Châu Á “nóng” cuộc đua vũ trụ

Theo dõi VGT trên

Việc Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự nội địa đầu tiên gắn trên tên lửa SpaceX cùng với việc Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM) đã khiến cuộc chạy đua vào vũ trụ ở châu Á đang trở nên nóng hơn.

Các nhà phân tích cũng đề cập đến việc gia tăng số vụ phóng vệ tinh quân sự ở châu Á và lưu ý rằng, sự phát triển của các công nghệ vũ trụ thương mại sẽ thúc đẩy thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Ám chỉ về việc mở rộng địa chính trị vào quỹ đạo, Chính phủ Hàn Quốc lưu ý rằng, quan hệ đối tác với Mỹ sẽ hình thành một liên minh không gian đảm bảo an ninh quân sự và kinh tế, cũng như tiến bộ công nghệ. Kế hoạch hợp tác phóng giữa Hàn Quốc và tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đánh dấu việc vệ tinh do thám nội địa đầu tiên của Seoul được đưa lên vũ trụ vào năm 2025, nhằm hình thành hệ thống giám sát không gian riêng ở phía trên Triều Tiên và không cần phụ thuộc vào Mỹ như trước đây.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vệ tinh do thám của nước này sẽ được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 30/11. Nhà nghiên cứu danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Lee Choon-geun cho biết, các vệ tinh do thám của Mỹ cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn nhiều, nhưng lại vận hành theo các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Washington đôi khi không chia sẻ ảnh vệ tinh chứa thông tin nhạy cảm cao với Hàn Quốc.

Châu Á nóng cuộc đua vũ trụ - Hình 1
Triều Tiên thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 14/11 cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm trên mặt đất động cơ nhiên liệu rắn mới được phát triển cho một loại IRBM mới. Nhà phân tích cấp cao Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong cho biết tầm bắn lên tới 4.000 km của IRBM có thể tiếp cận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và Guam. Triều Tiên cũng mong muốn có được vệ tinh do thám riêng, nhưng chưa phóng thêm vệ tinh mới sau hai lần thử thất bại vào đầu năm nay.

Tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới đưa một vệ tinh nặng hơn một tấn lên quỹ đạo, nhằm thúc đẩy tham vọng chinh phục không gian với tên lửa Nuri tự sản xuất. Seoul cũng đặt mục tiêu phóng thêm 4 tên lửa Nuri trong 5 năm tới, hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030 cũng như tăng đội vệ tinh do thám gấp 6 lần lên 130 chiếc vào năm 2030. Nhưng nhà phân tích Lee Il-woo tại Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt ra câu hỏi về năng lực vệ tinh quân sự đầu tiên của Hàn Quốc. Ông cho rằng độ phân giải tương đối thấp, thậm chí còn thấp hơn cả các vệ tinh thương mại có độ phân giải cao. Ông nói: “Bên cạnh việc thu thập dữ liệu không gian từ vệ tinh, Hàn Quốc cũng cần nỗ lực rất nhiều để tăng cường khả năng lọc và phân tích những dữ liệu được thu thập đó, một lĩnh vực mà đất nước này thua xa các đối thủ tiên tiến khác”. Theo ông, với 5 vệ tinh, Hàn Quốc chỉ có thể theo dõi Triều Tiên 10 giờ mỗi ngày, rất ngắn so với khoảng thời gian cần thiết để giám sát hoạt động của các bệ phóng di động.

Hợp tác kỹ thuật với Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Ngoại trưởng Hàn Quốc Park-jin nói rằng, “liên minh không gian” của các nước này sẽ đặt nền móng cho quan hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực không gian, không chỉ bao gồm an ninh mà còn an ninh kinh tế chung và công nghệ vũ trụ tiên tiến. Ông nhấn mạnh tại diễn đàn không gian Mỹ – Hàn: “Không gian ngày càng được quân sự hóa và vũ khí hóa”. Theo ông, không gian đang giống như một bàn cờ địa chính trị khổng lồ. Do đó, việc đáp ứng lợi ích và ưu tiên của các bên liên quan để đảm bảo một không gian an toàn, chắc chắn và bền vững sẽ là một thử thách phức tạp.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg cũng nhắc lại cam kết của Washington trong việc tăng cường hợp tác không gian với Seoul trên nhiều lĩnh vực. Năm 2021, Hàn Quốc đã ký Hiệp định Artemis khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tìm cách hợp nhất với các đối tác để khám phá Mặt trăng và tăng hiện diện ở hành tinh này. Seoul đã phóng tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên Korea Pathfinder trong chương trình hợp tác với NASA vào năm ngoái, mang theo ShadowCam để thu thập hình ảnh về các vùng bị che khuất vĩnh viễn gần các cực của Mặt trăng. Washington đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế kéo dài hàng thập kỷ đối với khả năng thử nghiệm tên lửa và rocket của Seoul – tất cả đều dựa trên công nghệ của Mỹ – trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021, cho phép Hàn Quốc tự phát triển các phương tiện phóng.

