Khói đốt vải khét lẹt đầu độc dân làng vải vụn ở ngoại thành Hà Nội
Dân 2 xã Hiền Giang và Hòa Bình ( huyện Thường Tín, Hà Nội) hơn 10 năm qua khốn khổ vì hít khói độc từ đống lửa đốt vải vụn mà chính họ tạo ra.
Đê Dưỡng Hiền (xã Hòa Bình) lâu nay trở thành địa điểm đốt vải vụn. Khói đen cùng mùi khét lẹt bốc lên ngày đêm. Những ngày ẩm thấp, khói, bụi không thoát được, cả vùng quê rộng lớn bị ngộp thở.
Anh Nguyễn Thanh Bình (42 tuổi, thôn Nhuệ Giang) cho biết: “ Những đống vải vụn cháy không ngừng nghỉ. Có những ngày cả nhà tôi không thể thở nổi vì khói bụi, dù đã đóng cửa kín bưng“.
Anh Nguyễn Thanh Bình (người dân thôn Nhuệ Giang).
Theo anh Bình, người dân các thôn Dưỡng Hiền, Nhuệ Giang nhập vải vụn từ khắp nơi về để phân loại. Với những mảnh vải còn sử dụng được, họ bán cho làng Trát Cầu chuyên sản xuất chăn, ga. Vải phế phẩm được chất đống ra triền đê sông Nhuệ rồi đốt trộm. Việc đốt vải thường diễn ra vào buổi chiều hoặc nửa đêm.
Khói đen cùng mùi khét lẹt bủa vây người dân ở xã Hòa Bình và xã Hiền Giang liên tục từ năm này qua năm khác. Người dân chỉ biết đeo khẩu trang, đóng kín cửa để hạn chế hít phải khói bụi độc hại.
Video đang HOT
Việc đốt vải diễn ra vào chiều muộn hoặc đêm khuya.
Tiếc tiền xử lý rác
Chủ tịch UBND xã Hòa Bình Nguyễn Văn Học cho biết, tình trạng đốt vải là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay của địa phương.
“ Chính quyền nhiều lần vào cuộc tuyên truyền, phối hợp với lực lượng công an bắt quả tang việc đốt vải và xử phạt hành chính. Tuy nhiên các hộ dân thường đốt rác trộm vào đêm khuya nên việc ngăn chặn gặp nhiều khó khăn“, ông Học nói.
Tro đốt vải bên bờ đê Dưỡng Hiền.
Hiện nay xã có 44 hộ thu gom vải từ các xí nghiệp may mặc để phân loại. Có thời điểm, rác tập kết về lên đến hàng tấn.
“ Tháng 8 năm nay, xã đã phối hợp với công ty Thăng Long (chuyên xử lý rác thải), ký hợp đồng thu gom rác để tiêu hủy. Theo hợp đồng, 1kg đem đi tiêu hủy, các hộ dân phải bỏ ra 500 đồng. Có hộ dân tiêu hủy hàng tấn vải nên số tiền này là không nhỏ. Chính vì vậy, nhiều hộ vẫn không thực hiện hợp đồng mà chọn cách đốt trộm“, ông Nguyễn Văn Học nêu thực tế.
Những bao tải vải tập kết dọc đê Vị.
Chủ tịch UBND xã khẳng định, chính quyền xã và huyện Thường Tín không bao che cho hành vi đốt vải. Xã phối hợp với công an huyện, phòng TN&MT huyện sẽ có những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm môi trường này.
Nguồn: Vietnamnet
Gắn trách nhiệm đảm bảo ATGT chủ bến khách ngang sông
Sáng 19-9 tại UBND xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa và trao tặng bổ sung 500 dụng cụ nổi, phao cứu sinh cho nhân dân sống xung quanh các bến đò, làng chài và một số xã ven sông Hồng của Hà Nội.
