Khoe ảnh bảng điểm của con, cha mẹ vô tình phạm luật?
Việc phụ huynh đăng tải các hình ảnh về bảng điểm và thành tích của con cái họ lên mạng xã hội thực tế đã vi phạm vào Luật trẻ em 2016.
Với nhiều phụ huynh, khi mỗi kì thi học kỳ kết thúc cũng chính là thời điểm để họ đưa những thành tích nổi bật của con cái họ lên mạng xã hội .
Xung quanh sự việc này có nhiều ý kiến cho rằng, với những học sinh có thành tích cao thì việc này nên làm vì nó có tác dụng nêu gương để các bạn khác theo đó mà phấn đấu.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc làm này đang vô tình ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhiều học sinh , mà ngay chính những phụ huynh làm việc đó không cảm nhận được.
Dưới góc độ các nhà làm công tác xã hội có quan điểm nhận định rằng, hành động đó chỉ thỏa mãn nhu cầu của phụ huynh trong chốc lát nhưng nó có thể đem lại nhiều hậu quả về lâu dài.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, bà Ninh Thị Hồng – Phó chủ tịch Thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: “Việc phụ huynh đăng tải các hình ảnh về bảng điểm và thành tích của con cái họ lên mạng xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu nào đó của bản thân nhưng thực tế họ đã vi phạm vào Luật Trẻ em 2016 .
Trong Luật này đã quy định rõ về bí mật đời sống riêng tư của trẻ. Bên cạnh đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật cũng đã chỉ rõ về bí mật đời sống riêng tư của trẻ em bao gồm những gì thì trong đó cũng nêu rõ rồi.
Trong đó có những thứ cơ bản thường xuyên gắn liền với trẻ như: Sức khỏe, ảnh cá nhân hay thành tích học tập. Luật pháp cũng không khuyến khích đăng tải công khai những hình ảnh ấy lên mạng xã hội . Trong trường hợp học sinh đó đã trên 7 tuổi thì cần phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý thì phụ huynh mới được đăng tải những hình ảnh đấy”.
Bà Ninh Thị Hồng – Phó chủ tịch Thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bà Hồng cũng nhấn mạnh thêm rằng, Luật pháp của nhà nước đưa ra cũng chủ yếu hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho con trẻ, cho chính những người ruột thịt trong gia đình.
Bởi thực trạng xâm phạm quyền trẻ em trên môi trường mạng xã hội hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp.
Từ trước đến nay chúng ta cũng đã chứng kiến không ít vụ việc liên quan đến chuyện phụ huynh đăng tải những hình ảnh riêng tư của con trẻ lên mạng và đã bị kẻ xấu theo đó để thực hiện hành vi xấu xa với trẻ nhỏ.
Bà Hồng cũng viện dẫn rằng, trong bảng điểm hay học bạ của trẻ thường có ghi rõ thông tin về độ tuổi, nơi ở hay lớp học của trẻ.
Các đối tượng xấu có thể bám vào những thông tin này để đánh lừa vào niềm tin ngô nghê của con trẻ và rất có thể dẫn đến những sự việc không mong muốn, chẳng hạn như bắt cóc, tống tiền.
Pháp luật đề ra những quy định cũng là bám sát vào những nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra mà điều đó có thể xuất phát từ những việc làm không cần thiết của các bậc làm cha, làm mẹ.
Về các mặt ảnh hưởng của việc phụ huynh đưa những hình ảnh về thành tích hay bảng điểm của con lên mạng đối với tâm lý con trẻ, bà Hồng nhận định rằng:
“Nếu như phụ huynh nào có điểm thấp thì thường bố mẹ không có mấy ai đưa lên, ngược lại những bạn có thành tích cao hơn thì bố mẹ đưa lên cũng là điều dễ hiểu.
Nhiều phụ huynh khi làm những điều đó, trong suy nghĩ của họ đơn giản chỉ là muốn san sẻ niềm vui của gia đình cho nhiều người được biết.
Vấn đề ở đây mà chúng ta cần xét đến đó là trang mạng xã hội của phụ huynh đó có phạm vi như thế nào, chỉ là đăng tải nội bộ trong các thành viên thân quen trong gia đình, hay ở chế độ công khai và có nhiều lượt theo dõi.
Bởi con học giỏi thì ông bố bà mẹ nào cũng phấn khởi, nhưng với nhiều trẻ em, chúng chưa có sự ổn định về mặt tâm lý nên nếu không cẩn thận, việc được quá nhiều người tung hô, chúc mừng và khen ngợi về thành tích, nhiều bạn nhỏ sẽ có tư tưởng tự mãn rằng mình được như vậy là giỏi lắm rồi, không cần phải phấn đấu, rèn luyện nữa.
