Khối kim loại cao 7 m ở Ấn Độ biến mất
Khối kim loại từng xuất hiện ở công viên thành phố Ahmedabad của Ấn Độ đã biến mất. Một bức thư cùng quả cầu kim loại được để lại ở vị trí của nó.
Khối kim loại cao 7 m ở Công viên Symphony Forest, thành phố Ahmedabad của Ấn Độ, đã biến mất hôm 13/1. Tuy nhiên, khác với nhiều trường hợp khắp thế giới, khối kim loại này được thay thế bằng một quả cầu kim loại, Indian Express đưa tin.
Khối kim loại ba mặt cùng quả cầu kim loại tại công viên thành phố Ahmedabad là sản phẩm của công ty Ahmedabad Municipal Corporation, đơn vị quản lý Công viên Symphony Forest. Tại vị trí từng xuất hiện khối kim loại, những người tạo ra tác phẩm này để lại một bức thư.
“Từ đứa trẻ 8 tuổi tới những người 80 tuổi, sự tò mò thực tâm và nhiệt tình vô bờ bến của các bạn đã mang lại cho tôi nhiều hơn những gì tôi đòi hỏi. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm, tôi kỳ vọng các bạn sẽ chú ý hơn nữa tới vẻ đẹp tự nhiên trong cuộc sống quanh ta”, bức thư có đoạn.
Một quả cầu kim loại đã thế chỗ khối kim loại tại công viên thành phố Ahmedabad. Ảnh: Indian Express.
Video đang HOT
Không ít du khách Ấn Độ đã đổ tới thành phố Ahmedabad để có cơ hội chiêm ngưỡng khối kim loại khi tác phẩm này xuất hiện hôm 4/1. Nhiều người không giấu được sự thất vọng khi nay khối kim loại đã biến mất.
Trước đó, những con số khắc trên bề mặt khối kim loại ở công viên thành phố Ahmedabad đã kích thích sự tò mò của người dân và trở thành chủ đề trong nhiều cuộc thảo luận ở Ấn Độ.
“Mục đích của chúng tôi là đẩy mạnh bảo tồn môi trường sống tự nhiên và bảo vệ động vật hoang dã. Hình khắc trên tác phẩm này là tọa độ của những công viên quốc gia đáng chú ý khắp Ấn Độ”, cơ quan quản lý công viên Symphony Forest cho biết.
Các nghệ sĩ tạo ra khối kim loại cho biết họ hy vọng việc tới công viên chiêm ngưỡng tác phẩm sẽ truyền cảm hứng giúp người dân trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phẩn bảo vệ môi trường trong tương lai.
Khối kim loại bí ẩn ở Romania đã biến mất
Sau vài ngày được phát hiện trên đồi của Romania, cột kim loại hình tam giác biến mất giữa đêm.
Cột kim loại bí ẩn ở Romania đã biến mất
Cột kim loại nguyên khối trên đồi Batca Doamnei ở thành phố Piatra Neamt, đã biến mất một cách bí ẩn chỉ vài ngày sau khi được phát hiện.
Trước đó, khối đá nguyên khối được phát hiện trên Đồi Batca Doamnei ở thành phố Piatra Neamt thuộc Quận Neamt phía đông bắc Romania.
Các nhà chức trách cho biết vẫn chưa rõ chủ sở hữu của tài sản. Cấu trúc kim loại tìm thấy cách di tích lịch sử lâu đời nhất trong thành phố, Pháo đài Petrodava Dacian nổi tiếng vài mét.
Pháo đài cũ đã bị người La Mã phá hủy vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên nhưng một phần của bức tường thành vẫn có thể nhìn thấy ngày nay.
Cấu trúc hình tam giác sáng bóng có chiều cao khoảng bốn mét, có một mặt hướng ra Núi Ceahlau. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất ở Romania, được xếp vào danh sách một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của đất nước.
Khối kim loại khác thường giống với khối gần đây đã biến mất trong một sa mạc ở bang Utah, Mỹ.
Giới chức Romania chưa xác định được nguồn gốc của cấu trúc này. Chiếc cột đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về việc nó thực chất là gì và bằng cách nào nó xuất hiện tại địa điểm trên.
Trước đó, phi công trực thăng Bret Hutchings, người đã phát hiện ra khối kim loại khác lạ giữa vùng núi ở bang Utah, Mỹ. Bret Hutchings mô tả đó là 'điều kỳ lạ nhất từng gặp trong suốt những năm làm phi công bay trên bầu trời'.
Nhóm các chuyên gia di chuyển bằng trực thăng tình cờ phát hiện ra khối kim loại bí ẩn sâu trong sa mạc ở bang Utah. Các nhân viên bay bằng trực thăng trong một hoạt động hỗ trợ phòng tài nguyên động vật hoang dã đếm những con cừu lớn ở vùng đông nam Utah. Tuy nhiên, cuộc khám phá có được kết quả bất ngờ khi phát hiện ra một tảng đá nguyên khối.
Ở giữa tảng đá đỏ là một khối kim loại màu bạc sáng bóng nhô lên khỏi mặt đất. Phi công Bret Hutchings dự đoán nó cao khoảng từ 3 đến 3,6 mét, trông không giống như kiểu ngẫu nhiên nằm ở đó và dường như được 'trồng' ở đây vậy.
Rocsana Josanu, quan chức Văn hóa và Di sản Neamt, Romania cho biết: "Chúng tôi đã xem xét vẻ ngoài kỳ lạ của khối đá nguyên khối. Nó thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết ai là chủ nhân của khối đá nguyên khối. Vị trí đặt khối đá nằm trong một khu vực được bảo vệ tại địa điểm khảo cổ. Trước khi lắp đặt một thứ gì đó ở đó, mọi người cần sự cho phép của tổ chức".
Sự khác biệt "một trời một vực" ở biên giới Trung - Ấn: Nơi sống ở thế kỉ 21, nơi sống "như thời đồ đá" Nhiều ngôi làng Ấn Độ không có điện, không có nguồn cung cấp nước sạch. Nơi gần nhất có bác sĩ nằm cách làng 160km. Tình hình hoàn toàn khác biệt ở phía Trung Quốc. Cuộc sống "thời đồ đá" Mỗi buổi tối, Urgain Chodon lại nhìn những ánh sáng lấp lánh trên núi ở phía bên kia bờ sông và tự trách...