăn của cô Lương và đưa ra nhận định rất có thể cô đã ăn quá nhiều 2 món là cà tím kho và súp lơ xào.
Cà tím vốn là loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và vitamin nhưng cô Lương thường kho cà tím để ăn. Khi chế biến theo cách này, món ăn sẽ chứa lượng lớn gia vị và dầu ăn. Cô Lương cao 1m55, nặng gần 65kg, có thể nói là khá mũm mĩm, lại ăn nhiều mỡ nên ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất, tăng lượng đường trong máu.
Món thứ hai cô Lương thường dùng súp lơ trắng xào. Súp lơ trắng nổi tiếng với tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, cô Lương lại xào bằng mỡ lợn. Cách làm này tuy giúp súp lơ trắng thơm ngon, đậm vị nhưng đồng thời gia tăng lượng chất béo. Ăn hàng ngày sẽ khiến sức khỏe ngày càng sa sút.
Như vậy có thể thấy chọn thực phẩm lành mạnh thôi là chưa đủ mà quan trọng không kém là phương pháp chế biến món ăn. Bản thân cô Lương chọn được thực phẩm có lợi song khi nấu lại cho nhiều dầu mỡ, gia vị, là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì an toàn?
Hồng Vân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Tôi năm nay 58 tuổi, trong lần khám bệnh mới đây tôi được chẩn đoán bị đái tháo đường (ĐTĐ). Vậy chỉ số đường huyết thế nào là nằm trong ngưỡng an toàn? Để kiểm soát đường huyết ổn định tôi cần làm gì, thưa bác sĩ?
TS-BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết và ĐTĐ, Bệnh viện Bạch Mai, trả lời: Theo hướng dẫn điều trị của Hội ĐTĐ Mỹ năm 2021, những bệnh nhân ĐTĐ nên duy trì đường huyết trước bữa ăn từ 4,4 - 7,2 mmol/l và đường huyết sau ăn (từ 1-2 giờ) là dưới 10 mmol/l.
Để kiểm soát đường huyết ổn định, ít dao động, người bệnh ĐTĐ cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa từ Internet)
Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu đường huyết cho những người bệnh ĐTĐ nói chung, còn tùy mỗi người sẽ có mục tiêu đường huyết cụ thể, cao thấp khác nhau. Ví dụ, những bệnh nhân lớn tuổi, bị ĐTĐ lâu, có nhiều bệnh đi kèm hoặc đã có biến chứng thận, tim mạch thì nên để đường huyết cao hơn, ví dụ đường huyết trước ăn từ 6-9 mmol/l.
Ngược lại những bệnh nhân trẻ tuổi, mới bị phát hiện bệnh thì nên duy trì đường huyết trong ngưỡng thấp hơn, ví dụ đường huyết trước ăn
Để kiểm soát đường huyết ổn định, ít dao động, người bệnh ĐTĐ cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ; duy trì chế độ ăn và tập luyện đều đặn giữa các ngày, khi tập thể dục thì phải ăn thêm bữa phụ; đo đường huyết thường xuyên để biết đường huyết của mình đang ở mức nào, cũng như để đánh giá xem chế độ ăn, tập luyện ảnh hưởng thế nào đến đường huyết; tránh các stress, thức quá khuya; hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá...
Tai sao béo bụng lại nguy hiểm? Chất béo phân bố đều khắp cơ thể không nguy hiểm cho sức khỏe con người như sự tích tụ của nó ở vùng bụng (béo bụng) Theo BS Matthias Riedl (người Đức), mỡ thừa ở bụng bắt đầu tồn tại như một hệ thống hoặc cơ quan riêng biệt. Nó tạo ra các chất giống như hormone có thể gây viêm trong...