“Khoanh vùng” để quản lý mại dâm tại sao không?
Nếu “chống” nhiều, chắc chắn càng xuất hiện nhiều hiện tượng trá hình để tổ chức mại dâm, càng khó cho việc kiểm soát.
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) vừa đưa ra một thông tin rất đáng để suy ngẫm: hiện cả nước có khoảng 30.000 người bán dâm, trong đó số có hồ sơ quản lý là 13.928 người. Như vậy, còn lại hơn 16.000 người bán dâm đang “hành nghề tự do”.
30.000 gái mại dâm “tự do”
Thực tiễn hoạt động phòng, chống mại dâm cũng cho thấy, nạn mại dâm hầu như ở tỉnh thành nào cũng có, nhất là tại các TP lớn như TPHCM và Hà Nội thì hoạt động mại dâm càng phức tạp và tinh vi. Đồng thời, khả năng dự báo về tình hình diễn biến mại dâm cũng như việc nắm bắt thông tin, thu thập số liệu còn gặp nhiều hạn chế, nên trên thực tế, con số thật chắc chắn sẽ lớn hơn. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng đưa ra các phương án để phối hợp cùng các ngành chức năng nhằm tăng cường kiểm tra, rà soát, quản lí các cơ sơ kinh doanh nhạy cảm dễ phát sinh mại dâm. Đặc biệt, đề xuất đưa thêm các tội danh: “Tổ chức hoạt động mại dâm” và “Bảo kê cho hoạt động mại dâm” vào Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Thế nhưng, dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực và đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống mại dâm, nhưng các báo cáo mới nhất đều cho thấy tình hình mại dâm không giảm mà còn tăng biến tướng, trá hình. Mại dâm là một trong các tệ nạn có “lịch sử lâu đời” nhất và không bao giờ chấm dứt được, nên việc quản lý tình trạng này như thế nào cho “hiệu quả” là điều cần xem xét. “Công bằng” mà nói, ngoài một bộ phận mua dâm do ăn chơi sa đọa, còn có những người tìm đến gái mại dâm để giải quyết nhu cầu tình dục do không có gia đình, vợ mất sớm, hoặc vợ bệnh tật… nên việc chống hay “triệt tiêu” mại dâm trên thực tế là không thể vì đây là nhu cầu bản năng của con người.
Nếu “chống” nhiều, chắc chắn càng xuất hiện nhiều hiện tượng trá hình để tổ chức mại dâm, càng khó cho việc kiểm soát. Mới đây, trong cuộc đối thoại trực tuyến với người dân qua Cổng giao tiếp điện tử của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã cho rằng “cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm”. Từ quan điểm này, nhiều người cùng cho rằng, tại sao Việt Nam không “ khoanh vùng mại dâm” để dễ quản lý?
Video đang HOT
Nên “khoanh vùng” để dễ quản
Mại dâm không thể “triệt tiêu”, nên cần phải “sống chung” với mại dâm sao cho phù hợp là cách nhìn nhận của nhiều người. Nhiều ý kiến đang cho rằng Nhà nước nên chọn một khu vực phù hợp để thực hiện thí điểm “khoanh vùng mại dâm” với qui hoạch rõ ràng các dịch vụ nhạy cảm thường “liên quan” đến mại dâm như karaoke, vũ trường, bar, mát-xa… để những người có nhu cầu mua, bán dâm tìm đến nơi này giải quyết nhu cầu. Ngoài “khu đèn đỏ” này, việc hành nghề mại dâm ở những nơi khác bị cấm tuyệt đối, nếu bị phát hiện, cả bên mua lẫn bên bán sẽ bị xử lý nặng như bị truy tố, để mại dâm không thể “trà trộn” trong các khu dân cư.
Để được hành nghề mại dâm, những người bán dâm phải đăng ký hoạt động, có thẻ và hàng năm được khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn giảm bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm nkiểm soát bệnh tật. Điều này cũng giúp bảo vệ phụ nữ bán dâm khỏi nạn bảo kê, lừa đảo và bạo lực hiện nay. Việc hợp pháp hóa mại dâm là mô hình quản lý ở Hà Lan, Đức, Singapore… Quản lý mại dâm theo cách coi mại dâm là một nghề và không phải chịu sự quản lý gắt gao của Nhà nước là mô hình đang được nhiều tổ chức cộng đồng ủng hộ.
