“Khối ngoại sẽ tiếp tục bán ròng Vinaconex thời gian tới”
Đây là nhận định được Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra trong bản tin chứng khoán ngày 15/11 khi mới đây Vinaconex (mã VCG) công bố việc chốt tỷ lệ room ngoại tại VCG là 0%.
Trong tuần trước, Tổng CTCP Vinaconex đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thông báo về việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Vinaconex về 0%.
Sau khi có thông báo trên, khối ngoại đã bán ròng liên tiếp cổ phiếu VCG trong các phiên gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 15/11, khối ngoại đã bán ròng khá mạnh 6,8 triệu cổ phiếu với giá trị xấp xỉ 119 tỷ đồng.
Trong hai phiên trước đó, khối ngoại cũng đã bán ròng khối lượng 1,13 triệu cổ phiếu. Sau 3 phiên, tổng khối lượng cổ phiếu VCG bị khối ngoại bán ròng đã lên tới gần 8 triệu cổ phiếu.
Tại thời điểm cuối tuần trước, khối ngoại đang nắm giữ khoảng 11% cổ phần Vinaconex, tương ứng hơn 48 triệu cổ phiếu. “Với việc chốt tỷ lệ room ngoại tại VCG là 0%, điều này có thể khiến khối ngoại tiếp tục bán ròng trong thời gian tới”, bản tin của BVSC cho biết.
Việc khoá room ngoại về 0% diễn ra trước thềm SCIC và Viettel thoái vốn tại Vinaconex. Với việc chốt tỷ lệ room ngoại tại VCG là 0%, khối ngoại sẽ không thể tham gia mua cổ phần tại hai thương vụ thoái vốn VCG của Viettel và SCIC vào ngày 22/11 tới.
Video đang HOT
Hôm qua (15/11) HNX thông báo về việc nhận được thông báo đăng ký mua cổ phần khối lượng lớn của Vinaconex do SCIC sở hữu. Theo đó, có 1 nhà đầu tư cá nhân và 3 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua trọn gói lô gần 255 triệu cổ phần VCG với giá khởi điểm 5.430 tỷ đồng. Trong số các tổ chức đăng ký đấu giá, thậm chí có doanh nghiệp mới thành lập được vài ngày, có doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ và cả 3 doanh nghiệp đang có quy mô rất nhỏ so với Vinaconex.
Về số cổ phần Viettel sở hữu, cũng có 2 nhà đầu tư đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá mua cổ phần của Viettel tại Vinaconex theo lô là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam.
Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào 26/1/2010, có vốn điều lệ 380 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật của Thăng Long Việt Nam là Tổng giám đốc Trịnh Cần Chính, con trai ông Trịnh Văn Bô.
Còn Công ty Bất động sản Cường Vũ chỉ mới thành lập ngày 7/11/2017, hoạt động được khoảng 1 năm, chủ sở hữu kiêm Giám đốc Công ty là ông Vũ Xuân Cường, sinh năm 1970. Ông Cường đồng thời đứng tên tại các công ty: Công ty TNHH Bất động sản Cường Thanh và Công ty TNHH Bất động sản Lâm Vũ.
BẢO VY
Theo Trí Thức Trẻ
Phiên 15/11: Đẩy HPG và VCG lao dốc, khối ngoại rút ròng hơn 490 tỷ đồng
Khối ngoại bán ra hơn 1,4 triệu cổ phiếu HPG và gần 6,8 triệu cổ phiếu VCG, điều này đẩy HPG mất hơn 2% còn VCG mất tới 6,5%. Chốt phiên hôm nay, khối ngoại rút ròng hơn 359 tỷ đồng trên HOSE, 122 tỷ đồng trên HNX và hơn 9 tỷ đồng trên UpCoM.
Trên HOSE, giao dịch khá tiêu cực, khối ngoại chỉ thực hiện mua vào 382 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 9,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường nhưng lại bán ra 741 tỷ đồng.
Trong đó, VIC đứng đầu giá trị bán ròng với 348 tỷ đồng, tương ứng 3,5 triệu đơn vị. Mất hơn 3%, VIC chốt phiên chỉ còn giá 91.700 đồng/cổ phiếu. Đứng thứ 2, HPG cũng bị bán ra 1,4 triệu đơn vị, tương ứng 50,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, khối này cũng bán ra nhẹ ở các mã khác như HDB (705 nghìn đơn vị), GEX (283 nghìn đơn vị), GAS (74 nghìn đơn vị), CTI (210 nghìn đơn vị), CTG (214 nghìn đơn vị) và HBC (206 nghìn đơn vị).
Bên mua ròng, khối này chỉ giải ngân hạn chế vào một số mã như HCM (223 nghìn đơn vị), VNM (101 nghìn đơn vị), E1VFVN30 (738 nghìn đơn vị), SBT (466 nghìn đơn vị) và VRE (327 nghìn đơn vị).
Trên HNX, giao dịch đột biến, khối ngoại bán ra hơn 123 tỷ đồng nhưng chỉ mua vào 1,4 tỷ đồng.
Đứng đầu giá trị bán ròng là VCG với 119 tỷ đồng, tương ứng 6,8 triệu đơn vị. Được biết, trước đó Room của VCG đã bị UBCK giảm về 0% và hệ quả là giá cổ phiếu này hôm nay giảm cũng giảm tới hơn 6,5%, về 17.200 đồng/cổ phiếu.
Các mã còn lại chỉ bị bán ra nhẹ như VGC (243 nghìn đơn vị), CEO (34 nghìn đơn vị), và PVX (260 nghìn đơn vị).
Trên UpCoM, khối ngoại cũng chỉ mua vào 11,6 tỷ đồng và bán ra 20,7 tỷ đồng.
Các cổ phiếu được mua vào nhẹ là MCH (20 nghìn đơn vị), ACV (3 nghìn đơn vị) và VGI (9 nghìn đơn vị).
Bên bán ròng, khối ngoại tiếp tục giảm tỷ trọng ở các mã như VEA (231 nghìn đơn vị), VIB (47 nghìn đơn vị), BSR (60 nghìn đơn vị) và QNS (20 nghìn đơn vị).
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Khối ngoại xả ròng hàng trăm tỷ đồng phiên VN-Index thủng 900 điểm Sự trở lại của nhóm cổ phiếu lớn trong phiên ATC hôm nay (15/11) đã giúp VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn thủng mốc 900 điểm. Hai mã VIC và HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HSX với tổng giá trị lên đến gần 400 tỷ đồng. Theo đó, đóng cửa phiên giao...