Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng trong tuần 12-16/10, tâm điểm MSN và CTG
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 1.650 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Đây là tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại sàn HoSE với tổng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng.
Khối ngoại trên HNX mua ròng trở lại sau 4 tuần bán ròng liên tiếp.
Các cổ phiếu MSN, CTG, TCB… bị khối ngoại bán ròng rất mạnh.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có một tuần tăng điểm nữa. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (16/10), VN-Index đứng ở mức 943,3 điểm, tương ứng tăng 19,3 điểm (2,1%). HNX-Index tăng 2,91 điểm (2,1%) lên 139,82 điểm. UPCoM-Index bất ngờ giảm 0,16 điểm (-0,25%) xuống 63,85 điểm.
Khối ngoại giao dịch vẫn theo chiều hướng xấu trong tuần từ 12-16/10. Cụ thể, dòng vốn ngoại bán ròng rất mạnh trên 2 sàn HoSE và UPCoM, trong khi mua ròng trở lại ở HNX. Tính tổng cộng, khối ngoại mua vào 173 triệu cổ phiếu trên toàn thị trường, trong khi bán ra 230 triệu cổ phiếu, với giá trị mua vào là 9.279 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là 10.991 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 56,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.712 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng lên đến 1.650 tỷ đồng (gấp 2,8 lần so với giá trị bán ròng của tuần trước), tương ứng khối lượng 55 triệu cổ phiếu, đây cũng là tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại sàn này với tổng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng.
Tâm điểm giao dịch khối ngoại trong tuần qua tập trung vào 2 cổ phiếu là MSN và CTG, trong đó, MSN bị khối ngoại bán ròng lên đến 892 tỷ đồng bất chấp việc giá cổ phiếu này tiếp tục bứt phá mạnh ở tuần qua. Cụ thể, MSN đã tăng từ 68.100 đồng/cp lên 80.000 đồng/cp với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức rất cao. Tiếp đến, CTG cũng bị bán ròng lên đến gần 270 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác có liên quan đến “họ” Masan là TCB bị bán ròng cũng khá mạnh với 134 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, VCB đứng đầu danh sách mua ròng sàn HoSE cũng như toàn thị trường với 152 tỷ đồng. Tiếp sau đó, 2 mã HPG và GVR được mua ròng lần lượt 118 tỷ đồng và 84 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại hơn 28,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1,8 triệu cổ phiếu, trước đó, HNX đã bị khối ngoại bán ròng 4 tuần liên tiếp.
PVS được khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất với 12 tỷ đồng. SHS và NTP được mua ròng lần lượt 6 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SLS bị bán ròng mạnh nhất với 2,5 tỷ đồng. Hai mã VCS và VGS cũng đều bị bán ròng trên 2 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng 90 tỷ đồng (giảm 24% so với tuần trước), tương ứng khối lượng 3,2 triệu cổ phiếu.
VTP là cái tên được mua ròng mạnh nhất trên UPCoM với 9,2 tỷ đồng. SIP và BVB được mua ròng lần lượt 3,5 tỷ đồng và 2,8 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VIB bị bán ròng hơn 40 tỷ đồng. MSR và ACV bị bán ròng lần lượt 26 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.
Bất ngờ lớn sẽ đến với chứng khoán Việt Nam trong tháng 11
Đây là nhận định của quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VinaCapital VOF) trong báo cáo mới nhất vừa được công bố về thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của dịch Covid-19 đã được gạt bỏ.
Dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số cận biên sẽ đổ mạnh vào Việt Nam giúp thị trường thêm phần sôi động. Nguồn: internet
VinaCapital VOF cho biết, trong tháng 9, chỉ số Vn-Index ghi nhận mức tăng trưởng 2,9% (tính theo USD), qua đó giúp thu hẹp đà giảm trong 9 tháng đầu năm xuống còn âm 4,6%, tích cực hơn so với chỉ số MSCI Asean (giảm 22,4%).
Theo báo cáo của VinaCapital VOF, trong tháng 9 vừa qua, Việt Nam đã công bố hàng loạt thông tin vĩ mô tích cực như tăng trưởng GDP quý III đạt 2,6% và 9 tháng đầu năm đạt 2,1%. Điều đáng khích lệ là đà tăng trưởng diễn ra trên diện rộng với "đầu tàu" là ngành công nghiệp, xây dựng, vật liệu.
Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư công của Việt Nam đạt 13 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công trong năm nay, tương đương 11% GDP và tăng 2,2 lần so với năm 2019.
VinaCapital VOF đánh giá mục tiêu giải ngân đầu tư công như kế hoạch trong những tháng cuối năm sẽ gặp không ít thách thức, tuy nhiên quỹ này cho rằng đây sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các công ty trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu là đối tượng được hưởng lợi.
Về dòng vốn ngoại, VinaCapital VOF cho biết xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn đang diễn ra nhưng tốc độ đã chậm lại so với những tháng trước. Đầu tháng 9, thương vụ bán 230 triệu USD cổ phần VHM cho một nhà đầu tư nước ngoài đã giúp thu hẹp xu hướng rút ròng của khối ngoại.
Đáng chú ý, VinaCapital VOF đánh giá Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong đợt phân loại lại thị trường MSCI Frontier Markets vào tháng 11. Với việc Kuwait được nâng hạng Emerging Markets, Việt Nam có thể tăng thêm 5-6% tỷ trọng trong rổ Frontier Markets, qua đó trở thành thị trường lớn nhất rổ chỉ số này.
VinaCapital VOF cho rằng dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số cận biên sẽ đổ mạnh vào Việt Nam giúp thị trường thêm phần sôi động.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 16/10: Bán ròng tới 425 tỷ đồng Bất chấp lực mua vào từ nhà đầu tư trong nước khá sôi động, khối ngoại vẫn bán ròng mạnh tới 425 tỷ đồng, trong đó tiếp tục tập trung xả MSN. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào 29,64 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 856,12 tỷ đồng, giảm 8,4% về lượng và 23,29% về giá trị...