Khối ngoại mua thoả thuận hơn 22 triệu cổ phiếu VHM
Nhiều mã cổ phiếu lớn bị bán mạnh khiến thị trường chứng khoán bất ngờ đảo chiều giảm điểm.
VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 845 điểm.
Chốt phiên giao dịch chứng khoán 20/8, VN-Index giảm 3 điểm về 848,21 điểm, HNX-Index tăng gần 2 điểm, tương ứng 1,67% lên 121,18 điểm. Upcom-Index tăng 0,07 điểm lên mốc 57,24 điểm.
Thanh khoản phiên này dâng lên cao với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 7,7 nghìn tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng giá mạnh, thậm chí tăng trần. Sàn Hose có đến 17 mã kịch trần như ASP, HRC, HU1, MCG, TCO, TIX, HAP, QBS, VAF, NAV, PTL, QCG, SAV, SVT, AAM, PXI, SJS, GTA…
Trên sàn HNX, cổ phiếu ACB không những đạt mức tăng mạnh 5,6% mà khối lượng giao dịch cũng rất ấn tượng với gần 19,5 triệu cổ phiếu trao tay.
Video đang HOT
Trong phiên này, GVR, KDC và LGC là những mã tác động tích cực nhất tới thị trường khi mang lại cho VN-Index lần lượt 0,23; 0,09 và 0,09 điểm. Ở chiều ngược lại, GAS, VIC và BID tác động tiêu cực nhất tới thị trường.
Đáng chú ý trong phiên giao dịch này phải kể đến việc khối ngoại mua thỏa thuận cổ phiếu VHM lên tới 22,6 triệu đơn vị, trị giá gần 1.700 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục dao động trong vùng giới hạn bởi ngưỡng hỗ trợ quanh 840 điểm và vùng kháng cự 852-858 điểm.
Áp lực điều chỉnh của thị trường có thể tiếp diễn và chỉ số sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 840-843 điểm. Đây cũng là vùng điểm được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số hồi phục tăng điểm trở lại.
Ngoài ra, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số MSCI Frontier Market Index cũng sẽ diễn ra vào những tuần cuối tháng 8 và có thể tạo ra biến động mạnh ở các cổ phiếu bluechips nằm trong danh mục của các bộ chỉ số này.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cũng dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 21/8, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 845 điểm (MA50). Những nhà đầu tư đã giải ngân bắt đáy trong đợt giảm trước đó và chốt lời cổ phiếu trong tuần trước nên tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường trong phiên tiếp theo.
VOF VinaCapital lãi gấp 1,5 lần với khoản đầu tư vào Sữa Quốc Tế (IDP), VinHomes lọt top 10 khoản đầu tư cổ phiếu lớn nhất
Khoản đầu tư vào Thu Cúc đã đưa tỷ trọng danh mục VOF trong lĩnh vực y tế, dược phẩm lên hơn 8% NAV.
VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) công bố báo cáo hoạt động tháng 7 với hiệu suất hoạt động âm 2,2%, trong khi VN-Index âm 2,7% (tính theo USD). Tính chung trong 7 tháng đầu năm, hiệu suất đầu tư quỹ âm 2%, tích cực hơn đáng kể so với mức giảm 16,1% của VN-Index.
Quỹ cho rằng mặc dù ngày càng có nhiều sự lạc quan xung quanh việc một số vắc xin đang được thử nghiệm, nhưng sự biến động thị trường và sự không chắc chắn về đà tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang gặp phải có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong vài quý nữa.
Tại ngày 31/7/2020, quy mô danh mục VOF đạt 853,6 triệu USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu niêm yết và UPCom là 70,9%. Trong đó, HPG tiếp tục là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 12,6%. Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục VOF trong tháng 7 có sự hiện diện của VHM với tỷ trọng 2,2%, cái tên bị loại khỏi top 10 là CTD.
Ngoài danh mục cổ phiếu, VOF cũng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào công ty tư nhân (Private Equity) khi tỷ trọng tăng từ 23,2% trong tháng 6 lên 24% trong tháng 7.
Lãi gấp 1,5 lần với khoản đầu tư vào IDP, đầu tư gần 27 triệu USD vào bệnh viện Thu Cúc
Vào ngày 9/7, VOF đã thông báo thoái một phần vốn tại IDP, tiếp theo là thông báo thoái toàn bộ vốn vào ngày 6/8. Cùng với đối tác Daiwwa PI Partners, VOF đã thoái toàn bộ khoản đầu tư vào IDP, một trong những nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam cho Blue Point, nhà đầu tư tài chính và chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực FMCG. Mức tăng giá trị tài sản ròng (NAV) của VOF từ toàn bộ đợt thoái vốn này là 14 cent/chứng chỉ quỹ. Việc thoái vốn này mang về khoản lợi nhuận lên tới 1,5 lần so với vốn đầu tư ban đầu của VOF.
Một phần số tiền thu được từ việc thoái vốn tại IDP ngay lập tức được sử dụng để đầu tư vào Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI, công bố đầu tư ngày 10/8), một bệnh viên tư nhân hàng đầu tại Hà Nội.
VinaCapital đã đầu tư 26,7 triệu USD vào Thu Cúc và có chân trong HĐQT bệnh viện này. Thu Cúc được thành lập năm 2011 và hiện có hơn 1.400 nhân viên, bao gồm 230 bác sĩ và 12 chuyên khoa y tế. Vào đầu năm 2019, một phòng khám đa khoa mới rộng 5.000 m2 đã được mở để phục vụ việc khám bệnh ngoại trú và kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp, trong khi đầu năm 2020, Thu Cúc đã mở rộng 10 tầng cho bệnh viện chính để tăng gấp đôi sức chứa bệnh nhân. Khoản đầu tư vào Thu Cúc đã đưa tỷ trọng danh mục VOF trong lĩnh vực y tế, dược phẩm lên hơn 8% NAV.
Nửa đầu năm 2020 là một trong những giai đoạn đầu tư khó khăn nhất trong lịch sử của quỹ. Trong giai đoạn này, VOF đã thực hiện cơ cấu danh mục và tiếp tục đầu tư vào các công ty tư nhân, bao gồm Thu Cúc. Với gần 5% NAV tiền mặt trong tay vào cuối tháng 7, VOF cho biết vẫn thận trọng và chọn lọc các cơ hội đầu tư trong bối cảnh môi trường kinh tế bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Khối ngoại giảm bán, thị trường đồng thuận hồi phục trong phiên 19/8 Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay nhưng áp lực đã giảm đáng kể, chỉ còn 23 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại tập trung vào VNM (-36,28 tỷ đồng), MSN (-14,93 tỷ đồng), DXG (-11,78 tỷ đồng)... Phiên giao dịch 19/8 diễn ra khá tích cực với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo...