Khơi thông thị trường xe gắn máy cũ
Tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cộng với thủ tục sang tên, đổi chủ còn mất nhiều thời gian đã làm cho thị trường xe gắn máy cũ tại TP Hồ Chí Minh vào dịp cuối năm gần như đóng băng.
Khách mua vắng vẻ tại các cửa hàng bán xe gắn máy trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận).
ìu hiu người mua
Tại TP Hồ Chí Minh, người cần xe gắn máy hạng sang thường tìm đến khu Gia Long (đường Lý Tự Trọng, quận 1), còn xe gắn máy có giá trung bình và xe cũ thường được mua bán, trao đổi ở trục đường Phan ăng Lưu – Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận), khu Lũy Bán Bích (quận Tân Phú), khu Bà iểm (huyện Hóc Môn)… Khác với thời điểm cuối năm của những năm trước, khi thị trường xe gắn máy cũ nhộn nhịp, năm nay, mặc dù các cửa hàng đã giảm giá mạnh nhưng lượng xe bán ra cũng chưa bằng 50% so với năm trước. Theo một chủ cửa hàng bán xe gắn máy ở đường Phan ăng Lưu, từ giữa tháng 11/2012 (thời điểm có quy định mức phạt sang tên, đổi chủ), phần lớn các cửa hàng đều không bán được xe. ến nay, dù quy định “chính chủ” đã bớt “ nóng” nhưng lượng tiêu thụ xe cũng giảm mạnh so với cùng thời điểm của năm 2011.
Anh Phan Tấn, chủ một cửa hàng xe gắn máy ở khu Lũy Bán Bích, than thở, lượng xe bán ra giảm mạnh, giảm hơn 50% so với năm trước. Một chủ cửa hàng khác bộc bạch: “Tình hình kinh tế đã khó khăn, lại có những thay đổi chính sách, đã tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh. Giờ đây bọn em mong bán hàng cho nhanh, tồn vốn lâu là chết, cho nên cũng giảm giá mạnh để mong có người mua”.
Phần lớn chủ cửa hàng bán xe tại khu Phan ăng Lưu – Hoàng Văn Thụ và khu Lũy Bán Bích đều cho rằng, quy định “chính chủ” đã làm đóng băng thị trường mua bán xe gắn máy cũ, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua xe mới để tránh phiền phức. Với những người có hộ khẩu ở thành phố, việc mua xe được dễ dàng hơn, nhưng người ở tỉnh sẽ gặp khó khăn khi mất nhiều thời gian nghỉ việc để về quê, đợi chờ làm giấy tờ đứng tên. Theo các chủ cửa hàng, quy định “chính chủ” nói là cảnh sát giao thông không kiểm tra nhưng cũng chưa có văn bản nào bãi bỏ Nghị định 71/2012/N-CP hay có điều chỉnh gì mang tính thuận lợi cho người dân mua bán xe cũ. Người dân thì không rõ, cứ nghe sang tên, đổi chủ là thấy phiền rồi. Bên cạnh đó, các cửa hàng bán xe cũng cho rằng, việc sang tên, đổi chủ còn khá bất cập và “có vấn đề”. Nếu người mua tự đi làm thủ tục sang tên, đổi chủ thì sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nhưng nếu để cửa hàng làm thì chi phí thường mất gấp đôi so với bình thường.
