Khởi động chiến lược ‘Campuchia An toàn’
Ngày 28/9, Chính phủ Campuchia đã đề xuất một chiến dịch hồi phục ngành du lịch với khẩu hiệu “ Campuchia An toàn” như là một trong những chiến lược nhằm thu hút du khách nội địa và quốc tế trong giai đoạn mở cửa trở lại và tương lai.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, phát biểu nhân Ngày Du lịch thế giới 27/9 với chủ đề “Du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm”, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định nước này sẽ là điểm đến an toàn cho mọi người ngay khi mở cửa trở lại đón du khách nhờ những nỗ lực hết mình của chính phủ nhằm tiêm chủng cho gần như toàn bộ người dân trong nước.
Người đứng đầu Chính phủ Campuchia nhấn mạnh rằng bất chấp các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lan rộng toàn cầu và sự bất ổn trong tương lai, Campuchia đã vạch ra những chiến lược then chốt kịp thời cùng các nỗ lực tiêm chủng và tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn làm nền tảng cho việc từng bước tái mở cửa nền kinh tế và các hoạt động xã hội trong “trạng thái bình thường mới”. Chính phủ Campuchia đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 91% trong tổng dân số 16 triệu người.
Tính đến ngày 26/9/2021, theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Campuchia về tiêm vaccine ngừa COVID-19, đã có 82,03% dân số được chủng ngừa. Với kết quả này, Thủ tướng Hun Sen tự tin khẳng định Campuchia sẽ được coi là nơi đảm bảo an toàn và giành lại niềm tin của cả du khách trong và ngoài nước. Trong quý VI/2021, Campuchia dự kiến mở cửa trở lại cho các du khách đã tiêm chủng đủ liều.
Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen cũng hối thúc các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và đối tác phát triển của Campuchia nâng cao chất lượng các dịch vụ cho du khách.
Theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia, chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm nay, đã có thêm 527 doanh nghiệp lữ hành Campuchia buộc phải đóng cửa hoàn toàn trong tổng số 3.389 công ty thuộc lĩnh vực này đã phải tạm dừng hoạt động kể từ đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19.
Do quy định du khách nước ngoài bị buộc phải cách ly 14 ngày phòng dịch, tính đến cuối tháng 7, lượng khách nhập cảnh vào 3 sân bay quốc tế của Campuchia giảm hơn 93% so với 7 tháng đầu năm ngoái.
Theo người phát ngôn Bộ Du lịch Campuchia Top Sopheak, những doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động gồm các đơn vị dịch vụ karaoke, khách sạn, nhà hàng, massage, vận tải đường bộ, lữ hành…
* Trong khi đó, ngày 28/9, Bộ trưởng Du lịch Maldives, ông Abdulla Mausoom tuyên bố mở cửa trở lại biên giới là bước đi quan trọng nhằm phục hồi kinh tế.
Phát biểu nhân Ngày Du lịch thế giới, Bộ trưởng Mausoom nhấn mạnh với việc mở cửa trở lại các biên giới, chính phủ đặt ưu tiên thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương vốn tạo thu nhập và việc làm cho người dân nước này. Ông cho biết chính phủ sẽ cho phép nối lại dịch vụ homestay từ tháng 1/2022.
Trong tháng 9 vừa qua, lượng du khách đến Maldives đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái và chính phủ ước tính đến cuối năm nay, số du khách nước ngoài là khoảng 1,3 triệu lượt người.
Do đại dịch COVID-19 hoành hành, trong năm ngoái, Maldives đã đóng cửa hoàn toàn biên giới trong 3 tháng và mở cửa trở lại vào tháng 7/2020. Đến tháng 5/2021, nước này không cho phép du khách từ các nước Nam Á nhập cảnh và hủy lệnh này vào ngày 15/7 vừa qua.
Video đang HOT
COVID-19 tại ASEAN hết 20/7: Người Indonesia tụ tập cầu nguyện bất chấp nguy hiểm; Lào ca mắc mới kỷ lục
Trong ngày 20/7, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 73.000 ca nhiễm mới và 1.532 ca tử vong. Indonesia đối mặt nguy hiểm từ những đám đông tín đồ cầu nguyện, Lào ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện bên trong một đền thờ ở Aceh, Indonesia để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha, ngày 20/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 20/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 73.674 ca mắc mới COVID-19 và 1.532 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 6.275.650 trường hợp và 116.855 ca tử vong. Toàn khối có 5.174.195 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 1.280 ca; Malaysia đứng thứ hai với 93 ca; Thái Lan ghi nhận 80 ca tử vong, trong khi Philippines thêm 58 ca, Campuchia ghi nhận 21 ca.