Bên cạnh đó, cũng nhiều nước lại quản lý mại dâm theo xu hướng tội phạm hóa mại dâm, xem mại dâm là bất hợp pháp và người bán dâm bị trừng phạt nghiêm khắc. Việt Nam truy cứu trách nhiệm với người mua dâm chưa thành niên, với người tổ chức mại dâm, và không truy cứu trách nhiệm với người bán dâm nhưng cũng xem người hành nghề mại dâm là bất hợp pháp và bị xử lý hành chính.
Các xử lý với nạn mại dâm này có nhiều ý kiến cho rằng “cứng nhắc”, dẫn đến nạn mại dâm hoạt động trá hình, gây nhiều hậu quả xấu cho xã hội như tệ nạn ma túy gia tăng và dịch HIV khó kiểm soát. Một luật sư cho biết, ông từng đến Thái Lan nhiều lần và thấy rằng cách Thái Lan đang áp dụng để quản lý mại dâm là mô hình mà Việt Nam nên xem xét. Tất nhiên, mở “khu đèn đỏ” không phải là “mở cửa” cho mại dâm, mà tạo ra một khuôn khổ để phòng, chống và quản lý mại dâm hiệu quả hơn.
Không thể?
Trước những quan điểm “tiến bộ” cho rằng Việt Nam cũng nên có “khu đèn đỏ” như nhiều nước trên thế giới, thì rất nhiều người lại kịch liệt phản đối, cho rằng chúng ta đang chống, đang lên án gay gắt mà mại dâm còn “phát triển”, nếu “hợp pháp hóa”, xem đây là một nghề, là chuyện bình thường thì mại dâm còn “nở rộ” đến đâu? “Khu đèn đỏ” cũng sẽ ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, dễ để lại hậu quả xấu là thói quen mua bán tình dục, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ… Mà liệu rằng khi lập ra “khu đèn đỏ”, chúng ta có quản lý được như các nước là đòi hỏi chủ chứa phải có danh sách nhân viên, rồi thu thuế, bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động cho người bán dâm không, bởi mại dâm hiện nay đang hoạt động kiểu “không thuế không vốn”?
Và nếu lập ra “khu đèn đỏ” thì các cô gái bán dâm liệu có tự nguyện vào đó hành nghề không, hay chỉ những người bị bắt mới bị đưa vào khu vực đó? Việc lập “khu đèn đỏ” được cho là sẽ giúp gái bán dâm tránh bị bạo lực, bị lừa đảo, ăn quỵt, nhưng khi hoạt động công khai như thế, liệu có người đàn ông Việt nào “cao thượng” chấp nhận lấy các cô gái này làm vợ không? Những lo ngại này hoàn toàn có cơ sở, bởi hoạt động mại dâm, tình dục ngoài hôn nhân vốn bị người Việt Nam xem là hiện tượng xấu, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như nguy cơ tan vỡ gia đình, lây lan bệnh tật …
Một số ý kiến cũng cho rằng, cho dù chúng ta chấp nhận có hợp pháp hóa mại dâm thì cũng không bao giờ nên xem mại dâm là một nghề, bởi nếu coi đó là nghề thì sẽ phủ nhận nhiều giá trị đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa. Theo những ý kiến này, mại dâm (kể cả mua lẫn bán dâm) đều vi phạm đạo đức truyền thống và pháp luật, nên với văn hóa của Việt Nam, không bao giờ được công khai ủng hộ mại dâm! Nhiều người còn cho rằng, phải tăng nặng hơn nữa hình phạt đối với tội môi giới bán dâm để hạn chế các đường dây “buôn dâm”.
Đồng thời, không chỉ công khai danh tính, ảnh người bán dâm, mà phải công khai cả danh tính và ảnh, địa chỉ cơ quan, nơi ở của người mua dâm lên các phương tiện thông tin đại chúng, chứ không nên như hiện nay, chỉ phạt hành chính, đưa gái bán dâm đi “giáo dục” mà lại không có biện pháp xử lý “phù hợp” đối với những người mua dâm.
