Khoảnh khắc xúc động của người nghèo khắp hành tinh
Hành chục người giơ những tấm vải lớn để nhận gạo rơi vãi trong lễ hội, dân Ấn Độ nhận bánh mỳ cứu đói là hai trong số những ảnh xúc động về cuộc sống người nghèo trên thế giới.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phúc chụp cảnh một người phụ nữ Việt Nam đang làm những món ăn trong ngày giỗ một người thân trong gia đình. Họ hy vọng người đã khuất sẽ ban phước lành và may mắn cho những người đang sống. Đây là chương trình do tạp chí Địa lý quốc gia phối hợp với tổ chức cứu đói Feeding America của Mỹ khởi xướng mang tên “Câu chuyện về đói và hy vọng”.
Cậu bé gồng mình đẩy chiếc xe chất đầy cây giúp cha trên con đường ở New Delhi, Ấn Độ. Tác giả bức ảnh là nhiếp ảnh gia Debajit Bose. Hầu hết các tác phẩm tham gia chương trình ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng về cuộc sống khốn khó của người nghèo ở khắp nơi như thành phố Philadelphia, Mỹ, Bengal và Kolkata ở Ấn Độ, Cộng hòa Madagascar, ngoài khơi bờ biển của châu Phi, và nhiều nơi khác trên thế giới. Đồng thời, nó cũng cho thấy nỗ lực phi thường của con người để giảm tình trạng này.
Nhiếp ảnh gia Sudipta Maulik chụp cảnh hàng chục người trong lễ hội ở thành phố Kolkata, Ấn Độ. Họ háo hức giơ những tấm vải lớn để nhận gạo rơi xuống như một nghi thức thể hiện mong muốn no đủ.
Người dân Ấn Độ nhận bánh mì từ một trung tâm phân phát thực phẩm. Nhiếp ảnh gia Sanchi Aggarwal nói: “Tôi muốn cho mọi người biết rằng nghèo đói vẫn chiếm ưu thế ở Ấn Độ. Nét dữ dội trong mắt con người ở đây nói lên tất cả”.
Cha Michael Duffy trong nhà thờ thuộc dòng Phanxicô đang chào đón những vị khách nghèo đói ở nhà bếp tại Philadelphia, Pennsylvania. Nơi đây phục vụ bữa ăn cho người nghèo từ năm 1979. Ảnh: Octavio Dura
Bức ảnh của ParthaSarathi Nandi cho thấy một người đàn ông bán dừa cùng với con trai trong làng Joypur ở Bengal, Ấn Độ.
Cậu bé đang trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả ở Assam, Ấn Độ. Ảnh: Ankit Mohonto
Video đang HOT
Vẻ mệt mỏi của những người lao động ở chợ hoa Calcutta, Ấn Độ. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Christina Sussman.
Tác giả David Evans đề tên bức ảnh với tựa đề: “Kết thúc mùa đói ở Madagascar. Người phụ nữ xếp các bó lúa tươi vừa thu hoạch để chuẩn bị cho mùa đói hàng năm”.
3 trong số 4 triệu người Haiti sống ở Cộng hòa Dominica. Theo thống kê của Chương trình Lương thực thế giới, cứ 9 người thì có một người không đủ lương thực để ăn. Ảnh: Agnieszka Napierala
Theo NTD
Choáng ngợp trước những tháp đồng hồ tuyệt đẹp trên thế giới
Tháp đồng hồ không chỉ mang ý nghĩa báo thời gian mà còn là công trình đầy nghệ thuật mang đậm dấu ấn lịch sử. Theo thời gian, chúng dần trở thành biểu tượng kiến trúc và là điểm thu hút khách du lịch trên khắp thế giới.
Big Ben, The Elizabeth Tower, Cung điện Westminster, London
Big Ben được hoàn thành vào năm 1859 với chiều cao 96m (315 feet) nhưng chỉ cho phép người dân Vương quốc Anh vào tham quan. Big Ben tên đầy đủ là Tháp đồng hồ của cung điện Westminster là một cấu trúc tháp đồng hồ ở mặt Đông-Bắc của công trình Nhà quốc hội ở Westminster, London, Anh. Big Ben đã chính thức được Quốc hội Anh đổi tên thành Tháp Elizabeth vào ngày diễu binh mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II (4/6/2012).
Big Ben từng nổi tiếng với cái tên "Chiếc đồng hồ bốn mặt lớn nhất thế giới". Mỗi mặt của chiếc đồng hồ được đặt vào trong một khối đá hình vuông có cạnh là 21 feet hay 7 m, cùng với tổng cộng 576 miếng kính trong suốt, gần giống như kiểu các ô cửa sổ bằng kính có khắc những bức tranh ở nhà thờ Anh thời đó. Xung quanh mặt đồng hồ được khắc những đường viền tạo thành một chiếc khung. Cạnh dưới của khung ở mỗi mặt đồng hồ có khắc dòng chữ Latinh: "Domine Salvam Fac Reginam Nostram Victoriam Primam" (Xin chúa hãy bảo vệ cho nữ hoàng Victoria của chúng con).
