Khối ngoại “sang tay” hơn 900 tỷ đồng cổ phiếu VPBank (VPB) sau khi EVFTA được thông qua
Sau khi EVFTA được ký kết, các tổ chức chức tín dụng châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần ở 2 ngân hàng TMCP Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room chung.
Ảnh minh họa.
Theo dữ liệu thống kê, chỉ trong 3 phiên giao dịch ngày 13,14 và 16/2, khối ngoại đã sang tay tổng cộng 32,95 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank). Đáng chú ý, các giao dịch này đều được thực hiện tại mức giá trần trong ngày diễn ra thỏa thuận với tổng giá trị lên đến gần 930 tỷ đồng.
Nhiều khả năng, diễn biến sôi động bất thường của khối ngoại trên cổ phiếu này xuất phát từ hiệu ứng tích cực mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được thông qua ngày 12/2 mang lại.
Một trong những cam kết đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng là trong vòng 5 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.
Cam kết này chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm (hết thời hạn 5 năm Việt Nam sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết này) và không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
Trong khi đó, hiện tại, theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam, và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%.
Video đang HOT
Như vậy với quy định mới, các tổ chức chức tín dụng châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần ở 2 ngân hàng TMCP Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room chung.
Trên thị trường, cổ phiếu VPB diễn biến khá tích cực từ cuối tháng 12/2019. Từ vùng đáy 19.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu này bật tăng 45% trong chưa đến 2 tháng và có thời điểm leo lên mức 27.600 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng 1 năm trưỡi trở lại đây. Hiện thị giá đang tạm dừng ở mức 27.450 đồng/cổ phiếu (sáng ngày 18/2) tương đương vốn hóa vượt hơn 66.000 tỷ đồng.
Diễn biến tích cực của cổ phiếu VPB trong thời gian gần đây phần nào nhờ kết quả kinh doanh khả quan năm 2019 với lợi nhuận cao kỷ lục. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất trong năm của nhà băng này đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.334 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2018 và vượt 9% kế hoạch. Tăng trưởng tín dụng đạt 17,6% trong khi tăng trưởng huy động vốn ở mức 23,7%.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng, đạt gần 130 tỷ đồng trong phiên 17/2
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh bán ròng trong phiên đầu tuần 17/2, với tổng giá trị gần 130 tỷ đồng, trong đó danh mục bán ra vẫn chủ yếu là các mã bluechip.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 8,93 triệu đơn vị, giá trị 323,46 tỷ đồng, giảm 69,68% về lượng và 63,7% về giá trị so với phiên trước (14/2).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 13,71 triệu đơn vị, giá trị 452,89 tỷ đồng, giảm 57,15% về khối lượng và 53,84% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 4,78 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 129,43 tỷ đồng, tăng 88,64% về lượng và 43,86% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, VNM được khối ngoại mua ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 8,86 tỷ đồng, tương đương khối lượng 82.440 cổ phiếu. Còn PVD dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 573.140 đơn vị, giá trị tương ứng 7,74 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu MSN bị bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 28,62 tỷ đồng, tương đương khối lượng 579.920 đơn vị. Tiếp đó, VIC bị bán ròng 18,64 tỷ đồng, CTG bị bán ròng 17,43 tỷ đồng, NVL bị bán ròng 10,31 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 354.610 đơn vị, giá trị 3,64 tỷ đồng, giảm 27,7% về lượng và 49,51% về giá trị so với phiên trước (14/2).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 575.320 đơn vị, giá trị 7,11 tỷ đồng, tăng 234,12% về lượng và 114,16% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 220.710 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 3,47 tỷ đồng, trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 318.310 đơn vị, tổng giá trị mua ròng 3,89 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 22 mã và TIG dẫn đầu khi được mua ròng 193.500 cổ phiếu, giá trị 1,28 tỷ đồng.
Trong khi đó, khối này bán ròng mạnh nhất NTP với khối lượng 149.700 cổ phiếu, giá trị tương ứng 4,34 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 524.010 đơn vị, giá trị tương ứng 7,15 tỷ đồng, tăng 23,64% về lượng nhưng giảm 24,42% về giá trị so với phiên trước đó (14/2).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 67.600 đơn vị, giá trị 2,69 tỷ đồng, giảm 65,74% về lượng và 47,15% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 456.410 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 4,46 tỷ đồng, tăng 101,52% về lượng và tăng nhẹ 2% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 23 mã và QNS tiếp tục dẫn đầu khi được mua ròng 3,28 tỷ đồng, tương đương khối lượng 112.200 cổ phiếu.
Tuy nhiên, xét về khối lượng, LPB là mã dẫn đầu khi được mua ròng 200.300 cổ phiếu, giá trị 1,47 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này bán ròng 10 mã và VEA bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 21.600 cổ phiếu, giá trị hơn 935 triệu đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 17/2, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 4,54 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 128,44 tỷ đồng, tăng gần 130% về lượng và tăng 57,19% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (bán ròng 81,71 tỷ đồng).
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
MBS: "Thời điểm rủi ro nhất đã dần đi qua, cơ hội mua cổ phiếu tiềm năng xuất hiện trong các nhịp điều chỉnh" MBS đánh giá thời điểm rủi ro nhất đã dần đi qua, thị trường đang lấy lại vùng cân bằng và vận động theo xu thế dòng tiền với mức PE forward về mức rất hấp dẫn đồng thời cũng là mức thấp nhất 6 năm qua. Theo báo cáo mới được công bố, CTCK MBS cho biết thị trường chứng khoán thế...