Khơi dậy tiềm năng cây ăn quả tại Yên Bái
Yên Bái được đánh giá là tỉnh miền núi có tiềm năng lớn phát triển cây ăn quả.
Nhiều chính sách hỗ trợ được thực thi cùng cơ chế liên kết hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm đang từng bước làm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng trái cây theo hướng sản xuất hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Vườn cam của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Sơn Tùng (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) được trồng với quy chuẩn sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Ảnh tư liệu: Việt Dũng/TTXVN
Đòn bẩy từ chính sách hỗ trợ
Hiện, toàn tỉnh Yên Bái có trên 10.000 ha cây ăn quả, diện tích này có xu hướng tăng qua từng năm. Trong đó, đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung với tổng diện tích gần 6.000 ha, năng suất đạt 90 tạ/ha, cho sản lượng đạt trên 36.000 tấn/năm. Đáng chú ý diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP ngày càng tăng, chiếm khoảng 1.500 ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp là Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho thấy, diện tích có khả năng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh còn rất lớn, nhất là khi một số giống cây ăn quả mới được trồng thí điểm thành công trên địa bàn các huyện vùng cao. Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển cây ăn quả đang được tỉnh Yên Bái làm thận trọng, từng bước phù hợp với thổ nhưỡng của mỗi loại cây, trên cơ sở gắn sản xuất với chế biến và nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, các cơ quan chuyên môn đang nỗ lực tham mưu mở rộng diện tích quy hoạch theo từng vùng, phù hợp cho từng loại cây ăn quả. Sau nhiều năm trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới, đến nay tỉnh Yên Bái hình thành một số vùng trồng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cơ giới hóa sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.
Cùng với quy hoạch thành vùng trồng tập trung, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã lựa chọn, lai ghép hình thành ngân hàng các giống cây ăn quả cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng. Bên cạnh việc xây dựng các chương trình khuyến nông về canh tác tiên tiến, tỉnh Yên Bái duy trì chính sách hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho những diện tích trồng mới; hỗ trợ giống cho cải tạo, thay thế những cây ăn quả già cỗi, năng suất thấp bằng những cây trồng mới, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đối với công tác hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch, ông Giàng A Câu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái cho biết, thông qua các lớp tập huấn, đến nay 100% hội viên nông dân tham gia trồng cây ăn quả đã thay đổi tập quán canh tác, sử dụng thành thạo các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho từng loại cây, từng thời kỳ phát triển của cây; có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong quá trình chăm sóc cây từ khi ra hoa đến thu hoạch và bảo quản trái cây. Điều đó khiến chất lượng và năng suất trái cây ngày càng tăng, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Điển hình tại địa bàn xã Đại Minh, huyện Yên Bình, nơi phát triển vùng bưởi đặc sản tập trung với diện tích gần 800 ha, cho sản lượng bình quân ước đạt 15.000 tấn/năm, giá trị ước đạt 250 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương được hỗ trợ ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng chế phẩm sinh học Emina phun cho cây bưởi đặc sản.
Ông Tạ Quang Công, Chủ tịch UBND xã Đại Minh, huyện Yên Bình cho biết, nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực, ổn định đầu ra cho sản phẩm, số hộ trên địa bàn xã chuyển đổi diện tích đất sang trồng bưởi đặc sản ngày càng tăng. Sản phẩm bưởi đều được chứng nhận về sản xuất sạch, an toàn và đạt tiêu chuẩn 4 sao sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh. Hiện đã toàn xã có trên 3.000 nghìn hộ chuyên canh trồng bưởi, thu nhập chính từ cây bưởi, từ cây xóa đói giảm nghèo nay cây bưởi là cây làm giàu cho người dân.
