Khoe ảnh bảng điểm của con, cha mẹ vô tình phạm luật?
Việc phụ huynh đăng tải các hình ảnh về bảng điểm và thành tích của con cái họ lên mạng xã hội thực tế đã vi phạm vào Luật trẻ em 2016.
Với nhiều phụ huynh, khi mỗi kì thi học kỳ kết thúc cũng chính là thời điểm để họ đưa những thành tích nổi bật của con cái họ lên mạng xã hội.
Xung quanh sự việc này có nhiều ý kiến cho rằng, với những học sinh có thành tích cao thì việc này nên làm vì nó có tác dụng nêu gương để các bạn khác theo đó mà phấn đấu.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc làm này đang vô tình ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhiều học sinh, mà ngay chính những phụ huynh làm việc đó không cảm nhận được.
Dưới góc độ các nhà làm công tác xã hội có quan điểm nhận định rằng, hành động đó chỉ thỏa mãn nhu cầu của phụ huynh trong chốc lát nhưng nó có thể đem lại nhiều hậu quả về lâu dài.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, bà Ninh Thị Hồng – Phó chủ tịch Thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: “Việc phụ huynh đăng tải các hình ảnh về bảng điểm và thành tích của con cái họ lên mạng xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu nào đó của bản thân nhưng thực tế họ đã vi phạm vào Luật Trẻ em 2016.
Trong Luật này đã quy định rõ về bí mật đời sống riêng tư của trẻ. Bên cạnh đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật cũng đã chỉ rõ về bí mật đời sống riêng tư của trẻ em bao gồm những gì thì trong đó cũng nêu rõ rồi.
Trong đó có những thứ cơ bản thường xuyên gắn liền với trẻ như: Sức khỏe, ảnh cá nhân hay thành tích học tập. Luật pháp cũng không khuyến khích đăng tải công khai những hình ảnh ấy lên mạng xã hội. Trong trường hợp học sinh đó đã trên 7 tuổi thì cần phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý thì phụ huynh mới được đăng tải những hình ảnh đấy”.
Bà Ninh Thị Hồng – Phó chủ tịch Thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bà Hồng cũng nhấn mạnh thêm rằng, Luật pháp của nhà nước đưa ra cũng chủ yếu hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho con trẻ, cho chính những người ruột thịt trong gia đình.
Bởi thực trạng xâm phạm quyền trẻ em trên môi trường mạng xã hội hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp.
Video đang HOT
Từ trước đến nay chúng ta cũng đã chứng kiến không ít vụ việc liên quan đến chuyện phụ huynh đăng tải những hình ảnh riêng tư của con trẻ lên mạng và đã bị kẻ xấu theo đó để thực hiện hành vi xấu xa với trẻ nhỏ.
Bà Hồng cũng viện dẫn rằng, trong bảng điểm hay học bạ của trẻ thường có ghi rõ thông tin về độ tuổi, nơi ở hay lớp học của trẻ.
Các đối tượng xấu có thể bám vào những thông tin này để đánh lừa vào niềm tin ngô nghê của con trẻ và rất có thể dẫn đến những sự việc không mong muốn, chẳng hạn như bắt cóc, tống tiền.
Pháp luật đề ra những quy định cũng là bám sát vào những nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra mà điều đó có thể xuất phát từ những việc làm không cần thiết của các bậc làm cha, làm mẹ.
Về các mặt ảnh hưởng của việc phụ huynh đưa những hình ảnh về thành tích hay bảng điểm của con lên mạng đối với tâm lý con trẻ, bà Hồng nhận định rằng:
“Nếu như phụ huynh nào có điểm thấp thì thường bố mẹ không có mấy ai đưa lên, ngược lại những bạn có thành tích cao hơn thì bố mẹ đưa lên cũng là điều dễ hiểu.
Nhiều phụ huynh khi làm những điều đó, trong suy nghĩ của họ đơn giản chỉ là muốn san sẻ niềm vui của gia đình cho nhiều người được biết.
Vấn đề ở đây mà chúng ta cần xét đến đó là trang mạng xã hội của phụ huynh đó có phạm vi như thế nào, chỉ là đăng tải nội bộ trong các thành viên thân quen trong gia đình, hay ở chế độ công khai và có nhiều lượt theo dõi.
Bởi con học giỏi thì ông bố bà mẹ nào cũng phấn khởi, nhưng với nhiều trẻ em, chúng chưa có sự ổn định về mặt tâm lý nên nếu không cẩn thận, việc được quá nhiều người tung hô, chúc mừng và khen ngợi về thành tích, nhiều bạn nhỏ sẽ có tư tưởng tự mãn rằng mình được như vậy là giỏi lắm rồi, không cần phải phấn đấu, rèn luyện nữa.
Vì thế nên chúng ta vẫn thấy các trường hợp, những thành tích vốn có nhiều trẻ không thể giữ được theo các năm về sau.
Theo tôi, việc con đạt được các thành tích cao các phụ huynh nên có những hình thức động viên thiết thực và kịp thời. Tuy nhiên cũng phải vẽ ra cho trẻ một môi trường rộng lớn hơn cho trẻ hiểu.
Nghĩa là thành tích của con là như vậy vẫn chưa là gì so với các bạn khác, ở nhiều ngôi trường khác thì điều kiện còn khó khăn hơn nhiều nhưng các bạn vẫn đạt được các thành tích đáng khâm phục hơn.
Mục đích cuối cùng mà các phụ huynh nên làm là giúp trẻ không rơi vào tâm lý tự mãn, trong suy nghĩ phải luôn có sự nỗ lực phấn đấu.
