Khởi tố thêm 4 kế toán của các Chi cục Dự trữ Nhà nước tại Thái Bình
Từ tháng 7/2022 đến nay, đã có 12 bị can là lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Thái Bình và các Chi cục trực thuộc bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày 2/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã khởi tố bổ sung, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 4 bị can gồm: Phạm Thị Minh Phượng (Kế toán trưởng Chi cục DTNN huyện Vũ Thư); Phạm Thị Hà (Phụ trách Kế toán Chi cục DTNN khu vực Kiến Hải); Nguyễn Thị Đượm (Kế toán trưởng Chi cục DTNN huyện Hưng Hà) và Nguyễn Thị Khiên (Kế toán trưởng Chi cục DTNNhuyện Đông Hưng). Đồng thời, khám xét nơi ở và nơi làm việc của các bị can, thông báo áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các bị can nêu trên.
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 8 bị can. Trong đó, ra lệnh bắt 5 bị can để tạm giam đối với: Lê Văn Sáu (Cục trưởng Cục DTNN khu vực Thái Bình); Vũ Văn Tại (Phó Cục trưởng Cục DTNN khu vực Thái Bình); Mai Lâm Hoàn (Trưởng phòng Tài chính, kế toán Cục DTNN khu vực Thái Bình); Phạm Văn Dân (Chi Cục trưởng Chi cục DTNN huyện Vũ Thư); Bùi Xuân Cường (Chi Cục trưởng Chi cục DTNN huyện Đông Hưng).
Đồng thời, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú 3 bị can đối với: Đặng Huy Tuân (Trưởng Phòng kỹ thuật bảo quản); Phạm Văn Đông (Chi Cục trưởng Chi cục DTNN khu vực Kiến Hải); Phạm Ngọc Nam (Chi Cục trưởng Chi cục DTNN huyện Hưng Hà). Được biết, quá trình thực thi nhiệm vụ được giao, các bị can đã lập khống, kê khống hồ sơ, hóa đơn, chứng từ…, gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
Thủ đoạn khiến người dân mất nhà của Phó Chi cục Thi hành án dân sự Đà Lạt
Phó Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt bị điều tra vì sai phạm trong kê biên căn nhà của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Bình và căn nhà của vợ chồng bà Văn Thị Phương Dung ở TP Đà Lạt.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh bắt bị can Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Cơ quan chức năng xác định, ông Thiện với nhiệm vụ chấp hành viên đã lợi dụng chức vụ khi thi hành án để kê biên căn nhà khiến người bị kê biên thiệt hại.
Video đang HOT
Đã nộp tiền thi hành án vẫn bị đấu giá nhà
Cụ thể, vợ chồng ông Bùi Xuân Bình và Đỗ Thị Vân Hồng ngụ TP Đà Lạt phải thi hành 8 quyết định thi hành án với số tiền hơn 318 triệu đồng.
Nguyễn Ngọc Thiện - Phó Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt bị bắt giữ. Ảnh: CTV
Ngày 18-8-2009, Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản là căn nhà 21A Nguyễn Trung Trực của vợ chồng bà Hồng. Đến ngày 11-5-2018, cơ quan này mới thông báo việc xử lý kê biên căn nhà ở 21A Nguyễn Trung Trực và ấn định ngày đấu giá là 14-6-2019.
Nhận được thông báo, trong các ngày 15,16 và 17-5-2019, bà Hồng liên tục mang số tiền phải thi hành án và cả tiền lãi phát sinh đến Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt để nộp nhưng chấp hành viên Nguyễn Ngọc Thiện không nhận. Đến ngày 22-5-2019, ông Thiện mới chịu nhận số tiền gốc và án phí hơn 318 triệu đồng, phần lãi phát sinh ông Thiện từ chối nhận.
Ông Thiện nại ra nhiều lý do để không nhận khoản tiền lãi của người bị thi hành án khiến thời hạn thi hành kéo dài rồi đột ngột thông báo cho người bị thi hành án là căn nhà của họ đã được đấu giá thành công.
