Khởi tố điều tra một doanh nghiệp buôn lậu có hành vi xóa dấu vết
Sau khi 8 container hàng điện lạnh, điện tử đã qua sử dụng nhập khẩu về cảng Cát Lái bị cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ, mặc dù không xuất hiện, nhưng DN đã có hành vi xóa dấu vết nhằm trốn tránh trách nhiệm.
Hàng điện lạnh đã qua sử dụng bị Hải quan TP.HCM bắt giữ tại cảng Cát Lái. Ảnh: T.H.
8 container hàng cấm “đội lốt” rổ nhựa
Sau hơn một năm mở rộng điều tra, làm rõ việc nhập lậu 8 container hàng cấm, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa khởi tố hình sự tội “ Buôn lậu” xảy ra tại cảng Cát Lái, liên quan đến Công ty TNHH TM DV Vận tải Giao nhận hàng hóa XNK Trí Nguyễn (Công ty Trí Nguyễn- địa chỉ tại số 3/4 Phan Văn Sử, quận Tân Bình, TP.HCM). Lần theo hồ sơ vụ việc cho thấy, thủ đoạn nhập lậu hàng hóa của Công ty Trí Nguyễn rất tinh vi.
Ngày 2/6/2017, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 ban hành quyết định khám xét và phối hợp với các lực lượng kiểm tra 2 container hàng nhập khẩu khai báo là rổ nhựa của Công ty Trí Nguyễn. Kết quả, phát hiện trong 2 container hàng này không có mặt hàng nhựa như khai báo của DN, toàn bộ hàng hóa chứa trong container là máy lạnh, tủ lạnh, nồi cơm điện… đã qua sử dụng.
Từ 2 container hàng cấm bị phát hiện nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 và Đội Kiểm soát Hải quan – Cục Hải quan TP.HCM tiếp tục rà soát phát hiện thêm 6 container hàng của DN này đã cập cảng Cát Lái, hàng hóa đều thể hiện là mặt hàng rổ nhựa.
Theo lãnh đạo Tổ Kiểm soát Hải quan- Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, 8 container hàng này được nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam khai báo là rổ nhựa. Khám xét các lô hàng này, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện toàn bộ hàng hóa chứa trong 8 container là hàng cấm nhập khẩu, gồm máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò nước, máy tính xách tay…. đã qua sử dụng- nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ. Trị giá hàng vi phạm trên 13,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để phát hiện được các container hàng cấm nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã nghiên cứu hồ sơ lô hàng, phát hiện lô hàng này được các đối tượng chuyển lòng vòng qua nhiều nước trước khi đưa về Việt Nam nhằm đánh lạc hướng cơ quan chứa năng của Việt Nam. Cụ thể, lô hàng được chuyển từ Nhật Bản qua Thẩm Quyến- Trung Quốc, tiếp đó đến cảng tại Hồng Kông, rồi mới vận chuyển về cảng Cát Lái- TP.HCM. Tuy nhiên, thủ đoạn của lô hàng 8 container hàng cấm đội lốt rổ nhựa nhập khẩu đã bị phất hiện, ngăn chặn ngay tại cảng Cát Lái.
Doanh nghiệp không lộ diện, nhưng xóa dấu vết
Trong quá trình mở rộng điều tra, xác minh vụ việc, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phát hiện nhiều tình tiết bất thường trong hoạt động của Công ty Trí Nguyễn.
Trong suốt quá trình cơ quan Hải quan xác minh, khám xét lô hàng, mặc dù đại diện DN không lộ diện, nhưng lại có nhiều hành động nhằm xóa dấu vết liên quan đến 8 container hàng cấm nêu trên.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, mặc dù hồ sơ nhập khẩu 8 container hàng nêu trên đều thể hiện người nhận là Công ty Trí Nguyễn, nhưng đại diện hãng tàu và cơ quan Hải quan đều không liên lạc được với công ty này. Xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh là nhà dân sinh sống, không có DN nào hoạt động.
Công ty Trí Nguyễn đăng ký thành lập vào tháng 9/2016, có chủ sở hữu và người đại diện pháp luật là Nguyễn Minh Trí, sinh năm 1993, ngụ tại Bình Phước. Tuy nhiên, làm việc với cơ quan Hải quan ông Trí cho biết, bản thân ông đi làm thuê, ông không thành lập DN nào, cũng chưa từng nghe đến Công ty Trí Nguyễn. Cũng không ai liên hệ với ông để thành lập hay thuê ông làm giám đốc DN này. Có một tình tiết đó là ông có đánh mất CMND, nhiều khả năng, đối tượng đã nhặt được và sử dụng để thành lập Công ty Trí Nguyễn.