Liên kết hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm
HTX Đặc sản bưởi Đại Minh vào vụ thu hoạch. Ảnh: baoyenbai.com.vn
Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhằm phát triển đa dạng các vùng cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa, đảm bảo các tiêu chí sản xuất an toàn, hữu cơ, tỉnh Yên Bái đang tạo ra nhiều cơ chế hợp tác, liên kết chuỗi giá trị bền vững giữa người trồng với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, trong khâu thu hút đầu tư vào chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của các loại hoa quả như: chế biến đóng hộp, làm mứt, hoa quả sấy…
Phát huy lợi thế của vùng đất thấp, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây ăn quả, huyện Lục Yên đã thử nghiệm thành công và nhân rộng mô hình phát triển cây ăn quả có múi, như: cam sành, cam V2, bưởi da xanh, bưởi Diễn, chanh, mít Thái… theo tiêu chuẩn VietGAP, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Đến nay nhiều vùng trồng cây ăn quả tập trung đã hình thành, toàn huyện đã trồng trên 1.000 ha, trong đó có khoảng 650 ha cho thu hoạch, sản lượng trung bình mỗi năm đạt khoảng 8.500 tấn, giúp nông dân thu về hàng chục tỷ đồng.
Ông Đinh Khắc Yên, Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết, huyện đã mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đủ năng lực tham gia đầu tư, ưu tiên các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện các dự án liên kết sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường cho người dân theo đúng hợp đồng đã ký. Đến nay đã hình thành nhiều mô hình liên kết với mức độ liên kết khác nhau, tiêu biểu là mô hình liên kết vùng sản xuất cam an toàn, tập trung, có diện tích gần 250 ha.
Nhờ có mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, hiện nay tại các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái đã hình thành được một số vùng cây ăn quả tập trung có nguồn gốc ôn đới, như: 350 ha mận xanh, 150 ha lê, 150 ha đào, tạo nguồn thu nhập cho người dân vùng cao gắn với chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, một số mô hình trồng thử nghiệm giống cây ăn quả mới có giá trị cao, như hồng giòn, mận đỏ với diện tích hơn 200 ha, hứa hẹn sẽ trở thành các vùng cây ăn quả tập trung chất lượng cao trong tương lai.
Ông Sùng A Chua, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, thông qua mối liên kết tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm trái cây, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm được doanh nghiệp triển khai sâu rộng, bài bản và hiệu quả hơn. Do đó, toàn bộ sản phẩm trái cây đến thời điểm thu hoạch được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu, cung ứng cho các siêu thị lớn trong cả nước, tiến tới chế biến sâu khi sản lượng trái cây đủ lớn.
Khẳng định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, ông Đinh Đăng Luận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh tiếp tục chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng vùng trồng cây ăn quả theo quy hoạch gắn với nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững nhằm phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường. Đồng thời, lập quỹ dự phòng hỗ trợ nông dân mất mùa, hỗ trợ chứng nhận an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Yên Bái: Thu ngân sách 6 tháng tăng 33,6%
Cục thuế tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế, đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để nuôi dưỡng nguồn thu bền vững.
Tỉnh Yên Bái đã chủ động triển khai, thực hiện dự toán thu ngân sách ngay từ những tháng đầu năm 2021, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế.
Theo báo cáo từ Cục Thuế tỉnh Yên Bái, thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh đạt gần 2.100 tỷ đồng, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số đó, đáng chú ý thu cân đối đạt 1.133 tỷ đồng, tăng hơn 26%; thu tiền sử dụng đất đạt 740 tỷ đồng, tăng 83%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 165 tỷ đồng, bằng 71% so với kế hoạch.
Ông Nông Xuân Hùng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho hay, ngay từ đầu năm, thu ngân sách đã được tỉnh Yên Bái thực hiện quyết liệt, chủ động với nhiều biện pháp như thành lập các tổ công tác để tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn quản lý thuế, chống thất thu.
Đồng thời, tăng cường cấp giấy chứng nhận và chuyển mục đích sử dụng đất; tập trung khai thác nguồn thu từ các loại phí, lệ phí, nhất là phí bảo vệ môi trường; rà soát mức khoán thuế đối với các hộ kinh doanh...để đảm bảo thu đúng, thu đủ, hạn chế thất thoát và phát sinh nợ thuế.
Tại huyện Yên Bình, thu ngân sách 6 tháng đạt trên 150 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, thu từ tiền sử dụng đất đạt gần 40 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Huyện phấn đấu hết năm 2022, huyện thu ngân sách đạt trên 330 tỷ đồng, tăng 10% dự toán được giao.
