Khởi sắc trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer
Tỉnh Bạc Liêu là địa phương có khá đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nhờ những chính sách ưu đãi đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đời sống đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Bạc Liêu ngày càng phát triển, từng bước được khởi sắc hơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy, cho biết: Tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 17.000 hộ với hơn 74.000 nhân khẩu là người dân tộc Khmer, chiếm 7,5% dân số trong tỉnh.
Thời gian qua, những chủ trương, chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu và các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, chặt chẽ và phát huy hiệu quả.
Riêng năm 2020, từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương, tỉnh đã đầu tư hơn 22 tỷ đồng vào xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Khmer.
Cùng với các nguồn vốn ưu đãi khác như hỗ trợ nước sạch sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề theo quyết định số 2085 của Thủ tướng Chính phủ… đã giúp cho hàng ngàn hộ đồng bào Khmer phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đến nay, cuộc sống của đồng bào Khmer trong tỉnh có những đổi thay đáng kể, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần (còn 0,47%), số khá giàu tăng theo từng năm. Năm 2020, có 359/548 hộ là người Khmer được công nhận thoát nghèo.
Thượng tọa Tăng Sa Vong, trụ trì chùa Cái Giá ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi dạy chữ cho học sinh dân tộc Khmer. Ảnh: Trọng Duy
Như gia đình anh Lâm Minh Chiến (ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) vì ít đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên suốt thời gian dài rơi vào cảnh nghèo túng, nhà ở tạm bợ. Được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện để sản xuất và hỗ trợ xây dựng nhà nên gia đình anh đã thoát được cảnh nghèo.
Video đang HOT
Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Tiến Lâm Quốc Tuấn, chia sẻ: Thời gian qua, đồng bào Khmer trong tỉnh Bạc Liêu còn được ưu tiên chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, được vay vốn ưu đãi, kéo điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Nhờ thụ hưởng các chính sách, nhiều hộ đã áp dụng nhiều mô hình liên kết sản xuất cho hiệu quả kinh tế khá cao. Điển hình như mô hình liên kết sản xuất của Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Tiến, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh lợi) có 80/90 thành viên là người dân tộc Khmer. Đây là đơn vị điển hình trong sản xuất hiệu quả, mang lại cuộc sống ổn định cho các thành viên.
Từ chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế hộ, nhiều hộ dân tộc Khmer đã tự lực vươn lên theo cách nghĩ, cách làm của riêng mình. Anh Lâm Văn Linh (ngụ Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi tôm từ năm 2003. Đến nay, anh Linh đã mở rộng sản xuất lên đến 13 ha với 54 hồ nuôi. Anh Linh được nhiều người biết đến không chỉ vì thành công trong làm kinh tế, mà còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong khu vực.
Thiếu tướng Lê Tấn Tới – Thứ trưởng Bộ Công an, tặng quà, chúc Tết 2021 cho Thượng tọa Tăng Sa Vong – Trụ trì chùa Cái Giá Chót, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu.
Thượng tọa Tăng Sa Vong – Trụ trì chùa Cái Giá Chót, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm.
Tất cả 22 chùa Khmer trong tỉnh được chính quyền, mặt trận đoàn thể các cấp quan tâm tạo điều kiện tốt để các vị sư và đồng bào phật tử người dân tộc Khmer thực hiện các nghi thức tín ngưỡng truyền thống..
Tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua sắm nhạc cụ ngũ âm, đóng mới và sữa chữa ghe ngo, đầu tư lò hỏa táng và xây dựng chánh điện cho các chùa Khmer. Đặc biệt, những ngôi chùa, các Sa la ten trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer được hỗ trợ sinh hoạt, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc
Bác sĩ Chiêm Thị Kim Yến (từng là cựu học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, được tạo điều kiện học đại học, hiện làm ở Trung tâm Y tế thành phố Bạc Liêu), cho rằng: Công tác đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho con em đồng bào Khmer được các cấp, các ngành chú trọng.
