Khối ngoại tích cực tham gia hoạt động mua bán-sáp nhập tại Việt Nam
Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc 5 tỷ USD.
Các chuyên gia tham gia phiên thảo luận ‘Chiến lược tái cấu trúc Tập đoàn thông qua M&A’ tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Thị trường mua bán-sáp nhập (M&A) vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý như thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của những tập đoàn tư nhân.
Khối ngoại, nhất là nhà đầu tư đến từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam. Đây là thông tin được các chuyên gia nhận định tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 do Báo Đầu tư tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 24/11.
Kỳ vọng thêm thương vụ thoái vốn
Ghi nhận thực tế trên thị trường Việt Nam, các thương vụ đáng chú ý của giai đoạn 2019-2020, gồm: KEB Hana bank và BIDV; Vinacapital và Bệnh viện Thu cúc; Masan Consumer và VinCommerce & VinEco; Stark Corporation và Thipha Cables & Dovina; FWWD và VCLI; Vinamilk và GTN – Sữa Mộc Châu…
Thương vụ sáp nhập và mua lại nổi bật nhất trong năm 2019-2020 chủ yếu liên quan đến tập đoàn tư nhân của Việt Nam; trong đó có thể kể đến là Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk…
Trong giai đoạn 6/2019-10/2020, thương vụ M&A tại Việt Nam tập trung vào ngành bất động sản, tài chính-ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ… Bên cạnh đó, những lĩnh vực có thương vụ đáng chú ý bao gồm logistics, nông nghiệp, dược phẩm-y tế, xây dựng.
Giai đoạn 2019-2020, giá trị M&A do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua chiếm 1/3 tổng giá trị M&A được thực hiện. Thương vụ M&A của doanh nghiệp Việt Nam thành công và nhiều kế hoạch M&A cũng đã được định hình có thể kể đến như Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên, Thadi tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp…
Tuy vậy, thị trường vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi nhà đầu tư ngoại; trong đó tập trung vào 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Đơn cử, chỉ trong 9 tháng năm 2020 có đến 19 giao dịch giữa nhà đầu tư Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam được công bố. Còn nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục có những thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất.
Ông Trần Quốc Phương-Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá lĩnh vực M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp… M&A còn là con đường ngắn nhất để các công ty nước ngoài có thể thâm nhập, mở rộng thị trường Việt Nam với hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cũng cho thấy trong 7 tháng năm 2020, Cục đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN phê duyệt danh mục doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và Quyết định 26 thì số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là 91 đơn vị.
[M&A cần sự cân bằng với nhu cầu doanh nghiệp trong nước]
Về thoái vốn, trong 9 tháng năm nay đã thoái được 899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 9/2020 đạt 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng; trong đó 83% giá trị thoái vốn được ghi nhận năm 2017 với thương vụ bán vốn tại Sabeco và Vinamilk.
Theo một số chuyên gia, tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn 2019 và 9 tháng năm 2020 tiếp tục trầm lắng và chưa thực hiện được theo kế hoạch. Tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng có thêm những thương vụ thoái vốn ở quy mô lớn, nhằm giúp gia tăng đáng kể giá trị M&A của Việt Nam.
Cùng với đó, đại dịch COVID-19 và trạng thái bình thường mới có tác động đến hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Điều này dẫn đến nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, gia tăng hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn nhưng việc thẩm định chi tiết và ra quyết định cũng khó khăn hơn.
Chiến lược tái cấu trúc
Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD.
Còn trong khảo sát mới đây của MAF (Nhóm Nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam) và CMAC (Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập), nhà đầu tư và nghiên cứu đưa ra những dự báo khác nhau về giá trị thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021. Tuy nhiên, đa số các dự báo đều thận trọng về sự hồi phục của thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021.
Cụ thể, có 42% đơn vị tham gia khảo sát dự đoán giá trị thị trường ở mức từ 3-4 tỷ USD và 26% đơn vị lạc quan hơn khi dự đoán ở mức từ 4-5 tỷ USD. Trong khi đó, có 24% đơn vị tham gia thận trọng hơn với dự đoán giá trị M&A chỉ ở mức 3 tỷ USD, chỉ có 8% tin tưởng giá trị M&A sẽ vượt mốc 5 tỷ USD.
Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp… vẫn là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021. Ngoài ra, lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số năm tới.
Đối tác đầu tư từ châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore dự báo tiếp tục chiếm ưu thế. Những tập đoàn tư nhân sẽ là động lực đóng góp vào sự hồi phục của thị trường M&A trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.
Ông Phan Đức Hiếu-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho hay điểm mới hỗ trợ cho hoạt động M&A nói riêng và đầu tư nói chung gồm ba bộ luật quan trọng thường xuyên tác động trực tiếp gồm Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Ba bộ luật này, được soạn thảo theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh; trong đó có hoạt động M&A.
Doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu M&A bên lề Diễn đàn M&A Việt Nam 2020. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Lần đầu tiên, danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ ban hành theo nguyên tắc “chọn-bỏ”. Đây là cải cách quan trọng, giúp nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận thị trường tương tự như nhà đầu tư trong nước đối với toàn bộ ngành nghề, lĩnh vực không có tên trong danh sách trên.
“Những yếu tố quan trọng này đang mở ra cơ hội mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động M&A sẽ có nhiều khởi sắc trong năm 2021 và những năm tiếp theo,” ông Hiếu phân tích.
Một số chuyên gia cho rằng việc thúc đẩy và phát triển hoạt động M&A có thể giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động; nhanh chóng tiếp cận được công nghệ, mô hình và phương thức kinh doanh mới trên thế giới, qua đó quy tụ, tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam trở nên lớn mạnh; hướng đến xây dựng ngày càng nhiều thương hiệu Việt có tiềm lực, khả năng cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Riêng giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào sức bật của thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19. Dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.
Thị trường sẽ có thể phục hồi về mức từ 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn nhờ các thương vụ mới cũng như nhiều thương vụ thoái vốn lớn được nhà nước thực hiện sau năm 2021./.
Cổ phiếu ACB hút vốn ngoại trước thềm chuyển sàn niêm yết sang HOSE
VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa công bố danh mục đầu tư cuối tháng 10 với nhiều thay đổi. Cổ phiếu ACB trở thành khoản đầu tư lớn thứ 5, trong khi đó Vinhomes (VHM - sàn HOSE) ra khỏi top 10 danh mục.
Theo đó, VOF đã mạnh tay mua cổ phiếu ACB trong tháng 10, giá trị đầu tư cuối tháng 10 vào khoảng 1.100 tỷ đồng.
Đây là ngân hàng lớn thứ 6 về vốn hóa thị trường tại Việt Nam và là ngân hàng thương mại hàng đầu ở phân khúc bán lẻ và SME.
ACB hiện chiếm 4,9% tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ tại cuối tháng 10/2020, tương đương gần 46,3 triệu USD (gần 1.100 tỷ đồng).
VinaCapital kỳ vọng ACB sẽ được niêm yết vào tháng 12/2020 hoặc tháng 1/2021 và có thể lọt vào rổ VN30. Tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong VN-Index theo đó sẽ được nâng từ 26% lên hơn 28%.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2020, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company - một quỹ thành viên trong nhóm Dragon Capital đã mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu ACB, tương đương với tỷ lệ 0,13%. Giám đốc Dragon Capital ông Dominic Scriven đang là Ủy viên HĐQT ACB.
Trong nửa cuối tháng 10, cổ phiếu ACB giao dịch với mức giá quanh 24.000 đồng/cổ phiếu, ước tính theo đó quỹ thành viên của Dragon Capital có thể bỏ ra 68 tỷ đồng mua 2,8 triệu cổ phiếu ACB.
Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại ACB vẫn luôn kín ở mức room tối đa 30%, do đó quỹ có khả năng thỏa thuận với nhà đầu tư ngoại khác.
ACB mới đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) ra quyết định chấp thuận niêm yết hơn 2,16 tỷ cổ phiếu, với mã chứng khoán là ACB.
Giá trị niêm yết tính theo mệnh giá đạt xấp xỉ 21.616 tỷ đồng, bằng với vốn điều lệ của ACB đến thời điểm này.
Việc chuyển niêm yết sang HOSE đã được cổ đông ACB thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
ACB thực hiện theo lộ trình chuyển sàn gồm có 2 bước, đó là chia cổ tức và sau đó là chuyển sàn.
Cụ thể, trước đó vào tháng 8/2020, ACB đã phát hành thêm gần 500 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 30%, nâng vốn điều lệ từ 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng.
HĐQT ACB cho rằng, việc chuyển sàn có thể giúp làm tăng giá cổ phiếu và đem lại lợi ích cho các cổ đông.
Theo báo cáo kinh doanh 9 tháng, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6.411 tỷ đồng, cao hơn 15% so với cùng kỳ 2019, tương đương 84% kế hoạch 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tương đương, đạt 5.133 tỷ đồng.
Quỹ đầu tư tại TP.HCM: Cơ hội gọi vốn cho các lĩnh vực tiềm năng Nhiều quỹ đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn săn tìm, rót vốn vào các doanh nghiệp tiềm năng, có dự án khả thi, nhất là liên quan đến các ngành có khả năng bùng nổ trong thời gian tới. Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN) Mặc dù dịch COVID-19 khiến hoạt động đầu tư toàn...