Khối u lớn chèn ép tủy sống chàng trai
Bệnh nhân nam, 24 tuổi, đau lưng, tê bì tay chân, đi lại khó khăn, điều trị bằng thuốc Đông y không bớt.
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u tủy sống kích thước lớn chiếm chọn ống sống gây nên hội chứng chùm đuôi ngựa (CES – tình trạng các rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, cảm giác, đến hai chi dưới và bàng quang, trực tràng). Bệnh nhân được chỉ định vi phẫu lấy khối u, giải phóng chèn ép lên ống tủy.
Bác sĩ Lê Triệu Linh, Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy, ngày 27/8, cho biết vùng cột sống có cấu trúc giải phẫu phức tạp, khối u chèn ép, dính vào các dây thần kinh, nguy cơ liệt sau mổ rất cao nên việc phẫu thuật các khối u tủy sống, u tủy cổ là thách thức lớn với phẫu thuật viên. Ngoài ra, u tủy sống là bệnh lý tiến triển chậm, nếu không phát hiện và phẫu thuật sớm có thể gây liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng vận động của người bệnh.
Sau một giờ phẫu thuật, bác sĩ vi phẫu lấy toàn bộ khối u tủy kích thước lớn khoảng 20×30 mm, bảo vệ an toàn cấu trúc tủy sống và rễ thần kinh. Ba ngày sau, bệnh nhân bớt tê bì, cơ lực cải thiện rõ rệt.
Video đang HOT
Kíp bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
U tủy là những khối u nằm trong ống sống chèn ép vào trong ống sống. U tủy sống có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của ống sống (tủy sống, rễ thần kinh, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, cột sống ngực…). Bệnh dễ nhầm lẫn với những bệnh thoái hóa thường gặp như đau mỏi cổ, cánh tay, tê bì chân tay…
Khi khối u phát triển đủ lớn gây rối loạn chức năng thần kinh như rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn (gây tiêu, tiểu khó, táo bón), co cứng cơ, teo cơ, liệt tứ chi, rối loạn hô hấp… do khối u phát triển chèn ép lên ống sống. Phẫu thuật bóc tách u vi phẫu là phương pháp tối ưu trong điều trị cho người bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế có trang thiết bị chẩn đoán hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để khám, phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hôn mê sau khi uống chai cồn methanol
Bệnh nhân 46 tuổi, uống một chai cồn sát khuẩn khoảng 500 ml, dẫn đến ngộ độc methanol, biểu hiện co giật, kích thích vật vã.
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy, ngày 9/8 thông tin, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường 10 năm, thường xuyên sử dụng cồn công nghiệp sát khuẩn tại vị trí tiêm insulin. Theo thông tin từ gia đình, vài ngày trước, bệnh nhân uống một chai cồn sát khuẩn khoảng 500 ml, sau đó rơi vào lơ mơ, vã mồ hôi, thở nhanh, kích thích, co giật. Gia đình lập tức đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy.
Kết quả xét nghiệm khí máu có tình trạng toan chuyển hóa nặng, tăng kali máu, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não bộ hiển thị tổn thương đối xứng nhân bèo điển hình ở người bị ngộ độc methanol.
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn chuyên Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, chẩn đoán toan chuyển hóa nặng, hôn mê, theo dõi ngộ độc methanol trên nền bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.
Bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, kiểm soát đường huyết, lọc máu cấp cứu. Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân thoát nguy kịch, ý thức cải thiện, được rút ống nội khí quản. Tuy nhiên 36 giờ tiếp theo, bệnh nhân bị xuất huyết não trong ổ tổn thương, rơi vào trạng thái thực vật. Đây là một trong những biến chứng đáng tiếc do ngộ độc methanol.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho biết methanol là cồn công nghiệp có độc tính rất cao. Methanol dung nạp trong cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và formic acid, gây toan chuyển hóa máu, tổn thương đa cơ quan như não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, gan, thận...
Người ngộ độc methanol sẽ có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ý thức lơ mơ, mù hoặc mù vĩnh viễn, hôn mê sâu, suy đa tạng (suy thận, suy gan...), thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị giải độc kịp thời.
Người bệnh ngộ độc methanol thường phát hiện muộn, điều trị lâu dài, khó khăn, dễ gặp biến chứng hoặc nhiều di chứng không hồi phục.
Ngoài thị trường, methanol có trong các sản phẩm như dung dịch sản xuất sơn, dung dịch tẩy rửa, như dung dịch lau rửa máy copy, rửa cửa kính ô tô, dung môi làm sạch gỗ, chất chống đông lạnh... Không ít ca ngộ độc methanol được cấp cứu tại các bệnh viện do người bệnh sử dụng rượu lậu chứa chất methanol, sử dụng hoặc uống phải cồn y tế (ethanol) bị làm giả với thành phần cồn công nghiệp methanol.
Bác sĩ khuyến cáo methanol không được sử dụng làm chất sát trùng vì sẽ hấp thu qua da, gây ngộ độc và không đảm bảo hiệu quả sát trùng. Người dân nên mua các sản phẩm cồn y tế sát khuẩn tại các địa chỉ cung cấp thuốc, cơ sở y tế uy tín. Hạn chế sử dụng rượu bia, không mua bán, sử dụng các sản phẩm rượu lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cẩn trọng khi bảo quản, sử dụng các loại hóa chất, dung dịch có thành phần methanol.
Ngay khi phát hiện người bị ngộ độc methanol cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để giải độc kịp thời, tránh các biến chứng, di chứng nguy hiểm.
Vụ "thuốc đông y hỗ trợ Covid-19": Yêu cầu Cục y dược cổ truyền kiểm điểm Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) yêu cầu Cục Quản lý y dược cổ truyền kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm vụ công văn liên quan đến thuốc đông y hỗ trợ điều trị Covid-19 bị thu hồi sau 2 ngày ban hành. Một lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, Vụ đã có văn bản yêu cầu Cục...