Giữa hai luồng quan điểm trên, quản lý mại dâm theo cách nào cho hiệu quả rõ ràng là “khó cho nhà quản lý”. Đây là điều ai cũng biết, nhưng không có nghĩa là “khó quản nên cấm”, nhất là khi pháp luật cứ cấm mà mại dâm cứ “phát triển”. Bởi vậy, việc đưa ra một mô hình quản lý hoạt động mại dâm phù hợp sau khi có những nghiên cứu toàn diện ở tất cả các khía cạnh xã hội, văn hóa và pháp lý là cần thiết!
Theo PLXH
Thủ đoạn của "tú bà" điều hành ổ mại dâm trá hình
Khi gạ gẫm và cả uy hiếp những cô gái trẻ phải "bán mình", Nghĩa thỏa thuận sẽ ghi sổ mỗi lần nhân viên tiếp khách, để cuối tháng hoặc khi có nhu cầu, nhân viên sẽ lấy "một cục". Tuy nhiên, khi số tiền ghi sổ đã lên đến cả trăm triệu đồng, Nghĩa tìm cách bán nhân viên sang động mại dâm khác.
Ác hơn cầm thú!
Một trong số những nạn nhân bị đày đọa trong tổ quỷ do Vi Thị Nghĩa (ảnh), 31 tuổi, quê Bắc Giang, cầm đầu, đã nức nở thốt lên như vậy khi nhắc lại những ngày đã qua. Ngày 15-7 vừa qua, 9 cô gái Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc và bị ép làm gái bán dâm đã được công an Việt Nam phối hợp với công an Trung Quốc giải cứu, đưa trở về quê hương qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Trước đó, 2 cô gái đồng cảnh ngộ đã được giải cứu. Tất cả họ là nạn nhân của nhiều đường dây buôn người, sau đó được đưa về làm "nhân viên" của động mại dâm trá hình là quán massage ở Hấng Xiển, TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, do Vi Thị Nghĩa điều hành.
Đến từ nhiều "nguồn" khác nhau, song mỗi cô gái trẻ lại phải chịu đựng chung thủ đoạn bị ép bán thân. Hãy nghe tường trình của Nguyễn Thị Hằng, 20 tuổi, quê Hải Dương. Hằng đang theo học tại một trường trung cấp của tỉnh. Thời gian rảnh, Hằng và Trang, cô bạn thân cùng lớp lại lên mạng Internet để giao lưu với những người bạn trong "thế giới ảo". Trong số đó, có một thanh niên giới thiệu tên là An. Thời gian đầu, An tỏ ra rất lịch sự và luôn giữ khoảng cách nhất định với Hằng, Trang.
Chính thái độ đó đã khiến Hằng và Trang sớm có cảm tình với An. Ngày 21-4, qua mạng Internet, An rủ Trang đi siêu thị Big C Hải Dương. Trước khi đi, Trang rủ thêm Hằng. Một lúc sau, An đi xe taxi đến đón 2 nữ sinh. Nhưng khi lên taxi, An thông báo dành cho 2 nữ sinh sự bất ngờ, đó là mời Hằng và Trang đi Bắc Giang lấy quần áo về cho mẹ của An bán. Cứ thế, 2 nữ sinh bị gã bạn trai tìm cách đưa thẳng lên Đồng Đăng, Lạng Sơn, rồi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Tối muộn hôm ấy, xe dừng, trước mắt Hằng và Trang là một căn nhà 3 tầng treo biển hiệu chữ nước ngoài và hình ảnh cho thấy đó là cửa hàng gội đầu, massage. Chủ cửa hàng là phụ nữ Việt Nam, tên là Nghĩa, và một người đàn ông Trung Quốc. Ngay tối đó, Hằng và Trang được gọi vào một căn phòng nhỏ. Tại đây đã có 1 cô gái trẻ và mấy gã thanh niên trông mặt mũi rất côn đồ. Không nói không rằng, mấy gã thanh niên hè nhau đánh đập cô gái lạ mặt. Đánh xong, chúng đưa cô gái trẻ sang căn phòng khác. Bà chủ Nghĩa lúc này mới xuất hiện, tuyên bố với Hằng và Trang: "Nếu các em không chịu tiếp khách, sẽ phải chịu cảnh như vậy". Quá sợ hãi, 2 nữ sinh buộc phải làm theo yêu sách của đám người trong động mại dâm trá hình.