Được biết, Hà Nội quản lý trên 190 km đường sông gồm các tuyến sông. Qua công tác tuần tra kiểm soát, nắm tình hình trên tuyến sông Hồng địa bàn Hà Nội giáp ranh với tỉnh Hưng Yên, CBCS Phòng CSGT phát hiện vẫn xuất hiện tình trạng một số bến khách ngang sông vi phạm như chủ bến chở khách thiếu dụng cụ nổi, phao cứu sinh... thuyền viên, đò chở quá số người qui định, đặc biệt trong các bến còn chở nhiều ô tô...Một số trường hợp chủ tàu lợi dụng địa bàn giáp ranh để khai thác cát trái phép trên sông.
Phòng CSGT Hà Nội tặng phao cứu sinh cho các chủ bến
Thượng tá Đoàn Văn Chuẩn, Phó trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết qua, hội nghị này cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền ATGT đường thuỷ nội địa, đồng thời trao tặng dụng cụ nổi cứu sinh khi đi trên phương tiện thuỷ trên tuyến sông. Từ đó phân tích nguyên nhân các vụ TNGT để người dân qua đó cảnh báo. Đồng thời đề nghị, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền ATGT đường thuỷ không chủ đến chủ bến, mà đến toàn thể nhân dân các hộ kinh doanh; CSGT đường thuỷ phụ trách địa bàn nắm chắc tình hình phối hợp công an các quận huyện cũng như tỉnh giáp ranh để kịp thời phát hiện, bắt giữ các trường hợp khai thác cát trên sông trái phép.
các chủ bến được tặng phao cứu sinh
Đại diện 13 chủ bến khách ngang sông, ông Trần Danh Đán, bến Cẩm Cơ Hồng Vân cho hay, tại bến luôn nhắc nhở hành khách lên phà mặc áo phao đảm bảo ATGT. "Bến luôn quán triệt tới thuyền trưởng, thuyền viên sắp xếp nhắc nhở trước khi cho thuyền đi thì phải nhắc nhở hành khách lên thuyền đứng gần vị trí phao tròn thì phải cầm phao, đeo dây vào tay, áo phao mặc vào người đảm bảo ATGT".
Đại uý Nguyễn Tuấn Anh báo cáo viên Đội tuyên truyền, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, khái quát một số vấn đề ATGT đường thuỷ nội địa tới các chủ bến như "Bố trí dụng cụ cứu sinh, áo phao phải đủ số người, đồng thời sắp xếp tại các vị trí thuận tiện đảm bảo an toàn. Khi gặp thời tiết xấu thì đặc biệt không cho xuất bến. Nếu phương tiện chết máy giữa dòng phải có biện pháp chống va trôi, đảm bảo không ATGT".
Trung tá Đỗ Trọng Nghĩa, Đội trưởng Đội CSGT đường thuỷ số 3, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội - đơn vị quản lý tuyến sông Hồng qua địa bàn huyện Thường Tín cho hay, đơn vị thường xuyên bố trí các tổ công tác tuần tra trên sông, kiểm tra đột xuất tại 13 bến khách ngang sông thuộc địa bàn quản lý. "Đặc thù của 13 bến khách ngang sông Đội CSGT đường thuỷ số 3 quản lý thì cơ bản người dân của Hà Nội với một số huyện của tỉnh Hưng Yên đi làm đồng ruộng là chính. Vì vậy mỗi khi thấy hành khách đi đò không mặc áo phao, CSGT đường thuỷ đã tuyền truyền về nguy cơ tiềm ẩn TNGT sông nước. Đồng thời sau đó, gắn trách nhiệm phạt chủ bến, thuyền trưởng, thuyền viên để nâng cao ý thức trách nhiệm nhắc nhở đến hành khách mỗi khi cho hành khách lên thuyền sang sông đảm bảo ATGT đường thuỷ"
P. Thuỷ
Theo CAND
Xác định danh tính tài xế tử vong trong ôtô đưa đón học sinh tại Thường Tín Thấy chiếc xe 16 chỗ đỗ bên đường nhiều giờ nhưng vẫn nổ máy, người dân kiểm tra thì phát hiện tài xế đã tử vong trên vôlăng. Chiếc ô tô Mercedes Benz 16 chỗ mang BKS 29B-085.16 tại huyện Thường Tín, Hà Nội Sáng 12/9, theo một nguồn tin riêng của PV Báo Giao thông, tài xế tử vong trong xe ô...