Ông Đào Trung Thủy, Chi Cục trưởng thuế Yên Bình cho biết, để hoàn thành số thu ngân sách như kế hoạch giao, Chi cục thuế huyện đã tập trung cưỡng chế nợ thuế đối với những doanh nghiệp có số nợ lớn, kéo dài; đẩy nhanh đấu giá các khu đất dịch vụ thương mại, đôn đốc các nguồn thu từ tiền thuê đất. Đồng thời, đảm bảo thu đủ các nguồn từ thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh, lệ phí môn bài, trước bạ nhà đất...
Mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch COVID-19 nhưng số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Yên Bái tăng cao, 6 tháng đầu năm 2022 đạt 165 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch giao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh đạt trên 210 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay; trong đó, tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 80%.
Ông Hoàng Minh Tú, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Yên Bái cho biết, đơn vị đã đẩy mạnh kiểm soát chống buôn lậu, xử lý vi phạm do khai sai mã hồ sơ và vi phạm về thời gia làm thủ tục hải quan. Đặc biệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương, chống thất thu ngân sách nhà nước. Thống kế cho thấy, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Yên Bái vẫn giữ được sản lượng xuất khẩu lớn, như gỗ ván ép, gỗ dăm, bột đá trắng, tinh dầu quế, chè khô, hàng may mặc, đá xẻ khối...
Tuy nhiên, một số địa phương có số thu ngân sách đạt thấp trong 6 tháng đầu năm 2022, như thành phố Yên Bái đạt trên 305 tỷ đồng, bằng 39% dự toán tỉnh giao; huyện Trấn Yên đạt 101 tỷ đồng, bằng 43,5% dự toán tỉnh giao... Một số sắc thuế đạt thấp so với dự toán và phân kỳ thu ngân sách như thu từ các đơn vị quốc doanh; thu ngoài quốc doanh; thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp...
Nguyên nhân, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID -19 những tháng đầu năm 2022, nguồn lực tài chính của một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh còn khó khăn nên việc thực hiện nghĩa vụ thuế còn chậm. Một số chính sách tài khóa nhằm phục hồi kinh tế của Chính phủ sau dịch bệnh đã làm giảm số thu, như giảm 2% thuế giá trị gia tăng; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô nhập khẩu trong nước; giãn thời hạn nộp thuế.
Ngoài ra, số thu từ một số mặt hàng chế biến giảm, như quặng sắt; tinh bột sắn; măng tre bát độ; cao lanh; quặng Graphit; giấy đế... Nguyên nhân chủ yếu do sức mua của thị trường trong nước và xuất khẩu giảm, sản phẩm tiêu thụ chậm khiến các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, theo đó mà số thu thuế từ những mặt hàng này giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn hiện tại và dự báo 6 tháng cuối năm, ngành thuế Yên Bái yêu cầu các đơn vị phân tích kỹ dữ liệu, dự báo chính xác các nguồn thu, tham mưu xây dựng kịch bản thu ngân sách sát với thực tế. Đồng thời, triển khai quyết liệt các giải pháp nghiệp vụ để hỗ trợ thu, theo dõi chặt chẽ, cập nhật tiến độ thu đảm bảo số thu theo kế hoạch đã giao.
Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đang chỉ đạo các địa phương tập trung, quyết liệt việc rà soát, khai thác tối đa các nguồn thu, cả tiền sử dụng đất và thu cân đối; có phương án tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thu.
Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể để sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường kiểm tra chống thất thoát, thất thu. Năm 2022, tỉnh Yên Bái phấn đấu thu ngân sách ít nhất đạt 4.600 tỷ đồng.
Yên Bái sẵn sàng chờ đón nhà đầu tư Để tạo động lực tăng trưởng cho địa phương trong dài hạn, Yên Bái đã cải thiện môi trường kinh doanh, ưu tiên quỹ đất có vị trí đẹp, thuận lợi phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm, đồng nhất về thiết kế cảnh quan... để mời gọi đầu tư. Nỗ lực thay đổi để thu hút đầu tư Được ví...