Khởi nghiệp của 14 tổng thống Mỹ
Trước khi trở thành người đứng đầu Nhà Trắng, ông Barack Obama làm ở tiệm kem, George W. Bush là công nhân dàn khoan dầu và bán quả bóng bàn, Ronald Reagan phục vụ ở rạp xiếc, Gerald Ford nhận nhiệm vụ bảo vệ tại công viên.
Barack Obama – Bán kem và làm bánh mỳ sandwich Giữa những năm 70 của thế kỷ XX, chàng thanh niên Obama làm nghề bán kem tại cửa hàng Baskin-Robbins ở Honolulu. Đây là công việc đầu đời của đương kim tổng thống Mỹ. Vài năm sau đó, ông chuyển sang nghề bán hàng lưu niệm rồi phục vụ bánh mỳ sandwich trong tiệm ăn.
George W. Bush – Công nhân dàn khoan dầu và bán quả bóng bàn Mùa hè năm 1965, Bush trở thành công nhân một dàn khoan dầu ngoài biển gần Louisiana. Ông nói: “Đây là một công việc nặng nhọc và nóng bức. Tôi làm đủ để nhận ra đây không phải làm điều mình muốn trong cuộc đời”. Cựu tổng thống cũng chia sẻ, việc làm ưu thích nhất của ông là trưởng nhóm bán quả bóng bàn tại Sears.
Bill Clinton – Bán tạp phẩm và truyện tranh Năm 13 tuổi, Bill Clinton có việc làm đầu tiên trong đời tại một cửa hàng bán tạp phẩm ở Arkansas. Cũng chính tại đây, ông đã thuyết phục chủ hàng cho phép bán thêm truyện tranh, sản phẩm giúp Bill kiếm được 100 USD.
Video đang HOT
Ronald Reagan – Nhân viên rạp xiếc và vệ sĩ Năm 1925, Reagan làm một vài việc lặt vặt trong rạp xiếc Ringling Brothers với tiền công 0,25 USD mỗi giờ. Một năm sau, ông chuyển sang làm nghề vệ sĩ, mỗi ngày làm 12 tiếng và không có ngày nghỉ. Trong thời gian này, ông đã cứu sống được 77 người. Khi vào Đại học Eureka, Ronald làm bánh hamburger và lau rửa bàn trong ký túc xá nữ.
Gerald Ford – Nhân viên bảo vệ tại công viên Hè năm 1936 là quãng thời gian Ford đợi nhập học trường luật Yale. Ông cũng tranh thủ khoảng thời gian này để làm nhân viên bảo vệ làm thời vụ tại Công viên Quốc gia Yellowstone. Một trong những nhiệm vụ của ông là hộ tống những chiếc xe mang thức ăn cho gấu.
Richard Nixon – Bán thịt gà và người hô trò “Bánh xe may mắn” Trong giai đoạn 1928 – 1929, Richard đến thăm mẹ và anh trai mình tại Prescott, bang Arizona. Suốt quãng thời gian ở đây, Nixon làm nghề giết mổ và bán thịt gà. Nhưng với ông, công việc ưu thích nhất vẫn là người hô trò “Bánh xe may mắn” tại lễ hội Slippery Gulch.
Lydon B. Johnson – Đánh giày và chăn cừu Năm 9 tuổi, Johnson đã biết dành kỳ nghỉ hè của mình để đi đánh giày kiếm tiền. Khi lớn hơn, ông đã có lúc dành thời gian nghỉ để chăn dê và làm cả trên những cánh đồng bông của bác mình.
Theo VNE
Công chức Trung Quốc làm thêm trên vỉa hè
Kinh tế khó khăn khiến nhiều nhân viên văn phòng Trung Quốc quyết định mở cửa hàng kiếm thêm trên đường phố, sau 8 tiếng làm việc gần như liên tục ở công sở.
Hình ảnh các nhân viên văn phòng mở hàng trên đường phố sau giờ làm việc đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily
Ông Wu, quê ở Hà Nam, Trung Quốc, đã sống và làm việc tại Thâm Quyến suốt 15 năm qua. Hiện tại, ông chuyên gia kỹ thuật và quản lý phát triển của một công ty có tiếng. Mặc dù nhận được hơn 10.000 tệ (khoảng 1.629 USD) mỗi tháng, nhưng Wu vẫn tìm cách kiếm thêm bằng một gian hàng nhỏ trên đường phố.
"Cứ đêm xuống là con phố trước cửa nhà của tôi lại đầy ắp các cửa hàng buôn bán. Khách đến rất đông, nên tôi bàn với vợ chuyển sang kinh doanh một thứ gì đó để tăng thêm thu nhập", ông Wu nói về gian hàng quần áo, đồ ăn nhẹ và trái cây các loại của gia đình.
"Khi việc làm ăn thuận lợi, tôi có thể kiếm được từ 5.000 tới 6.000 tệ (tương đương 977,4 USD) một tháng", ông cho biết.
Cũng theo ông Wu, ở Thâm Quyến, việc một nhân viên văn phòng chuyển sang buôn bán sau giờ làm việc là điều hết sức phổ biến. "Không ai cảm thấy e ngại khi nói về việc đó", ông nói.
Xu hướng này không chỉ nổi lên ở Thâm Quyến, mà còn lan đến rất nhiều thành phố khác trên khắp Trung Quốc. Sun Jingjing, một nhân viên lễ tân ở quận Hải Điến, Bắc Kinh, cho biết việc mở một cửa hàng kinh doanh riêng là niềm đam mê của cô.
"Là bà chủ, tôi có thể tùy chọn mặt hàng và quyết định giá cả. Điều đó thật tuyệt", Sun nói.
Cũng giống Sun, nhiều viên chức trẻ coi việc kinh doanh ngoài giờ làm việc là cách để theo đuổi đam mê, ước mơ của riêng mình, hoặc đơn giản là để thử thách bản thân.
Nhưng với những người đứng tuổi như ông Wu, việc kinh doanh lại vì một lý do hoàn toàn khác.
"Một căn nhà trị giá hàng triệu USD. Tiền thuê nhà cũng đắt không kém", Wu cho biết, nói thêm rằng ông còn phải lo liệu tiền sinh hoạt cho cả gia đình và chi phí ăn học của con trai. "Cuộc sống sẽ rất khó khăn nếu tôi chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất."
Nhưng việc kinh doanh không chỉ đơn giản là mở cửa hàng ra và đếm tiền. "Tôi không có ngày nghỉ, bởi nguồn hàng ở rất xa", ông Wu cho hay.
Ngay cả Sun, người coi kinh doanh là công cụ để thỏa mãn đam mê, cũng gặp phải vấn đề tương tự. Việc buôn bán không còn phát đạt như trước, vì ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, Sun còn không có cả thời gian để nghỉ ngơi hay làm đẹp. Tuy vậy, cô vẫn khẳng định:"Tôi sẽ không từ bỏ giấc mơ trở thành doanh nhân".
Theo VNE
Hơn 23.000 cảnh sát Anh đi làm thêm Cảnh sát Anh phải đi làm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập - Ảnh: AFP Trên 23.000 cảnh sát Anh phải làm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập, từ dạy múa cột cho đến làm dịch vụ mai táng. Con số này tương đương với tỉ lệ cứ 10 cảnh sát viên thì có một người đi làm thêm...