Khoảnh khắc mừng năm mới độc đáo của người châu Á ở một số nước
Chia tay năm cũ, hàng triệu người dân từ Bali đến Trung Quốc hào hứng đón năm rồng, hòa mình vào vũ điệu tại các lễ hội truyền thống.
Sắc đỏ, vàng ngập tràn khắp các góc phố.
Trong dịp Tết Nguyên đán truyền thống tại các nước châu Á, sắc đỏ ngập tràn phố lớn, ngõ nhỏ từ lì xì, pháo hoa, múa lân sư tử. Năm mới, du khách có xu hướng đi đến các điểm đến đậm văn hóa, phong tục liên quan đến năm rồng nhằm cầu may mắn, thịnh vượng và đoàn kết. Kỳ nghỉ lễ năm nay cũng đánh dấu năm đầu tiên du khách không còn lệnh hạn chế hậu Covid-19, theo CNN. Trong ảnh, tại trường Widiatmika ở Jimbaran, Indonesia, hội đồng trường tổ chức múa lân sư rồng, biểu diễn trước hàng nghìn học sinh. Ảnh: Dicky Bisinglasi/SOPA Images.
Video đang HOT
Tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt không thể ngăn bước chân của hàng triệu con dân về quê mừng Tết. Các tuyến đường cao tốc tại đây trong tình trạng ùn tắc giao thông trước đêm 30 Âm lịch. Không riêng Cáp Nhĩ Tân, trước thềm năm mới, người dân Trung Quốc đã bước vào đợt di cư lớn nhất năm, được gọi là Chunyun – Xuân vận – theo CNN. Ảnh: Liu Xin.
Một người đàn ông chụp ảnh hoa mận nở tại Cung điện mùa hè Di Hòa Viên ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Zhang Yu.
Người dân Indonesia gốc Hoa tại thành phố Surakata (Indonesia) thưởng thức điệu nhảy truyền thống tại lễ hội Grebeg Sudiro. Ảnh: Ulet Ifansast.
Còn ở Bali, người dân tất bật chuẩn bị đèn lồng cho Tết con rồng tại đền Dharmayana ở Bali, Indonesia. Ảnh: Johanes P. Christo/NurPhoto.
Người dân đổ xô đến buổi trình diễn ánh sáng tại lễ hội mùa xuân ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Zhang Cheng.
Cộng đồng người Hoa tại Barcelona, Tây Ban Nha tổ chức múa lân sư rồng mừng năm mới. Ảnh: Reuters.
EU cung cấp hơn 56 triệu euro viện trợ nhân đạo cho châu Á - Thái Bình Dương
Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định dành khoản viện trợ nhân đạo hơn 56 triệu euro (hơn 60,4 triệu USD) trong năm 2024 để hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn tại châu Á - Thái Bình Dương.
Khoản tài trợ này được kỳ vọng sẽ giúp những người đang chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo tại trong khu vực và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó thảm họa ở những nơi dễ bị thiên tai.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, thông báo trên được đưa ra nhân dịp Diễn đàn cấp bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Hội nghị Bộ trưởng EU - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức tại thủ đô Brussels ngày 2/2. Sự kiện này tạo cơ hội thảo luận về hợp tác giữa các khu vực nêu trên trong các lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp.
Ủy viên châu Âu phụ trách quản lý khủng hoảng Janez Lenarčič nhấn mạnh một số quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương như Bangladesh, Myanmar, Philippines, Nepal...đang đối mặt nhiều tình huống khẩn cấp và những thách thức cấp bách khác nhau, từ xung đột tới vấn đề môi trường. Khoản viện trợ 56 triệu euro này sẽ giúp các đối tác của EU tại nước sở tại cung cấp sự hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong các công tác ứng phó thiên tai.
Theo ông Janez Lenarčič, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương về kinh tế-xã hội, chịu ảnh hưởng của suy thoái môi trường và các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. Sự trở lại của hiện tượng El Nio sắp tới sẽ có thể còn làm trầm trọng thêm những tổn thương hiện có tại khu vực này.
Tỷ lệ sinh giảm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tổng hợp về tình hình nhân khẩu học thế giới, nhật báo Les Echos nhận thấy rằng sự già đi của dân số ở các nước giàu đang gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu và châu Á. Các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia đầu tiên báo động về tình...