“Né thuế” bằng giấy ủy quyền
Video đang HOT
Trước tình hình buôn bán ế ẩm nêu trên, các cửa hàng bán xe gắn máy cũ đã áp dụng hình thức mua bán xe nhưng làm giấy ủy quyền công chứng nhằm lách Nghị định 71/2012/N-CP. Thông thường, khi mua xe gắn máy cũ, người mua sẽ trả phí công chứng mua bán và đóng tiền thuế trước bạ 2% trên giá trị xe rồi thực hiện thủ tục sang tên. Còn hiện nay, để tránh khoản thuế này, phần lớn các cửa hàng sẽ làm giấy ủy quyền công chứng, trong đó có điều khoản cho phép người mua được toàn quyền bán lại xe. ưa ra tờ hợp đồng ủy quyền 5 năm đã được Phòng Công chứng Bà iểm (huyện Hóc Môn) đóng dấu, anh Chánh, một nhân viên bán xe gắn máy cũ ở khu vực Bà iểm nói: “ó, anh xem trong thời gian anh chưa sang tên thì anh cầm hợp đồng công chứng như vậy đã chứng minh mình là chủ thật sự của xe rồi”. Còn một chủ cửa hàng bán xe máy cũ tại khu Lũy Bán Bích tiết lộ: “Giờ bọn tui lách luật bằng cách làm giấy ủy quyền 10 năm. Theo đó, người mua xe có toàn quyền bán lại xe. Khi nào có người khác mua lại nữa, người mua thứ nhất trực tiếp đứng ra bán. Lúc đó, nếu họ muốn sang tên, họ có thể rút hồ sơ về để làm thủ tục rồi mới phải đóng thuế. Còn không, người mua cầm giấy chứng nhận đăng ký xe, cùng giấy ủy quyền rồi sử dụng xe luôn”.
Còn với những chiếc xe gắn máy cũ, có giá dưới 10 triệu đồng/xe thì gần như các cửa hàng đều chỉ làm giấy mua bán tay. Khi đó, người mua cầm giấy chứng nhận đăng ký chạy xe chứ không làm giấy mua bán qua công chứng hay sang tên. Các chủ cửa hàng cho rằng, cửa hàng đưa giấy chứng nhận đăng ký xe, làm giấy bán xe viết tay để bảo đảm không phải xe gian, người mua cầm giấy chứng nhận đăng ký xe là chạy được rồi. Nhiều cửa hàng cũng cho rằng, với những loại xe cũ có giá từ 3 đến 4 triệu đồng/xe mà thực hiện sang tên, đổi chủ là không thật sự phù hợp với cả người mua lẫn người bán, vì khi đi lại làm thủ tục, chi phí bỏ ra sẽ rất lớn so với giá trị chiếc xe. Theo khảo sát của phóng viên, phần lớn các cửa hàng bán xe gắn máy cũ đều có xu hướng bán xe dưới hình thức mua bán kèm ủy quyền công chứng. Thông qua cách làm này, các cửa hàng cũng chủ động bán xe ra, tránh phải tìm gặp chủ đứng tên xe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý, làm hợp đồng ủy quyền công chứng khi mua xe gắn máy cũ thực chất là “lách luật” nhằm trốn thuế. Vì khi có hợp đồng này trong tay, người mua có toàn quyền sử dụng, cho, tặng đối với chiếc xe mà chỉ mất hơn 100 nghìn đồng phí công chứng. Do vậy, giới kinh doanh xe gắn máy cho rằng cần có những quy định thật đơn giản, cùng với mức thuế phù hợp để giúp người dân thoải mái khi chuyển quyền sở hữu xe, từ đó ngân sách Nhà nước cũng được bổ sung.
Theo Nhân Dân
Dịch vụ tìm chủ xe để sang tên
Sau khi nghị định 71 về xử phạt xe không chính chủ ra đời, tại nhiều tỉnh thành đã xuất hiện một dịch vụ mới: truy tìm chủ xe máy, ôtô để làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
Một nhân viên dịch vụ truy tìm chủ xe hướng dẫn khách kiểm tra số khung, số máy (Ảnh: Q.Quý)
Trưa 22/11, chúng tôi gặp ông Mười, ngụ khu ngã tư Gò Mây (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM), chuyên đảm nhận dịch vụ tìm kiếm chủ xe máy các loại. Sau khi xem qua thông tin trên cà vẹt (giấy đăng ký xe), ông này khẳng định: "Truy tìm nguồn gốc, chủ chiếc xe này thì đơn giản thôi vì có cà vẹt thật và địa chỉ khá đầy đủ".