"Tại động mại dâm do Vi Thị Nghĩa làm chủ, mỗi cô gái trẻ hàng ngày phải tiếp 6, 7 lượt khách. Họ được nuôi ăn cơm, chỗ ngủ tạm bợ và cuối mỗi ngày lại ký vào sổ chấm công - thể hiện số tiền kiếm được của mỗi khách mua dâm", Đại tá Phạm Văn Sỹ, Trưởng phòng 6, Cục CSHS - Bộ Công an cho biết. Tuy nhiên, đó thực chất là trò lừa của đám chủ chứa, ma cô. Khi các nhân viên kiếm được số tiền lên đến vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng, Nghĩa và đồng bọn tìm cách bán các cô sang động mại dâm khác. Thủ đoạn này khiến đám chủ chứa vừa tránh việc phải thanh toán tiền cho nhân viên, vừa thu hồi được khoản tiền "đầu tư" ban đầu. Có nhân viên được giải cứu khỏi động mại dâm, khi về Việt Nam vẫn không nhận ra dã tâm của nhóm Vi Thị Nghĩa, nằng nặc xin sang Trung Quốc để lấy lại món tiền mà đám chủ chứa còn "nợ" (!).
Làm "tú bà" để trả thù đời
11 cô gái được giải cứu trong vụ phá động mại dâm tại tỉnh Quảng Tây do Vi Thị Nghĩa điều hành chưa phải là con số cuối cùng của danh sách những cô gái trẻ bị lừa bán sang Trung Quốc. Chỉ huy Phòng 6 - Cục CSHS cho biết, sau khi tiếp nhận đối tượng Nghĩa, Cục CSHS đã bàn giao về CQĐT - Công an tỉnh Hải Dương để điều tra theo thẩm quyền. Và đến thời điểm này, cơ quan công an xác định có thêm 4 nạn nhân khác đã bị lừa bán ra nước ngoài, liên quan đến vai trò của "tú bà" Nghĩa.
CQĐT bước đầu xác định, khoảng năm 2008, Vi Thị Nghĩa sang Trung Quốc lấy chồng, sau đó, do mâu thuẫn với chồng nên Nghĩa bỏ nhà đi làm ăn lang thang. Tháng 5-2011, Nghĩa kết hợp với một người đàn ông bản địa khác, mở quán massage, tẩm quất tại TP Nam Ninh. Theo lời khai của Nghĩa, do cô ta nhiễm HIV, chán đời nên tìm cách... trả thù bằng cách lừa mua nhiều cô gái Việt Nam khác sang ép bán dâm.
Đầu năm 2012, Nghĩa về Việt Nam, bắt mối với Nguyễn Văn Hải, trú tại xã Hoàng Tiến, huyện Chí Linh, Hải Dương, đặt vấn đề nhờ Hải tìm "hàng" đưa sang động mại dâm của Nghĩa. Mỗi người đưa sang trót lọt, Nghĩa chia cho Hải từ 5 - 10 triệu đồng. Nghe bùi tai, Hải bàn, rủ với Vương Văn An, 17 tuổi, ở cùng xã, tham gia. Nhờ bề ngoài bảnh bao, An thường xuyên lên mạng Internet để làm quen và lừa các cô gái nhẹ dạ. Chính Vương Văn An đã lừa 2 nữ sinh Hằng, Trang sang Trung Quốc. Vụ án đang được cơ quan công an tiếp tục khai thác mở rộng.
Theo ANTD
Phận gái... 'mưa sa' Trong ánh đèn mờ ảo, cô gái mặc chiếc áo hai dây màu xanh ngọc, chiếc quần sooc ngắn cũn cỡn ôm trọn lấy cơ thể ỡm ờ mời khách lên tầng 2. Quán tẩm quất này có tên khá chân quê: "Quán Lá" nằm ở số 45 phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhưng lại là nơi...