Khối u khổng lồ xâm lấn gần hết vùng mông
Thanh niên 26 tuổi, ở Thanh Hóa, bị u xơ cứng vùng mông phải, đau đớn, đi lại khó khăn, trải qua 4 lần phẫu thuật cắt khối u.
Bệnh nhân phát hiện bệnh từ năm 2014, được phẫu thuật ba lần. U tái phát, to dần, đau, tê bì chân, chụp MRI kích thước khối u (4 x16 x28 cm), tăng sinh mạch máu, chiếm gần hết vùng mông phải.
Khối u xâm lấn vào cơ mông và mạch máu thần kinh, ranh giới u không rõ nên rất khó khăn cho việc cắt bỏ hết. Bác sĩ đánh giá khi mổ bệnh nhân nguy cơ mất máu, tổn thương mạch máu thần kinh.
Ngày 20/6, bác sĩ Nguyễn Năng Giỏi, Chủ nhiệm khoa Chấn thương tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết ca phẫu thuật đã được tiến hành thuận lợi với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ chuyên khoa can thiệp mạch máu, phẫu thuật và gây mê.
Video đang HOT
“Bệnh nhân được chụp X-quang mạch máu, để xác định mạch máu chính nuôi khối u. Chúng tôi tiến hành nút các mạch máu đó trước khi phẫu thuật, nhờ vậy đã hạn chế mất máu trong khi mổ”, bác sĩ Giỏi nói.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành bóc trọn khối u nặng 2,5 kg. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định sức khỏe.
Hình ảnh khối u xơ cứng chiếm gần hết vùng mông. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
U xơ cứng (Desmoid fibromatosis tumor) là một bệnh lý hiếm gặp, không phải u ác tính, xảy ra ở tổ chức liên kết, thường ở vùng bụng hoặc ở chi dưới. Một số u xơ cứng phát triển chậm và không đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Một số khác lại phát triển rất nhanh thành các u có kích thước lớn, xâm lấn, chèn ép, phát triển vào trong các tổ chức và cơ quan xung quanh, đòi hỏi phải xử trí phẫu thuật bóc triệt để u.
Do u có kích thước lớn, ranh giới không rõ, xâm lấn chèn ép tổ chức cơ quan xung quanh nên việc phẫu thuật bóc triệt để u rất khó khăn. Nếu bóc u không triệt để thì nguy cơ tái phát rất cao.
Bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng
Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang ở mức rất cao, có nơi lên đến trên 40 độ C, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.
Nắng nóng làm đảo lộn sinh hoạt. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyên (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), say nắng, say nóng là những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Bị say nắng, say nóng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.Điểm chung của say nắng và say nóng là dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt và triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng chống say nắng và say nóng, người dân ra ngoài khi trời nắng nóng, cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.
Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm... Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò... rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng. Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
Vào mùa nắng nóng, cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi. Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe ô tô khi đỗ và tắt máy trong thời tiết nắng nóng, dù chỉ trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút...
Sản phụ đẻ rơi bé nặng 3,7 kg trên taxi Thai phụ bắt taxi vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tuy nhiên, đến cổng bệnh viện, em bé chào đời ngay trên taxi, bệnh nhân được các bác sĩ của khoa Cấp cứu ban đầu đỡ đẻ. Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) tiếp nhận và cấp cứu thành công trường hợp bệnh...