"Trọn gói"
Theo ông Mười, do nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM đã thay đổi tên cũng như số nhà, hoặc nhiều trường hợp rủi ro như chủ xe đã chết hoặc bán nhà đi nơi khác... nên để gặp được chủ xe, ông sẽ cho các cộng sự đi khảo sát trước một vòng tìm địa chỉ ghi trên cà vẹt. Sau đó, ông sẽ đích thân tiếp cận và tìm gặp chủ xe.
"Khi gặp chủ xe, mình phải biết cách nói chuyện thật khéo để thuyết phục người ta đồng ý làm thủ tục sang tên xe cũ. Trong trường hợp chủ xe không chịu nhận xe hoặc không hợp tác thì phải cho họ ít tiền bồi dưỡng. Coi như tiền cà phê cà pháo thay cho một ngày công lao động của họ" - ông Mười nói.
"Phải xem cà vẹt mới nói giá được, như cà vẹt này địa chỉ ở trung tâm TP, tui chỉ lấy tiền công 1 triệu đồng. Phí trên chưa gồm phí công chứng mua bán" - ông nói. Theo đó, số tiền ứng trước là 500.000 đồng, số tiền còn lại (tức 50%) sẽ đưa vào ngày chủ xe ra phòng công chứng làm thủ tục. "Dễ thì khoảng 1-2 ngày là có kết quả, còn khó thì khoảng một tuần" - ông này nhẩm tính.
Ông Huân - một khách hàng của ông Mười, ngụ đường Độc Lập, Q.Tân Phú - cho biết chiếc xe Yamaha của ông mua lại từ một cửa hàng bán xe. Trước đây, ông có nhờ cửa hàng làm thủ tục công chứng mua bán, sang tên nhưng chủ cửa hàng nói chưa tìm được người đứng tên trong cà vẹt. "Do không rành thủ tục pháp lý cũng như không có thời gian đi tìm nên tui nhờ dịch vụ tìm giùm. Với lại như tính của tui, có tìm được chủ xe cũng không mạnh dạn ăn nói, thương lượng với họ được nên chịu bỏ ít tiền cho người ta lo giúp" - ông Huân nói.
Từ ngày nghị định 71 của Chính phủ có hiệu lực, nhiều tài xế xe ôm, nhiều điểm mua bán xe máy cũ kiêm thêm dịch vụ "truy tìm" chủ xe cũ cho những người có nhu cầu. Nhiều người in cả danh thiếp, số điện thoại, rao quảng cáo dịch vụ này khá xôm tụ trên mạng.
Ông Thanh (ngụ đường D2, Q.Bình Thạnh) kể ông vừa mua chiếc Exciter chưa tròn một tháng thì nghị định 71 có hiệu lực. Xe mang biển số tỉnh Bình Thuận nhưng mua ở một cửa hàng bán xe đã qua sử dụng trên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú). Xem thông tin thấy mức xử phạt tăng hơn trước mấy lần nên ông phải gấp rút tìm chủ cũ sang tên để an tâm. Do vậy, ông Thanh phải nhờ đến dịch vụ "săn tìm" chủ xe.
Trưa 22/11, xem qua giấy tờ xe của ông Thanh, ông Thắng - một đầu mối dịch vụ chuyên nhận truy tìm "chính chủ" - chắc giá phí là 5 triệu đồng. Ông Thắng khẳng định trong vòng mười ngày, khách hàng sẽ lấy được hồ sơ gốc đem về Đắk Nông (nơi đăng ký hộ khẩu của ông Thanh) làm biển số mới, chỉ cần đóng thêm thuế trước bạ.