Vì thế nên chúng ta vẫn thấy các trường hợp, những thành tích vốn có nhiều trẻ không thể giữ được theo các năm về sau.
Theo tôi, việc con đạt được các thành tích cao các phụ huynh nên có những hình thức động viên thiết thực và kịp thời. Tuy nhiên cũng phải vẽ ra cho trẻ một môi trường rộng lớn hơn cho trẻ hiểu.
Nghĩa là thành tích của con là như vậy vẫn chưa là gì so với các bạn khác, ở nhiều ngôi trường khác thì điều kiện còn khó khăn hơn nhiều nhưng các bạn vẫn đạt được các thành tích đáng khâm phục hơn.
Mục đích cuối cùng mà các phụ huynh nên làm là giúp trẻ không rơi vào tâm lý tự mãn , trong suy nghĩ phải luôn có sự nỗ lực phấn đấu.
Tôi thấy việc tuyên dương các thành tích của con trẻ ở nhiều nơi thực hiện rất tốt, đó có thể thông qua vai trò của dòng họ. Ở đó họ có các hình thức khích lệ thông qua các quỹ khuyến học của dòng họ.
Các bậc phụ huynh họ cũng thấy mở mày mở mặt khi được cùng con đứng trước đông đảo họ hàng và khi đó họ có quyền tự hào về những gì con cái học phấn đấu để đạt được.
Việc biểu dương trong khuôn khổ như vậy tôi nghĩ là hợp lý vì bố mẹ cũng được vinh dự, con cái cũng không rơi vào tầm ngắm của kẻ xấu, bởi hầu như trong dòng tộc họ hàng không ai lại đi hãm hại lẫn nhau cả”.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp xúc cử tri tại Sơn La
Sáng nay 22/11, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng đoàn công tác của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri tại xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Mường Lựm là xã vùng III của huyện Yên Châu, có 10 bản, hơn 700 hộ dân với trên 3.400 nhân khẩu. Kinh tế của đồng bào chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp; cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi, tiêu thụ nông sản, vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo còn 40,8%;
BàTòng Thị Phóng cùng đoàn công tác dự hội nghị tiếp xúc cử tri và ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện chính quyền địa phương kiến nghị với Quốc hội, các bộ, ngành và tỉnh Sơn La quan tâm xem xét nâng cấp tuyến đường từ xã Chiềng Hặc, trên Quốc lộ 6 đến trung tâm xã Mường Lựm dài 15km. Đây là tuyến đường nâng cấp từ nguồn vốn di dân tái định cư năm 2011, đến nay đã xuống cấp; Đồng thời, đề nghị được đầu tư kết nối sóng điện thoại di động; hỗ trợ 3 bản người Mông trong phát triển kinh tế gồm bản Ôn Ốc, Dảo và Pa Khôm.
Bà Tòng Thị Phóng tặng quà cho các em học sinh tiểu học, gia đình chính sách, quỹ khuyến học xã Mường Lựm.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã thông tin tới cử tri xã Mường Lựm những vấn đề quan trọng, cơ bản mà Quốc hội vừa thảo luận, quyết định trong kỳ họp thứ 10 vừa qua; đồng thời ghi nhận thời gian qua cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Mường Lựm đã có nhiều nỗ lực trong duy trì ổn định hệ thống chính trị, xoá đói giảm nghèo, dần thay đổi đời sống của người dân
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và Đoàn công tác đã tặng hơn 400 áo ấm cho học sinh tiểu học; 10 suất quà cho các gia đình chính sách ở xã Mường Lựm; tặng 50 triệu đồng cho quỹ khuyến học của xã và 100 triệu đồng cho quỹ khuyến học huyện Yên Châu.
Phó Chủ tịch Quốc hội trồng cây lưu niệm ....
Và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong ngày hội đại đoàn kết cùng bà con.
Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn công tác của Trung ương đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Mường Lựm.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong muốn hai dân tộc anh em Mông, Thái đang sinh sống trên địa bàn tiếp tục đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Kỷ niệm Ngày nhà Giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên Sáng 13-11, Hội Khuyến học (HKH) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức kỷ niệm Ngày nhà Giáo Việt Nam (20 -11) và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên (HSSV) năm 2020. Các đại biểu dự lễ kỷ niệm. Tới dự có các đồng chí...