Khởi công xây dựng khu nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh)
Ngày 24/3 tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty Viglacera – CTCP ( Bộ Xây dựng) đã khởi công xây dựng Dự án khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại Khu công nghiệp (KCN) Đông Mai.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực phát triển nhà ở, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, tạo ra các động lực mới cho nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra. Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận lớn người dân có nhà ở theo cơ chế thị trường, còn có bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là tại khu vực đô thị, khu công nghiệp đang khó khăn về nhà ở.
Mô hình xây dựng dự án khu nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Đông Mai.
Chiến lược nhà ở Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, đến năm 2020, cần 12,5 triệu m2 sàn nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp khu vực đô thị. Tuy nhiên, đến tháng 12/2021, trên địa bàn cả nước mới chỉ hoàn thành hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2 (đạt khoảng 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020) và đang tiếp tục triển khai 278 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 274.000 căn, với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2.
Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, nhu cầu về nhà ở xã hội cho các đối tượng là người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 còn tăng cao hơn nữa với khoảng gần 300.000 căn hộ cần xây mới. Riêng đối với tỉnh Quảng Ninh, theo Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, đến năm 2020, toàn tỉnh mới phát triển được 78.300 m2 sàn nhà ở cho người dân thu nhập thấp khu vực đô thị có khó khăn về nhà ở, tương đương 74% chỉ tiêu Chương trình. Như vậy số lượng nhà ở cho công nhân và nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng vẫn còn thiếu và tình trạng này sẽ sớm trở nên gay gắt hơn khi nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Video đang HOT
KCN Đông Mai có diện tích 167,8 ha đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút được 23 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, với số lao động khoảng 15.000 người.
Với vị trí nằm sát ngay KCN Đông Mai, dự án khu nhà ở công nhân và chuyên gia KCN Đông Mai phát triển có tổng diện tích 9,1 ha bao, gồm: 5 khối nhà cao 6 tầng với 1.000 căn hộ dành cho công nhân và 72 căn nhà thấp tầng dành cho chuyên gia làm việc tại KCN Đông Mai. Dự án được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tiện ích đầy đủ như công viên cây xanh, trường mầm non, dịch vụ công cộng, hệ thống PCCC, siêu thị, phòng khám, hiệu thuốc… Dự án có giá bán chỉ từ 7,1 triệu đồng/m2, kịp thời góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho đối tượng công nhân và chuyên gia, giúp người lao động “an cư lạc nghiệp” gắn bó lâu dài với doanh nghiệp trong KCN và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội địa phương.
F0 là học sinh tăng, nhiều trường ở Quảng Ninh tạm dừng học bán trú
Liên tiếp trong 2 ngày trước khi trở lại trường, Quảng Ninh ghi nhận hàng trăm học sinh là F0. Nhiều trường học đã tạm dừng tổ chức học bán trú để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Ngày 14.2, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 ngày qua (12-13.2) địa phương này tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao (trên 600 ca). Trong số này có nhiều học sinh là F0. Trước tình hình trên, nhiều trường là tạm dừng tổ chức học bán trú để đảm bảo an toàn, sau khi đã lấy ý kiến của phụ huynh học sinh.
Giáo viên tại TP.Hạ Long lau bàn ghế sạch sẽ chào đón học sinh trở lại trường. Ảnh N.H
Cụ thể, 13/13 địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh đều ghi nhận người mắc Covid-19 mới, với số lượng 608 ca (538 ca cộng đồng, 70 ca đã quản lý, cách ly).
Trong đó, TP.Hạ Long tiếp tục ghi nhận nhiều nhất với 164 ca; TP.Cẩm Phả 91 ca; TX,Quảng Yên 78 ca; TP.Uông Bí 71 ca; TP.Móng Cái 61 ca; TX.Đông Triều 50 ca; H.Vân Đồn 26 ca; H.Tiên Yên 24 ca; H.Đầm Hà 19 ca; H.Hải Hà 17 ca; H.Ba Chẽ 4 ca; H.Cô Tô 2 ca và H.Bình Liêu 1 ca.
Trong ngày hôm qua (13.2), Quảng Ninh ghi nhận 115 ca mắc là học sinh và 90 ca mắc là công nhân làm việc tại các công ty, khu công nghiệp.
Từ 14.2, học sinh Quảng Ninh đến trường học trực tiếp. Ảnh N.H
Như vậy, chỉ trong 2 ngày qua, tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận hơn 1.200 F0; trong đó đã có hơn 200 là học sinh, nâng tổng số học sinh mắc Covid-19 hiện nay lên tới gần 800 em.
Ngày hôm nay, 14.2, học sinh các cấp học phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn Quảng Ninh quay lại trường học trực tiếp. Đến thời điểm này, các trường học, cơ sở giáo dục toàn tỉnh đã chuẩn bị mọi điều kiện và xây dựng nhiều phương án, kịch bản để đón học sinh trở lại trường an toàn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo đó, các trường học, cơ sở giáo dục đã và đang khẩn trương triển khai tầm soát và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết theo các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch trong trường học. Trong tuần học đầu tiên sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, các trường học, cơ sở giáo dục sẽ phải tăng tỷ lệ tầm soát Covid-19; đồng thời khuyến khích cha mẹ học sinh thực hiện test nhanh cho con em mình tối thiểu 2 lần/tuần để phòng bệnh từ xa, từ sớm và bóc tách F0 ra khỏi trường học, lớp học; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trong trường học.
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ninh, cho biết địa phương này đồng ý cho các trường tổ chức học bán trú nhưng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19, bởi trong Tết nhiều em cùng gia đình đi lại nhiều nơi. Tuy nhiên, qua lấy ý kiến của phụ huynh học sinh thì nhiều trường đồng ý tạm dừng tổ chức học bán trú để chờ tình hình dịch lắng xuống.
TP Hồ Chí Minh tạo đà cho sản xuất tích cực tại các doanh nghiệp Với những tín hiệu chuyển biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2021, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, bước sang tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp hoạt động trong một số nhóm ngành đã và đang tăng sản xuất...