Khói nhang độc như khói thuốc lá: Những tác hại khi đốt nhang quá nhiều
Vào những ngày lễ Tết, ngày rằm, người dân thường có thói quen đốt nhang để thờ cúng tổ tiên. Việc đốt nhang có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần nhưng về mặt sức khỏe, nó lại gây ra những tác động rất xấu.
Việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Mặc dù đã hạn chế đốt nhang tại các nơi thờ tự tâm linh, tuy nhiên nhìn chung thói quen đốt nhang trong bộ phận dân cư vẫn còn rất nhiều.
Mặc dù nhiều người cho rằng, việc đốt nhang có thể khiến không gian ấm cúng hơn, có mùi thơm hơn tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cảnh báo việc đốt nhang (hoặc thường xuyên ngửi mùi nhang khói) có thể gây độc cho tế bào, hệ thần kinh và làm gia tăng mắc phải một số bệnh về hô hấp.
Diểm nhanh những tác hại khi đốt quá nhiều nhang đến sức khỏe con người:
1. Gây độc cho tế bào
Khi thắp hương và trải qua nhiệt lượng, nhang cháy sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại. Các chất hóa học đa phần là dạng hạt, có độc tính cao và gây nguy hại tới tế bào.
Những ảnh hưởng có thể gây ra trên tế bào bao gồm: biến đổi gen di truyền DNA dẫn đến đột biến, là nguyên nhân gây ra các bệnh bung thư.
2. Tác động lên đường hô hấp
Điều này lý giải tại sao rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói thuốc lá do các chất dạng hạt cao hơn. Ngoài ra, khói hương cũng đi sâu vào bên trong phổi hơn khói thuốc lá.
3. Tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư phổi
Cũng tương tự như các yếu tố khác như khói thuốc, khói bụi, nhiều chất độc hại có trong nhang được tạo ra khi đốt cũng có thể gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Những chất ô nhiễm này có xu hướng gây kích ứng trong phổi và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hít quá nhiều khói nhang, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi.
Video đang HOT
4. Tăng triệu chứng hen suyễn
Những người bị hen suyễn cần hạn chế việc tiếp xúc với việc đốt nhang hoặc ngửi mùi nhang. Đốt nhang tạo ra các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Người bị hen suyễn dễ lên cơn hen hoặc làm kích thích các triệu chứng như ho, khó thở, chảy nước mắt, mũi…
5. Ảnh hưởng đến làn da
Nếu đốt nhang quá nhiều, người tiếp xúc sẽ có nguy cơ bị viêm da dị ứng do các hợp chất có trong nhang sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên da của bạn, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Khi nhang cháy, các chất dạng hạt và chất gây dị ứng khác được giải phóng, tương tác với da và hòa tan trong bã nhờn – chất nhờn do da tiết ra để bôi trơn. Điều này sẽ dẫn đến dị ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.
Việc đốt nhang và tiếp xúc với khói nhang cũng làm tăng nồng độ immunoglobulin E (IgE) trong máu – kháng thể do cơ thể tạo ra để tương tác với chất gây dị ứng – cũng là một chỉ số của viêm da tiếp xúc.
6. Gây hại cho trẻ sơ sinh
Đốt nhang trong nhà có trẻ em là việc làm có thể gây hại cho sức khỏe của bé, nhất là trẻ sơ sinh. Bé có thể mắc bệnh bạch cầu cao nếu trong gia đình thường xuyên thắp nhang, hoặc khi mẹ mang thai tiếp xúc với quá nhiều khói nhang. Nguy cơ đột biến gen cũng rất cao nếu làm điều này thường xuyên trong thai kỳ.
7. Ảnh hưởng lên hệ thần kinh
Các nghiên cứu cho thấy đốt nhang trong nhà làm tăng đáng kể nồng độ carbon monoxide. Tiếp xúc nhiều với nhang có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Điều này có nghĩa là nó sẽ dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm khả năng học tập.