Philadelphia City Hall, Philadelphia, Mỹ
Philadelphia City Hall được hoàn thành vào năm 1901 với chiều cao 167m (548 feet) do kiến trúc sư John McArthur thiết kế. Tại tòa tháp này du khách có thể đi trong một thang máy nhỏ để quan sát các hoạt động bên trong tháp, bốn đồng hồ lớn ở 4 mặt của tháp cũng như ngắm nhìn cảnh quan thành phố Philadelphia từ đỉnh tháp.
Philadelphia City Hall ban đầu được thiết kế với ý định là tòa tháp cao nhất thế giới vào cuối thế kỷ 19. Nhưng do quá trình xây dựng quá lâu (từ 1871-1901) nên nó đã bị tháp Eiffel (301m) vượt qua và trở thành tòa tháp đầu tiên cao nhất thế giới. Dù vậy, đây vẫn là tòa nhà cao nhất Philadelphia cho đến năm 1908 và hiện nay nó vẫn được sử dụng như một trong những trụ sở quan trọng nhất của thành phố này.
Old Town Astronomical Clock, Prague, Cộng hòa Séc
Được hoàn thành vào năm 1410 với chiều cao 59m (193 feet), Old Town Astronomical Clock là một trong những tháp đồng hồ lâu đời nhất thế giới. Chiếc đồng hồ này được thiết kế bởi người thợ làm đồng hồ Mikulas của Kadane và Jan Sindel, một giáo sư toán học và thiên văn học tại Đại học Charles ở Prague.
Với 5 USD khách tham quan có thể vào các đài quan sát nằm bên trong chiếc đồng hồ để "mục sở thị" thiết kế tinh xảo của chiếc đồng hồ.
Tháp đồng hồ Old Port, Montreal, Canada
Old Port được hoàn thành vào năm 1922 với chiều cao 45m (148 feet). Từ giữa tháng Năm đến đầu tháng Chín hằng năm, du khách được vào thăm quan miễn phí tòa tháp nhưng từ tháng Chín trở đi nó sẽ trở thành một nơi kinh doanh với các nhà hàng, quầy bar, phòng tắm và giải trí trực tiếp vào ban đêm. Chiếc đồng hồ trên tháp hoạt động theo cơ chế tương tự với Big Ben ở London bởi cùng được thiết kế bởi công ty Gillett & Johnson.
Tòa tháp này thường được thắp sáng vào ban đêm với ánh sáng chói làm nổi bật màu trắng của nó. Tòa tháp cũng được xem như công trình tưởng niệm những người lính hải quân Montreal đã hi sinh trong Thế chiến I.
Zytglogge Tower, Bern, Thụy Sĩ
Zytglogge Tower được hoàn thành vào năm 1405 (xây dựng lại vào năm 1527) với chiều cao 16m (52 feet). Ngoài việc báo thời gian, chiếc đồng hồ thiên văn trên tháp còn có tính năng báo lịch âm theo 12 cung hoàng đạo. Zytglogge Tower từng được sử dụng như một nhà tù trong thời gian ngắn, trước khi chính thức trở thành một tháp đồng hồ.
Spasskaya Tower, Moscow, Nga
Spasskaya Tower được hoàn thành vào năm 1491 nhưng năm chính thức đưa vào sử dụng vẫn chưa được xác nhận. Tháp có chiều cao 71m (232 feet) và được thiết kế bởi kiến trúc sư Pietro Antonio Solari. Chiếc đồng hồ trên tháp đổ chuông 15 phút một và biểu tượng ngôi sao trên đỉnh tháp được thiết kế để thay thế biểu tượng đại bàng vàng, một biểu tượng của nước Nga Sa Hoàng. Tòa tháp này hiện là một phần của bức tường bao quanh cung điện Kremlin, nơi ở chính thức của Tổng thống Nga.
Glockenspiel Munich, Munich, Đức
Hoàn thành vào khoảng năm 1900, Glockenspiel Munich là một công trình kiến trúc cao 85m (255 feet) được thiết kể bởi kiến trúc sư Georg Hauberrisser. Hiện nay, tháp đồng hồ này là một phần của tòa thị chính mới ở Munich.
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad Building của, Kuala Lumpur, Malaysia
Được hoàn thiện vào năm 1897 tòa tháp vòm vàng cao 40m (131 feet) được thiết kế bởi kiến trúc sư AC Norman thực sự là tòa tháp độc đáo pha trộn giữa kiến trúc Moorish (Ấn Độ) và Anh. Tháp đồng hồ này là nơi đánh dấu thời điểm giành được độc lập của Malaysia vào nửa đêm ngày 31/8/1957, khi lá cờ Malaysia được kéo lên lần đầu tiên tại đây.
Theo ngôi sao
Máy bay hãng US Airways bị nổ lốp khi cất cánh Một máy bay mang số hiệu 1702 của hãng hàng không Mỹ US Airways bị nổ lốp khi cất cánh từ sân bay thành phố Philadelphia vào ngày 13.3. Máy bay Airbus 320 bị nổ lốp bánh trước khiến phần đầu máy bay bị chúi xuống đường băng tại sân bay thành phố Philadelphia (Mỹ) ngày 13.3 - Ảnh: Reuters "Tất cả hành...