Với 38.325 ca nhiễm trong ngày 20/7, Indonesia đang dẫn đầu khối về lây nhiễm mới. Nước này tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 2.950.058 ca bệnh và 76.200 ca tử vong.
Malaysia có số ca nhiễm mới đứng thứ hai trong khối với 12.366 trường hợp, nâng tổng ca bệnh lên 939.899 người, bao gồm 7.241 ca tử vong. Thái Lan đứng thứ ba toàn khối về ca nhiễm mới, với 11.305 ca, nâng tổng ca bệnh lên 426.475, với 3.502 ca tử vong.
Tình hình tại Philippines có dấu hiệu giảm nhẹ, với 4.516 ca nhiễm mới. Cùng ngày, Campuchia cũng ghi nhận 825 ca nhiễm mới, Lào thêm 130 ca, Timor Leste thêm 32 ca và Brunei ghi nhận 14 ca.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Jakarta, Indonesia, ngày 9/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Indonesia: Nguy hiểm khi người dân vẫn tập trung cầu nguyện
Bất chấp các nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 liên tục "lập đỉnh", ngày 20/7, người dân Indonesia vẫn cầu nguyện bên ngoài các thánh đường cũng như tổ chức các sự kiện truyền thống để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha. Đây là lần thứ 2 kể từ khi xảy ra đại dịch, quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trên thế giới này tổ chức lễ Eid al-Adha, diễn ra vào thời điểm kết thúc mùa hành hương hằng năm đến Thánh địa Mecca.
Trước đó, nhà chức trách Indonesia đã cấm tập trung đông người, tổ chức các buổi lễ truyền thống, hiến tế động vật, cũng như khuyến cáo người dân không tụ tập cầu nguyện hoặc thực hành tín ngưỡng. Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã yêu cầu người dân cầu nguyện ở nhà thay vì tập trung đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, tại thủ đô Jakarta và nhiều nơi khác, dù không vào bên trong thánh đường, song người dân lại tập trung cầu nguyện ở các đoạn đường gần đó. Thậm chí người dân tại Bandung còn trải thảm cầu nguyện ngay trên các con ngõ nhỏ bên ngoài nhà của mình. Trong khi đó, hàng nghìn người dân ở Banda Aceh lại tập trung bên ngoài Thánh đường Baiturrahman.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện bên ngoài một đền thờ ở Aceh, Indonesia để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha, ngày 20/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Số ca nhiễm mới đã tăng cao tại Indonesia sau khi hàng triệu người dân nước này đi lại khắp cả nước nhân dịp kết thúc tháng lễ Ramadan hồi tháng 5 vừa qua. Trong những ngày gần đây, Indonesia đã vượt Ấn Độ và Brazil trở thành "tâm dịch" của thế giới, với số ca tử vong trong ngày 19/7 ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 1.338 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong ngày cũng lên tới hơn 50.000 ca, cao gấp khoảng 10 lần so với mức trung bình hồi đầu tháng 6, do sự xuất hiện của biến thể Delta trên khắp cả nước. Số ca nhiễm mới tăng đã chất thêm gánh nặng đối với hệ thống y tế nước này. Nhiều bệnh viện ở thủ đô Jakarta và trên khắp đảo Java đông dân đã rơi vào cảnh quá tải và thiếu oxy trầm trọng.
Tính đến nay, Indonesia ghi nhận hơn 2,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó gần 75.000 người không qua khỏi. Do tỷ lệ xét nghiệm và truy vết ở nước này còn thấp, nên giới chuyên gia cho rằng số người mắc và tử vong do COVID-19 trên thực tế còn cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, ngày 20/7, Tổng thống Joko Widodo thông báo chính phủ nước này sẽ dần nới lỏng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp từ ngày 26/7 tới nếu số ca mới giảm.
Bác sĩ Indonesia chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Straits Times
Lào: Ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay
Cũng trong ngày 20/7, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 170 ca mắc mới COVID-19, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Đây là số ca mắc mới COVID-19 trong một ngày cao nhất từ trước tới nay tại Lào.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 20/7 - ngày đầu tiên Lào thực hiện đợt phong tỏa lần thứ 6, nước này không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực, đặc biệt là ở các nước láng giềng của Lào vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Y tế Lào yêu cầu các tỉnh Trung và Nam Lào, nơi đang có lây nhiễm trong cộng đồng hoặc tiếp nhận số lượng lớn ca bệnh nhập cảnh cần khẩn trương mở rộng quy mô tiếp nhận điều trị, tăng cường nguồn nhân lực y tế; đồng thời nghiên cứu cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa các địa phương để đảm bảo công tác phòng và điều trị COVID-19 hiệu quả.