Việc dạy song ngữ tại các trường có đông con em đồng bào Khmer sinh sống được quan tâm, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp cuối cấp cho con em đồng bào tại trường THPT Dân tộc nội trú.
Đồng thời làm tốt công tác cử tuyển và hỗ trợ học phí, bố trí việc làm cho con em đồng bào sau khi tốt nghiệp. Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức là người Khmer đang công tác tại các cơ quan, đơn vị.
Anh Lâm Văn Linh (ngụ Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) được nhiều người biết đến trong làm kinh tế, mà còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong khu vực.
Ông Thạch Hương (người có uy tín trong đồng bào dân tộc, ngụ tại Phường 7, TP. Bạc Liêu), cũng cho biết: Ngoài sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể, những nét khởi sắc trong đời sống của đồng bào Khmer còn có sự đóng góp tích cực của những người có uy tín, Tổ trưởng các Tổ tự quản dòng tộc trong đồng bào dân tộc Khmer.
Họ là những hạt nhân góp phần lan tỏa các phong trào thi đua, là những cánh tay nối dài của Đảng và Nhà nước, sát cánh cùng đồng bào dân tộc trong lao động sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
“Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết ại hội XIII của ảng và ại hội ảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HND, UBND tỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh; nhất là việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.
Đặc biệt, phát huy những thành quả đạt được, các chủ trương, chính sách dành cho đồng bào dân tộc Khmer vẫn đang được các ngành, các cấp triển khai thực hiện” – Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu Trịnh Thanh Phong cho biết..
Làm đường tránh để đưa thiết bị siêu trường, siêu trọng vào dự án điện gió
Tỉnh Bạc Liêu đã họp và thống nhất phương án xây dựng tuyến đường tránh để vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phục các dự án điện gió.
Chủ tịch UBNd tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin về việc giải quyết khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ các dự án điện gió trên địa bàn.
Liên quan đến việc giải quyết khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ một số dự án điện gió trên địa bàn, tại cuộc họp giao ban báo chí quý 1/2021 diễn ra sáng 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, tỉnh đã thống nhất phương án vận chuyển loại thiết bị này.
Theo ông Thiều, hiện tại, các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không đáp ứng được việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng, nên UBND tỉnh và nhà đầu tư đã thống nhất chọn phương án 1 (trước đó, nhà đầu tư đưa ra 3 phương án để khảo sát).
"Để vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng từ Cái Cùng đến bãi tập kết (rộng khoảng hơn 20ha), quãng đường di chuyển khoảng 5km. Như vậy, nhà đầu tư sẽ làm một tuyến đường tránh (cặp tuyến đường đê biển)", ông Thiều thông tin và cho biết thêm, hiện tại, UBND tỉnh đã giao cho Sở NN&PTNT phối hợp cùng đơn vị có liên quan cùng nhà đầu tư và địa khẩn trương triển khai làm tuyến đường tránh này.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, các dự án điện gió trên địa bàn đều đang khẩn trương thi công đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, có 2 dự án đang gặp khó khăn về việc vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
Cụ thể, 2 dự án gồm: Nhà máy Điện gió KoSy - Bạc Liêu giai đoạn 1 (thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), do Công ty cổ phần Điện gió KoSy - Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 1.598 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 - giai đoạn 1 (thuộc các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình), do Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.
Theo Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu, do cơ sở hạ tầng của tỉnh này còn hạn chế, thực tế tuyến Giồng Nhãn - Gành Hào tải trọng đường chỉ thiết kế 10 tấn, còn cầu tối đa là 30 tấn, nhưng kiến nghị vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng tối thiểu là 60 tấn và tối đa là 160 tấn, thì không thể nào đáp ứng được.
Tăng cường công các phối hợp, tuần tra, kiểm soát vũ trang góp phần phòng ngừa tội phạm Chiều nay (24/3), Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2020 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021. Trong...