Khối nợ toàn cầu phình to
Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 19/12, cảnh báo khối nợ tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang tăng nhanh và lớn hơn bất kỳ giai đoạn nào trong năm thập kỷ qua.
Theo báo cáo của WB, tình trạng trên có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng khác và nếu vỡ nợ xảy ra, tình hình sẽ diễn biến trầm trọng hơn khi các công ty tư nhân bị nhấn chìm giữa lúc kinh tế tăng trưởng chậm chạp.
WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo về tình trạng gia tăng nợ toàn cầu trong nhiều năm, nhưng báo cáo mới đây thậm chí còn đưa ra nhận định bi quan hơn và kêu gọi các chính phủ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khủng hoảng nợ.
Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva, ngày 19/12 nhận định các quốc gia đang phát triển ở châu Phi cần đạt được sự cân bằng hợp lý giữa phát triển tài chính và quản lý nợ.
IMF ước tính tổng nợ toàn cầu đã tăng lên tới 188.000 tỷ USD tính đến cuối năm 2018, tương đương gần 230% GDP của thế giới. Trong khi đó, báo cáo của WB nhấn mạnh về đà tăng của khối nợ tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, với tốc độ nhanh nhất trong 50 năm qua.
Khối nợ khổng lồ này bao gồm nợ công của các chính phủ, nợ doanh nghiệp và nợ của các cá nhân, hộ gia đình. Theo hãng tin Bloomberg, một phần lớn trong “di sản” nợ nần này có nguồn gốc từ chương trình vay nợ của các nước nhằm vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
Video đang HOT
“Núi nợ” đã và đang tăng lên rất nhiều, không chỉ ở châu Á mà còn ở Mỹ và châu Âu. Tờ South China Morning Post (SCMP) nhận xét “các chính phủ đang ngày càng nghiện vay nhiều hơn, giống như khối doanh nghiệp và hộ gia đình (nhất là tại Trung Quốc)”. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm nay, nợ toàn cầu đã tăng thêm 7,5 nghìn tỉ USD, đưa tổng nợ toàn cầu chạm mốc kỷ lục 251 nghìn tỉ USD, theo Viện Tài chính quốc tế (IIF) tại Washington.
“Với việc không có tín hiệu giảm bớt, chúng tôi ước đoán tổng nợ toàn cầu sẽ vượt mốc 255 nghìn tỉ USD trong năm 2019 và động lực đáng kể nhất (dẫn tới tình trạng tăng nợ này – PV) là Mỹ và Trung Quốc” – báo cáo của IIF nêu.
Ở cấp độ quốc gia, các chính phủ cũng là những “con nợ” khủng. Nhật Bản đang có mức nợ công bằng 228% GDP, nợ công của Mỹ và Anh là 100% GDP, mức nợ công này cũng khá cao ở những nước khác như Ấn Độ, Pakistan và Malaysia.
Chính phủ mới đắc cử của Argentina gần đây đã cam kết sẽ tái đàm phán hạn mức tín dụng kỷ lục 56 tỉ USD với IMF, một việc gợi nhớ lại ký ức và tình trạng sụp đổ kinh tế và vỡ nợ của nước này năm 2001. Nhưng không chỉ Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và một số nước khác cũng đang có chung nỗi ám ảnh này.
Về nợ của doanh nghiệp, chỉ riêng các công ty Mỹ đã chiếm khoảng 70% trong tổng số các vụ doanh nghiệp vỡ nợ trong năm nay, ngay cả trong tình hình kinh tế Mỹ đang mở rộng ở mức kỷ lục. Tại Trung Quốc, theo SCMP, tổng nợ vay của khối doanh nghiệp đã bằng 155% GDP nước này, chỉ đứng sau Hong Kong (Trung Quốc) với tỉ lệ 224%.
Ở cấp độ hộ gia đình, Australia và Hàn Quốc là những quốc gia có mức nợ cấp độ này lớn nhất. Nợ gia đình ở Hàn Quốc đang bằng 94% GDP nước này, ở Anh tỉ lệ này là 84%, 74% ở Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc) là 74%, Thái Lan là 69% và Malaysia là 68%.
An Bình
Theo baochinhphu.vn
Những thách thức chờ đón tân Tổng Giám đốc IMF
Nhà kinh tế người Bulgaria Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 25/9 đã được phê chuẩn làm Tổng Giám đốc mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nhiệm kỳ của bà Georgieva tại IMF có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/10. Bà Georgieva là Tổng Giám đốc IMF đầu tiên đến từ các nền kinh tế mới nổi.
Bà Kristalina Georgieva phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở IMF tại Washington, DC., Mỹ, ngày 25/9/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Phát biểu trước báo giới, bà Georgieva khẳng định sẵn sàng bắt đầu công việc của mình.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quan sát, bà Georgieva sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức với tư cách là người đứng đầu IMF, bao gồm cả sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu trước những căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với mức nợ cao trong lịch sử.
Bà Georgieva (66 tuổi) thừa nhận tín hiệu cảnh báo đang được phát đi và IMF cần phải sẵn sàng để đối mặt với mọi thách thức.
Bà Georgieva nhấn mạnh ưu tiên của IMF là hỗ trợ các nước thành viên giảm thiểu các nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế và sẵn sàng đối phó nếu xảy ra suy thoái.
Bà cho rằng cần tập trung các các mục tiêu dài hạn hơn để xây dựng các nền kinh tế vững mạnh hơn và cải thiện cuộc sống của người dân trên toàn thế giới, với nền tảng là các chính sách tiền tệ, tài chính và cấu trúc vững mạnh.
Tân Tổng giám đốc IMF khẳng định thế giới cần phải giải quyết những thách thức mang tính dài hạn như bất bình đẳng, biến đổi khí hậu cũng như những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Giáo sư Eswar Prasad tại Đại học Cornell cho rằng trong vai trò mới, bà Georgieva cần phải củng cố vai trò của nền kinh tế thị trường mới nổi tại IMF, trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển vẫn chi phối mạnh mẽ các tổ chức tài chính quốc tế quan trọng.
Mặc dù Mỹ là cổ đông lớn nhất trong IMF, song quyền biểu quyết vẫn thấp hơn so với các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Theo truyền thống lâu nay, người châu Âu chỉ định Tổng giám đốc IMF, còn người Mỹ chỉ định chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB).
Với nguồn quỹ hơn 1.000 tỷ USD, IMF có nhiệm vụ củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế. Định chế tài chính đa phương quốc tế này đang tham gia vào một số chương trình cứu trợ lớn cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính, trong đó có Argentina và Pakistan./.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Món ngon dễ làm: Mướp đắng xào thịt bò, tráng miệng thạch xoài cốt dừa Khỏi phải vắt óc nghĩ "Món ngon dễ làm" với thực đơn nhiều món ngon lạ miệng gồm mướp đắng xào thịt bò, canh rau ngót nấu đầu tôm xay, nui nơ trộn thịt bò ngô ngọt đậu và thạch xoài cốt dừa. Thực đơn hôm nay gồm có: - Mướp đắng xào thịt bò - Nui nơ trộn thịt bò, ngô ngọt,...