Theo đó, ông Thanh sẽ đưa cho ông Thắng chứng minh nhân dân, hộ khẩu photo, cà vẹt xe... Sau đó, ông này về Bình Thuận xác minh chủ xe là ai cũng như gặp cơ quan công an hỏi về tình trạng chiếc xe này như thế nào và làm thủ tục rút hồ sơ. Ông Thắng khoe ông quen nhiều người làm nhiều ngành nghề khác nhau tại các tỉnh thành nên việc tìm ra địa chỉ của một chủ xe không khó. Để khách yên tâm, ông Thắng viết giấy tay cam kết chỉ nhận tiền khi trả hồ sơ cho khách.
Cũng theo lời ông này, hơn một tuần nay rất nhiều khách hàng liên hệ với ông để rút hồ sơ gốc của xe về tỉnh. Ông vừa tìm chủ của xe SH biển số TP.HCM cho một khách hàng tận tỉnh Hải Dương với giá bao trọn gói 8 triệu đồng (tìm chủ xe, sang tên đổi chủ).
Hợp tác xã cũng... vào cuộc
Tại Hà Nội, hiện có cả một số công ty, hợp tác xã... nhận làm dịch vụ "truy tìm" chủ ôtô, xe máy. Ông Lưu Văn Sáng, phụ trách dịch vụ tìm kiếm chủ xe của một hợp tác xã ở Q.Cầu Giấy, cho biết mỗi ngày có 30-40 cuộc điện thoại hỏi thông tin, đề nghị tư vấn liên quan đến dịch vụ trên.
"Chúng tôi đã tiếp nhận một số yêu cầu nhưng đang trong quá trình điều tra, xác minh" - ông Sáng nói. Theo ông, giá tìm một chủ ôtô từ 1,2-1,5 triệu đồng. Đối với chủ xe máy, giá từ 1-1,2 triệu đồng. Mức giá trên dao động tùy thuộc vào khoảng cách xa, gần với trung tâm Hà Nội. Dịch vụ này còn nhận hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ để làm thủ tục đăng ký sang tên cũng như nhận ủy thác làm thủ tục đăng ký, sang tên, di chuyển xe.
"Nhiều khó khăn cho người tự đi tìm chủ xe như địa chỉ chung chung, địa chỉ đã thay đổi, chủ xe không có mặt tại địa chỉ... Và họ còn có thể gặp khó khăn trong việc tra cứu tàng thư đăng ký phương tiện giao thông, tra cứu tàng thư chứng minh nhân dân, tra cứu sổ đăng ký thường trú... Còn chúng tôi có thể giải quyết được những khúc mắc này" - ông Sáng nói.
Từ thông tin trên website www.timchuxe..., chúng tôi liên lạc với bà Thúy Anh, đại diện của một công ty ở Hà Nội vừa có dịch vụ hỗ trợ tìm chủ xe. Bà Anh cho biết khách hàng có nhu cầu tìm chủ xe sẽ gửi qua email bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu, ảnh chụp cà vẹt xe, ảnh của khách hàng bên chiếc xe. Những thông tin trên sẽ được bảo mật. Sau đó, tùy vào nhu cầu tìm kiếm nhanh hay chậm, nhân viên kinh doanh của dịch vụ sẽ đi xác minh tìm chủ xe.
"Hiện chúng tôi đã tìm được một số chủ xe và tiếp nhận nhiều yêu cầu tìm chủ xe mới. Tùy vào yêu cầu cụ thể của khách mà chi phí từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng" - bà Anh nói.
Theo Ngọc Khải - Quang Quý
Tuổi trẻ
Ô tô, xe máy tiêu thụ vẫn khó khăn Hiện tại, các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam... sản phẩm tồn kho vẫn lớn. Hàng loạt đại lý kinh doanh vẫn tràn ngập sản phẩm do sức mua hạn chế. Nhu cầu mua xe máy của người tiêu dùng xuống thấp khiến cho tiêu thụ gặp khó khăn, lượng tồn kho tăng cao...