Khối nợ gần 3.000 tỉ đồng của 4 doanh nghiệp “họ hàng”
Các doanh nghiệp này bao gồm: Cty TNHH Minh Khang Điền, Cty TNHH Điền Phát Land, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xích Lô Đỏ, Công ty TNHH Hướng Dương Holdings.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Theo thống kê của VietTimes, từ ngày 9/7 – 29/10/2020, nhóm doanh nghiệp này đã hút về tổng cộng 2.830 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.
Gần nhất, ngày 29/10/2020, Công ty TNHH Minh Khang Điền (Minh Khang Điền) đã phát hành được 572 tỉ đồng trái phiếu,kỳ hạn 5 năm, mã “MKD.H2025.001″. Thương vụ được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank – Mã CK: VBB).
Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 1-3, tờ bản đồ số 108 (theo tài liệu đo năm 2006), phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AO 770869 cấp ngày 20/1/2009 thuộc sở hữu của Công ty TNHH Hoa Lâm – Shangri – La 6.
Thống kê số trái phiếu phát hành trong năm 2020 của Minh Khang Điền, Điền Phát Land, Xích Lô Đỏ và Hướng Dương Holdings
Minh Khang Điền được thành lập từ ngày 16/8/2018, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 2 Thi Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM. Khi mới thành lập, công ty này có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, do ông Nguyễn Lương Thạch (SN 1991) sở hữu.
Ông Thạch cũng là cổ đông chi phối tại Công ty TNHH Lương Thạch – đơn vị sở hữu toà nhà Lim 2, số 61A Cách Mạng Tháng 8, phường 6, Quận 3, Tp. HCM.
Cập nhật tới tháng 8/2020, Minh Khang Điền đã có Chủ tịch mới là ông Trần Thanh Huy (SN 1972), đồng thời nâng vốn lên mức 150 tỉ đồng. Ông Huy là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Phú Tấn Lộc – doanh nghiệp được thành lập chỉ sau Minh Khang Điền đúng 2 ngày.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 7/2020, một doanh nghiệp cùng nhóm là Công ty TNHH Điền Phát Land (Điền Phát Land) cũng huy động thành công 770 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Số trái phiếu này được bảo đảm bằng 20,55 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Bản Việt (Mã CK: BVB) và quyền sử dụng đất tại số 16, tờ bản đồ số 108 (theo tài liệu năm 2006), phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp. HCM.
Tháng 8/2020, các doanh nghiệp cùng nhóm khác là Công ty TNHH Hướng Dương Holdings và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xích Lô Đỏ lần lượt huy động 750 tỉ đồng và 738 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.
Dù huy động dòng vốn lớn qua kênh trái phiếu, song, dữ liệu VietTimes cập nhật tới cuối năm 2019 cho thấy các doanh nghiệp này đều trong tình trạng thua lỗ, quy mô vốn chủ sở hữu ở mức khiêm tốn.
Cụ thể, Minh Khang Điền báo lỗ 7 tỉ đồng trong năm ngoái. Tính đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này tương đương nhau, đạt mức 12,9 tỉ đồng.
Trong khi đó, Điền Phát Land báo lỗ 0,105 tỉ đồng trong năm 2019, quy mô tài sản tính đến cuối năm ngoái đạt 823,1 tỉ đồng, gấp 41,4 lần vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là nợ dài hạn.
Hướng Dương Holdings trong 2 năm gần nhất không phát sinh doanh thu, báo lỗ vài triệu đồng mỗi năm. Tính đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 244,39 tỉ đồng. Quy mô vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 19,99 tỉ đồng.
Xích Lô Đỏ liên tục thua lỗ trong 4 năm gần nhất. Năm 2019, doanh nghiệp này báo lỗ 27 triệu đồng. Tính đến cuối năm ngoái, quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này cũng chỉ ở mức 462 triệu đồng.
So với quy mô của các thương vụ trái phiếu, nhiều khả năng các doanh nghiệp này chỉ đóng vai trò là một SPC trong hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm./.
'Sa lầy' cổ phần hoá tại Vinawaco: 'Nguy cơ mất vốn nhà nước'
Trao đổi với VietnamFinance, ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xây dựng công trình đường thuỷ (Vinawaco) bức xúc: "6 năm qua, tiến trình cổ phần hoá (CPH) Vinawaco dang dở khiến tình hình sản xuất kinh doanh đơn vị lao dốc, nguy cơ mất vốn nhà nước lớn khi các khoản nợ và thu hồi nợ chưa có hướng giải quyết. Điều này có phần trách nhiệm của Bộ giao thông vận tải (GTVT)".
6 năm dang dở... cổ phần hoá
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Vinawaco được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2014, sau đó, Bộ GTVT tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp (DN) sang công ty cổ phần từ ngày 30/5/2014 với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng.
Trong đó, Bộ GTVT nắm giữ 36,6% cổ phần (tương đương 109,8 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng 30% cổ phần và 20 nhà đầu tư, tổ chức cá nhân, cán bộ công nhân viên khoảng 33,4% còn lại.
Nhưng đáng chú ý, trong suốt 6 năm qua, Vinawaco vẫn loay hoay với mục "cổ phần hoá" với lý do Bộ GTVT chưa hoàn tất các thủ tục quyết toán và xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Vinawaco.