Trong vụ án vừa bị khởi tố, ông Thiện đã cho đấu giá căn nhà trị giá hơn 3,5 tỉ của ông Nguyễn Xuân Bình chỉ 1,5 tỉ đồng. Việc làm này gây thiệt hại cho người bị thi hành án.
Nợ 1,3 tỉ nhưng kê biên căn nhà hàng chục tỉ
Ngày 25-11-2011, TAND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định buộc bà Văn Thị Phương Dung ngụ số 1 Nguyễn Khuyến, phường 5 (Đà Lạt) cùng người chồng đã mất phải thi hành án khoản nợ hơn 1,3 tỉ đồng cho ông Đào Hoàng Đức (TP.HCM).
Ngày 3-5-2012, chấp hành viên Cao Thị Thanh Thủy - Chi cục Thi hành hành án Dân sự TP Đà Lạt ban hành quyết định cưỡng chế kê biên nhà đất số 1C đường Nguyễn Khuyến của bà Dung nhưng khối tài sản này đang thế chấp ngân hàng nên bà Dung giới thiệu tài sản khác ở phường 8 (Đà Lạt) và hơn 2.750 m2 đất ở huyện Đức Trọng có giá trị cao hơn nhiều lần số tiền phải thi hành án.
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đọc lệnh khởi tố ông Thiện. Ảnh CTV
Tuy nhiên bà Thủy không chấp nhận, kiên quyết kê biên khối tài sản hơn 10,5 tỉ đồng là căn nhà bà Dung đang sinh sống ở số 1 đường Nguyễn Khuyến.
Bà Dung có đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên và ông Thiện là người được giao thụ lý thay bà Thủy.
Tuy nhiên, ông Thiện cũng bác tất cả những tài sản mà bà Dung có chứng thư định giá tài sản, quyết định tổ chức cưỡng chế kê biên căn nhà số 1 đường Nguyễn Khuyến.
Ngày 8-8-2016, ông Nguyễn Văn Quý (huyện Đức Trọng) đấu giá trúng với giá hơn 6,3 tỉ đồng. Theo định giá, tài sản này gồm: khối nhà chính, khối nhà kho, nhà để xe, nhà xưởng, các công trình xây dựng khác và 203,6 m2 đất chưa được cấp sổ đỏ có giá trị hơn 10,5 tỉ đồng.
Ngày 10-8-2017, Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt tổ chức cưỡng chế giao khối nhà chính (là căn biệt thự) tại số 1 Nguyễn Khuyến cho ông Quý.
Không chấp nhận việc cưỡng chế, bà Dung và người liên quan liên tục gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới nhiều cơ quan nhà nước, đề nghị ngừng việc cưỡng chế giao tài sản nói trên.
Ông Thiện bị xác định vi phạm luật thi hành án dân sự, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Ảnh: CTV
Công an TP Đà Lạt vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung đơn tố cáo của vợ chồng bà Dung.
Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Lạt nhận thấy chấp hành viên Cao Thị Thanh Thủy đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về THADS, trong đó việc ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của bà Dung không đúng quy định.
Đến ngày 25-10-2019, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã thụ lý vụ vụ việc và xác định bà Cao Thị Thanh Thủy và ông Nguyễn Ngọc Thiện đã vi phạm Luật thi hành án dân sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của bà Dung.
Hiện, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Điều tra bổ sung vụ tham ô gần 13 tỷ đồng tại Quỹ tín dụng Tây Lộc, Huế Huỳnh Trọng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng Tây Lộc (TP Huế, Thừa Thiên-Huế) đã lập khống 124 hồ sơ và thu quỹ hàng trăm hợp đồng tín dụng (HĐTD) rồi chiếm đoạt của Nhà nước gần 13 tỷ đồng. Điều đáng nói, trong số hàng trăm hồ sơ lập khống, có trường...