Ngoài ra, việc đốt nhang nhiều có thể gây ra các phản ứng đau đầu, ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ CO thấp, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Đặc biệt nếu đốt nhang trong phòng kín thì càng gây ra các triệu chứng nặng hơn do không khí không được thoáng.
8. Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu hàng ngày đốt nhang và liên tục trong hơn 20 năm thì họ có nguy cơ tử vong vì các vấn đề tim mạch cao hơn 12%. Nhóm này cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ cao hơn 19% và mắc bệnh tim mạch vành hơn 10%.
Ở nước ta, tại một số địa phương cũng có phong tục đốt nhang hàng ngày như hương trầm, hương sả. Mặc dù thường được khuyên dùng làm thuốc đuổi muỗi, loại nhang hương sả cũng không nên sử dụng quá mức. Nguyên nhân là chúng có lượng chất dạng hạt cao nhất, góp phần gây rối loạn hô hấp. Các loại hương trầm cũng chứa các chất có hại như nhang thông thường, làm tăng nguy cơ đột biến gen.
Lợi ích tuyệt vời từ quả lê: Giảm cân, giảm nguy cơ ung thư
Trái cây chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đây là điều khiến chúng trở thành một phần quan trọng của kế hoạch giảm cân. Quả lê là một trong số đó.
Quả lê chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho làn da, giảm cân và sức khỏe của bạn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Loại trái cây hình chuông chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho làn da, giảm cân và sức khỏe của bạn, theo Times of India.
Giá trị dinh dưỡng
Một quả lê cỡ trung bình cung cấp:
Lượng calo: 101
Chất đạm: 1 gram
Carbs: 27 gram
Chất xơ: 6 gram
Vitamin C: 12% giá trị hằng ngày (DV)
Vitamin K: 6% DV
Kali: 4% DV
Đồng: 16% DV
Nó cũng chứa một lượng folate, provitamin A, niacin và chất chống ô xy hóa được gọi là polyphenol.
Giúp bạn giảm cân
Ăn lê giữa bữa ăn như một bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn no lâu hơn và ngăn bạn ăn những món ăn không lành mạnh - SHUTTERSTOCK
Lê ít calo, giàu hàm lượng nước và chứa nhiều chất xơ. Ăn lê giữa bữa ăn như một bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn no lâu hơn và ngăn bạn ăn những món ăn không lành mạnh.
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, người ta quan sát thấy vòng eo của những người ăn 2 quả lê mỗi ngày giảm được 1,1 inch (1 inch bằng 2,54 cm), theo Times of India.
Giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa
Lê chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Nếu sức khỏe đường ruột của bạn tốt thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc đi ngoài và các cơ quan nội tạng sẽ hoạt động tốt hơn, nhờ đó bạn sẽ giảm cân hiệu quả, theo Times of India.
Có đặc tính chống viêm
Lê chứa một chất chống ô xy hóa gọi là flavonoid, có thể giúp kháng viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến hệ tim mạch.
Bên cạnh đó, nó cũng chứa một lượng đồng và vitamin C, K đáng kể, cũng được biết đến với vai trò giảm viêm.
Có thể giảm nguy cơ ung thư
Trái cây này cũng chứa một số hợp chất có thể hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Các hợp chất như anthocyanin và a xít cinnamic đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư, theo Times of India.
Quả lê thực sự rất lành mạnh và bổ dưỡng. Vì vậy, bạn nên đưa nó vào chế độ ăn uống mình.
Các cách để thêm hạt điều vào chế độ ăn uống của bạn Bạn có thể làm hỗn hợp tại nhà với hạt điều và các loại hạt khác hoặc thêm hạt điều vào món salad xanh hoặc gà của bạn. Dùng hạt điều băm nhỏ để trang trí các món chính như cá, các món tráng miệng, sữa hạt điều... 1. Gà xào hạt điều Đây là một trong những món được chế biến từ...