Ông Ngô Văn Tuấn cho hay, "tại Thông tư số 127 quy định, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế (nếu có) cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính của doanh nghiệp và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp CPH chính thức chuyển thành công ty cổ phần..."
"Thế nhưng, đến tháng 4/2020, sau 6 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Bộ GTVT vẫn chưa hoàn tất những thủ tục quan trọng này để chính thức khép lại quá trình CPH, điều này khiến đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sản xuất kinh doanh, thu hồi các khoản nợ... Doanh nghiệp luôn bị cưỡng chế thi hành án, các tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản", ông Tuấn bức xúc.
Cổ đông nhà nước không làm tròn trách nhiệm?
Ngoài ra, vị chủ tịch Vinawaco cũng "tố", Bộ GTVT là đại diện cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp không làm tròn trách nhiệm.
Cụ thể, sau hơn 5 năm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Bộ GTVT chưa quyết toán vốn lần 2, chưa xác định lại phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần (30/5/2014).
Ngày 1/9/2018, ông Lưu Đình Tiến là người đại diện phần vốn Nhà nước nước được Bộ GTVT cho nghỉ hưu nhưng đến hơn 1 năm sau (ngày 12/12/2019, Bộ GTVT mới có Quyết định số 2316/QĐ-BGTVT cử người đại diện phần vốn tại Vinawaco.
"Chính vì không quyết toán vốn lần 2 nên Vinawaco muốn giảm, thoái vốn 7 công ty con, công ty liên kết (sản xuất kinh doanh kém hiệu quả) không được do Bộ GTVT không biểu quyết dẫn đến mất vốn tại các đơn vị này", ông Tuấn chia sẻ.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, năm 2019, Vinawaco không có một dự án mới nào, về tình hình đầu tư tài chính dài hạn (bản chất là vốn Nhà nước nằm tại các công ty con, công ty liên kết trước khi Tổng công ty cổ phần hoá) đến ngày 31/12/2019 là 114,3 tỷ đồng. Số vốn này đầu tư không hiệu quả, hằng năm không được chia cổ tức, một số đơn vị bị mất vốn nhà nước.
"Căn cứ vào báo cáo xác định giá trị DN để cổ phần hoá đến ngày 30/6/2013 của Vinawaco, hiện công tác đầu tư tài chính dài hạn của 7 công ty đã bị thất thoát 17,2 tỷ đồng. Trong đó, Công ty CP Công trình giao thông Miền Trung âm 1,5 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư xây dựng và TM Vinawaco 25 âm 3 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và xây dựng Vinawaco 8 âm 936 triệu đồng; Công ty CP Đầu tư và xây dựng đường thuỷ âm 2,4 tỷ đồng; Công ty CP MCO Việt Nam âm 2,8 tỷ đồng; Công ty CP Bê tông công nghệ cao 2,5 tỷ đồng; Công ty CP nạo vét đường biển âm 4 tỷ đồng", báo cáo tài chính Vinawaco nêu rõ.
Chưa hết, dù không có việc làm nhưng hằng năm, Vinawaco vẫn phải chi trả tiền khấu hao sửa chữa tàu là rất lớn.
Ông Tuấn cho biết: "Mỗi năm đơn vị tốn khoảng 50 tỷ đồng, trong đó, khấu hao tàu là 30 tỷ đồng, sửa chữa thường xuyên 9 tỷ đồng, chi trả lương cho thuyền viên 7 tỷ đồng, chi phí thường xuyên cho các đoàn tàu 3 tỷ đồng. Những khoản chi này là rất lớn đối với Vinawaco trong bối cảnh khó khăn hiện nay".
Vinawaco xin toàn quyền thoái vốn tại các công ty con
Trước những khó khăn chồng chất trong tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị, nguy cơ mất vốn nhà nước, Vinawaco kiến nghị Bộ GTVT xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, quyết toán xác định lại giá trị phần vốn Nhà nước tại Vinawaco tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Số tiền cần xử lý 140 tỷ đồng.
Ông Ngô Văn Tuấn đê nghị: "Trong giai đoạn chưa quyết toán vốn lần 2 để chuyển sang DN cổ phần thì cho phép Tổng Công ty được toàn quyền thoái vốn tại các công ty liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả để thu hồi một phần vốn đầu tư tài chính dài hạn. Nếu không thu hồi nhanh sẽ có cơ mất 100% vốn".
"Ngoài ra, trong giai đoạn chưa quyết toán vốn lần 2 để chuyển sang DN cổ phần, cho phép Vinawaco được toàn quyền rà soát các tài sản, phương tiện thiết bị không khai thác hoặc khai thác không hiệu quả để tổ chức thanh lý, thu hồi vốn theo đúng quy định pháp luật", ông Tuấn nói.
Đinh Tịnh
Đã xuất khẩu hơn 141.500 tấn gạo trong hạn ngạch tháng 4 Các doanh nghiệp đã xuất khẩu được hơn 141.522 tấn gạo trong tổng số lượng 399.999,73 đã đăng ký của hạn ngạch tháng 4/2020. Theo Tổng cục Hải quan, đến sáng nay 24/4, các doanh nghiệp đã thực xuất 141.522,59 tấn gạo trong tổng số sản lượng đăng ký 399.999,73 tấn của tháng 4, tương đương 35,3%. Như vậy, từ nay đến hết...