Tôi thấy việc tuyên dương các thành tích của con trẻ ở nhiều nơi thực hiện rất tốt, đó có thể thông qua vai trò của dòng họ. Ở đó họ có các hình thức khích lệ thông qua các quỹ khuyến học của dòng họ.
Các bậc phụ huynh họ cũng thấy mở mày mở mặt khi được cùng con đứng trước đông đảo họ hàng và khi đó họ có quyền tự hào về những gì con cái học phấn đấu để đạt được.
Việc biểu dương trong khuôn khổ như vậy tôi nghĩ là hợp lý vì bố mẹ cũng được vinh dự, con cái cũng không rơi vào tầm ngắm của kẻ xấu, bởi hầu như trong dòng tộc họ hàng không ai lại đi hãm hại lẫn nhau cả”.
Giáo viên Nghệ An vui mừng vì Sở không yêu cầu ghi nhận xét từng học sinh
Chúng em vui mừng khôn xiết vì không phải vắt óc đọc tên và hình dung ra khuôn mặt, tính cách, thái độ học tập của từng học sinh để ghi lời nhận xét và xếp xó.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng hàng loạt bài viết của các thầy cô giáo phản ánh về những bất cập của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Bộ giảm hồ sơ sổ sách ở đâu đấy, giáo viên vẫn phải ghi chép ngập đầu
Đã có rất nhiều giáo viên từ nhiều tỉnh thành trong cả nước gửi ý kiến cho tác giả và tòa soạn phản ánh rằng bản thân họ ngày đêm phải vật vả để hoàn thành biết bao lời nhận xét theo quy định dù biết rằng những lời nhận xét ấy ghi để đó chứ học sinh, phụ huynh cũng không được đọc.
Những địa phương sử dụng phần mềm nhập điểm trên máy tính còn đỡ vì để giảm áp lực nên giáo viên đã tạo ra phần mềm nhận xét tự động.
Những địa phương chưa sử dụng phần mềm vào điểm lại bắt buộc giáo viên nhận xét bằng tay một lúc vào vài ba cuốn sổ như sổ theo dõi học sinh, phiếu liên lạc, học bạ, sổ chủ nhiệm...quả là một sự đày ải về cả thể xác và tinh thần.
Nhiều thầy cô cho biết thức đến hai ba giờ sáng nhận xét còn chưa xong. Mỗi lần nghĩ đến là lạnh cả người.
Tuy nhiên, có một địa phương đã tháo gỡ những nhọc nhằn vô lý này cho giáo viên, giải phóng nhiều sức lực vô ích để thầy cô giáo chuyên tâm vào công tác giảng dạy. Nơi chúng tôi nói đến chính là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An.
Ngày 18/1/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã có thư công tác gửi về các địa phương. Trong thư, Sở đã hướng dẫn nhiều nội dung cho việc sơ kết học kỳ 1, đáng lưu ý có nội dung về việc nhận xét đối với học sinh trung học theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT.
Sở Giáo dục nêu rõ:
a/ Đối với các môn học đánh giáo bằng nhận xét: Thực hiện theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b/ Đối với các môn học kết hợp kết hợp giữa đánh giáo bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số thì tại Sổ theo dõi và đánh giá học sinh của giáo viên không yêu cầu giáo viên bộ môn ghi nội dung nhận xét cho từng học sinh vào cột "Nhận xét" cuối kỳ cả sổ giấy và sổ điện tử.
Đối với những học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện, giáo viên bộ môn ghi nội dung nhận xét vào "Phần ghi chép".
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã mang đến niềm vui cho nhiều nhà giáo
Cô giáo Lan ở Kỳ Sơn cho biết, trước hướng dẫn của Sở Giáo dục giáo viên chúng em vui mừng khôn xiết vì không phải vắt óc đọc tên và hình dung ra khuôn mặt, tính cách, thái độ học tập của từng học sinh để ghi lời nhận xét.
Không phải sao chép một cách vô hồn những lời nhận xét chung chung và ghi đại, ghi thí cho kín mục nhận xét theo quy định.
Giáo viên chỉ nhập điểm, tính điểm tổng kết, xếp loại học lực và hạnh kiểm là xong.
Thầy giáo Hùng ở Nam Đàn cũng vui mừng cho biết, nhờ quy định của Sở bỏ việc yêu cầu giáo viên ghi nhận xét đánh giá học sinh đã giúp giáo viên bớt đi nhiều áp lực không đáng có.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện trực tiếp với, Trưởng phòng Giáo dục trung học Nguyễn Tiến Dũng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An và được thầy Dũng cho biết:
"Trong bảng tổng hợp, do có cột nhận xét nhưng nếu nhận xét đồng loạt tất cả học sinh sẽ quá tải cho giáo viên nên Sở Giáo dục đã yêu cầu giáo viên không làm thế nữa. Em nào có những tiến bộ rõ ràng trong quá trình học tập thì tổng hợp vào phần riêng để giáo viên theo dõi.
Còn nhận xét học sinh, thầy cô giáo đã nhận xét trong quá trình dạy học hằng ngày lên lớp, vì thế nhận xét trên sổ sách không thật cần thiết nữa".
Tuyển sinh 2021: Thí sinh không muốn "trượt oan" thì ghi nhớ ngay các lưu ý này Các trường ĐH đã tự chủ nên có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh phải đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường trước khi đăng kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH để tránh trượt oan. Đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí,...