Người dân đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp toàn quốc thêm 2 tháng
Nội các Thái Lan đã gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 2 tháng cho tới cuối tháng 9 nhằm ứng phó với tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Phó phát ngôn viên chính phủ Traisuree Taisaranakul cho biết việc gia hạn từ ngày 1/8 đến ngày 30/9 là theo đề xuất của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), đơn vị phụ trách các hoạt động của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của chính phủ. Theo bà Traisuree, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp là cần thiết để tạo điều kiện cho việc triển khai nhanh chóng và tích hợp các biện pháp kiểm soát COVID-19 vì lợi ích an toàn cộng đồng. Quyết định này là để ứng phó với việc hàng nghìn ca nhiễm mới COVID-19 được ghi nhận hàng ngày ở vùng Bangkok mở rộng.
Quốc gia Đông Nam Á này ngày 20/7 ghi nhận thêm 11.305 ca mới cùng 80 ca tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 426.475 ca, trong đó có 3.502 người không qua khỏi. Vùng đô thị Bangkok mở rộng gồm thủ đô và các tỉnh lân cận có nhiều ca mới nhất, với 5.468 ca nhiễm cùng 45 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, ngày 17/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày 20/7, Cục Kiểm soát Dịch bệnh của Thái Lan đã ký hợp đồng với Pfizer/BioNTech để mua 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Vaccine của Pfizer-BioNTech được đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA) từ ngày 24/6 và việc giao hàng dự kiến sẽ bắt đầu vào quý IV năm nay.
X
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà trên toàn quốc từ ngày 7/6 với hy vọng đến cuối năm nay sẽ có 50 triệu người, tức 70% dân số, được tiêm ngừa COVID-19. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu mua 100 triệu liều vaccine của các hãng khác nhau trong năm nay và dự tính mua thêm 50 triệu liều vaccine cho năm tới vì nhiều khả năng sẽ cần phải tiêm nhắc lại, đặc biệt nếu có nhiều biến thể mới xuất hiện. Đến nay, Thái Lan đã tiêm vaccine cho 14,55 triệu người, trong đó 11,07 triệu người được tiêm mũi 1 và 3,48 triệu người được tiêm mũi 2.
Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 16/7/2021. Ảnh: THX/TXVN
Ca nhiễm tăng trở lại, Singapore siết chặt các biện pháp hạn chế
Ngày 20/7, Bộ Y tế Singapore thông báo sẽ siết chặt các hạn chế xã hội, trong đó có việc ngừng ăn uống tại nhà hàng, tập thể dục ngoài trời và cấm tập trung nhiều hơn 2 người. Quyết định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 22/7 tới.
Người dân xếp hàng mua đồ ăn mang về để phòng lây nhiễm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại "đảo quốc Sư tử" đang gia tăng, theo đó số ca mắc mới trong cộng đồng ngày 19/7 tăng gần 2 lần so với trước đó một ngày. Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung ước tính nước này sẽ ghi nhận khoảng 184 ca mắc mới trong ngày 20/7. Nhà chức trách Singapore cũng cam kết sẽ công bố gói cứu trợ COVID-19 trong những ngày tới.
Ngày 18/7, Singapore công bố phát hiện nhiều ca nhiễm mới liên quan đến 12 khu chợ và trung tâm thực phẩm. Ảnh: Straits Times
Campuchia lo ngại biến thể Delta xâm nhập qua đường nhập cảnh
Campuchia thông báo ghi nhận thêm 825 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 421 ca nhập cảnh. Đây là ngày ghi nhận số ca nhập cảnh mắc COVID-19 cao nhất từ trước đến nay, làm dấy lên quan ngại biến thể Delta xâm nhập nước này qua đường nhập cảnh trái phép.
Cũng trong 24 giờ qua, nước này có thêm 21 trường hợp tử vong. Như vậy, đã có tổng cộng 68.796 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.149 người không qua khỏi tại quốc gia Đông Nam Á này.
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 8/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhà chức trách Campuchia hối thúc người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi đến lượt, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, duy trì giãn cách 1,5 m và tránh đến các nơi tập trung đông người, đến không gian kín, hạn chế, cũng như tiếp xúc với nhau.
Campuchia lo chạm "giới hạn đỏ" nếu 2 chủng virus nguy hiểm đột biến Campuchia quan ngại khi ngày càng phát hiện ra nhiều hơn các ca Covid-19 mắc chủng Delta và Alpha, đồng thời lo rằng 2 chủng này có thể đột biến thành chủng khác nguy hiểm hơn. Campuchia từng duy trì số ca Covid-19 ở mức thấp nhưng bùng dịch nghiêm trọng trở lại từ tháng 2 năm nay (Ảnh: Khmer Times). Khmer Times...