Xác minh tại cơ quan Thuế được biết, ngày 12/4/2017, Chi cục Thuế quận Tân Bình ra thông báo doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký với cơ quan Thuế, nhưng đến ngày 29/5/2017, Công ty Trí Nguyễn lại gửi công văn cho Chi cục Thuế Tân Bình đề nghị khôi phục lại mã số thuế để tiếp tục hoạt động. Ngày 8/6/2017, Chi cục thuế đã khôi phục mã số thuế theo yêu cầu của DN. Nhưng từ đó đến thời điểm vi phạm, Công ty Trí Nguyễn không phát sinh doanh thu và không nợ thuế.
Sau khi lô hàng cấm nêu trên bị phát hiện tại cảng Cát Lái, ngày 10/7/2017, Công ty Trí Nguyễn làm thủ tục đăng ký lần 2 thay đổi chủ sở hữu là Nguyễn Việt Hoàng. Với thông tin điều tra này, lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 cho rằng, công ty thay đổi pháp nhân nhằm trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời xin điều chỉnh container hàng vi phạm đã khám xét qua loại hình hàng quá cảnh để né chính sách mặt hàng. Những hành vi trên cho thấy, Công ty Trí Nguyễn có hành vi cố tình nhập khẩu hàng cấm. Công ty đã lợi dụng kẽ hở trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng như việc sửa đổi điều chỉnh các thông tin trên giấy phép không cần xác thực của cơ quan cấp phép để thay đổi, xóa dấu vết sau khi đưa về cảng Cát Lái một lượng lớn hàng điện lạnh, điện tử đã qua sử dụng, có trị giá rất lớn.
Sau khi khởi tố vụ án hình sự, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 bàn giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM điều tra, truy tìm chủ đích thực núp bóng nhập lậu số hàng cấm nêu trên.
Lê Thu
Theo baohaiquan
Nghi buôn lậu, 2 cán bộ hải quan TP.HCM bị bắt
Việt và Thành bị cho là "làm ngơ" để hàng chục container hàng lậu đứng tên xe ôm, bà bán bún... thông quan trót lọt.
Công an TP.HCM ngày 10.10 bắt giam Mai Phước Việt và Lê Bảo Thành - cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV4 về hành vi Buôn lậu.
Hai cán bộ hải quan bị khởi tố. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phát hiện lô hàng trong container xuất khẩu phi mậu dịch có nghi vấn.
Hàng được khai báo là 23 tấn kệ sắt công nghiệp mới 100% (thuế suất 0%), hạ tại cảng ICD Transimex để mở tờ khai hải quan, sau đó chuyển qua cảng Cát Lái để xuất khẩu đi Hàn Quốc.
Chủ hàng được triệu tập nhưng không có mặt. Khám xét bên trong, nhà chức trách ghi nhận có hơn 22 tấn đồng phế liệu (thuế suất lên tới 22%), có giá trị khoảng 1,8 tỷ đồng.
Người đứng tên lô hàng từng mở 13 tờ khai hải quan khác, cho các mặt hàng "trục máy cán thép và kệ công nghiệp bằng sắt - thuế suất 0%". Tất cả đều làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 và đã xuất khẩu thành công.
Xác định hai công chức hải quan kiểm hóa và ký thông quan những tờ khai này là Việt và Thành, Cục điều tra chống buôn lậu khởi tố vụ án và vụ việc được chuyển sang Công an TP.HCM.
Làm việc với cơ quan điều tra, người đàn ông đứng tên các lô hàng xuất khẩu khai "là xe ôm" và hoàn toàn không biết những lô hàng kia. Kết quả giám định chữ ký và chữ viết trên 14 tờ khai hải quan cho thấy không phải do ông này thực hiện.
Tương tự, tháng 4.2016, Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện lô hàng hơn 25 tấn đồng phế liệu được thông quan với thuế 0%. Chủ hàng là bà chủ quán bún bò và không biết vì sao mình là chủ lô hàng này. Ngoài ra, 6 lô hàng trước đó cũng do bà này đứng tên và đã xuất khẩu trót lọt.
Theo cơ quan điều tra, toàn bộ 21 lô hàng lậu đều do Việt và Thành kiểm tra thực tế. Dù hàng hóa không đúng như tờ khai nhưng họ vẫn xác nhận và ký cho thông quan.
Hai cán bộ hải quan này bị tình nghi thông đồng với các tổ chức buôn lậu. Tuy nhiên, bước đầu điều tra Việt và Thành đều không thừa nhận, khai quanh co, nhiều mâu thuẫn.
Cảnh sát cũng tình nghi còn nhiều người liên quan đến đường dây buôn lậu này. Vụ án đang được mở rộng điều tra.
Theo Quốc Thắng (VNE)
Khởi tố vụ án vận chuyển trái phép gần 1,4 tấn ngà voi Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (thuộc Cục Hải quan TP.HCM) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép 1,4 tấn ngà voi tại cảng Cát Lái. Ngà voi nhập từ châu Phi về Việt Nam bị bắt giữ. ẢNH: CÔNG NGUYÊN Chiều 6.10, Chi cục Hải quan cửa khẩu...