Ông Omkar Nikam, chuyên gia về vũ trụ và quốc phòng, người đứng đầu nền tảng phân tích Access Hub, đánh giá châu Á đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt hơn các châu lục khác trong việc sản xuất vệ tinh quân sự. Nhà phân tích cho hay: “Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, tiếp theo là Australia, Hàn Quốc, New Zealand cùng các nước khác, đang nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ vũ trụ trong cả lĩnh vực vệ tinh thương mại và quân sự”.

Ông Nikam cũng cho biết, các dịch vụ vệ tinh hạ nguồn đã nhanh chóng nổi bật ở khu vực châu Á, nhưng sự phát triển thị trường thượng nguồn liên quan đến sản xuất và phóng vệ tinh lại ít rõ ràng hơn. Ông phân tích: “Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vũ trụ thượng nguồn mang lại ưu thế cho một quốc gia nhất định, bằng cách củng cố chuỗi cung ứng trong nước và giúp các cơ quan quốc phòng phát triển tài sản của chính họ thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nước ngoài”. Nhiều quốc gia dự định phát triển và đầu tư chiến lược vào thị trường thượng nguồn của họ trong những năm tới. Vị chuyên gia cho rằng, sự hiện diện của các công ty như KT Sat và Intellian đã giúp thúc đẩy dấu ấn thương mại của Hàn Quốc trên thị trường vệ tinh hạ nguồn.

Điều này đã mang lại cho Seoul lợi thế trong việc xác định nhu cầu ở một số ngành dọc và từ đó mở rộng quy mô thị trường vũ trụ thượng nguồn, chẳng hạn như sản xuất vệ tinh. Ông tin rằng, mặc dù Mỹ là đồng minh chủ chốt, nhưng căng thẳng địa chính trị và vị trí của Hàn Quốc có nghĩa là nước này cần phát triển tài sản không gian quân sự có chủ quyền, tạo nền tảng vững chắc cho các công ty trong nước và hỗ trợ nhất quán cho họ thông qua các chương trình của chính phủ và quân đội.

Video đang HOT

Về phần mình, Giáo sư quản lý ngành hàng không vũ trụ Kim Kwang-ok tại Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết Mỹ khởi động dự án Artemis bằng cách mời gọi các đồng minh, trong đó có cả Hàn Quốc, vào cuộc chạy đua phát triển không gian, trong bối cảnh cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng với Nga và Trung Quốc. Ông nói: “Về mặt thương mại, Mỹ đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực khám phá không gian, phát triển thành công các phương tiện phóng có thể tái sử dụng của SpaceX… chứng minh rằng ngành công nghiệp vũ trụ có hiệu quả kinh tế”.

Thị trường vũ trụ nội địa của Hàn Quốc trị giá 2,63 tỷ USD vào năm 2020, chiếm chưa đến 1% thị trường toàn cầu và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, họ có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hợp tác với ngành công nghiệp vũ trụ thống trị của Mỹ, đồng thời tận dụng các ngành sản xuất cũng như nhân lực kỹ thuật mạnh mẽ

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á

Cuộc chạy đua vào vũ trụ ở châu Á đang trở nên nóng hơn khi Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự nội địa đầu tiên gắn trên tên lửa SpaceX.

Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM).

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 1
Cờ của Triều Tiên và Hàn Quốc tại khu vực biên giới. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, Hàn Quốc đã ám chỉ về việc mở rộng địa chính trị vào quỹ đạo. Chính phủ Seoul lưu ý rằng quan hệ đối tác với Mỹ sẽ hình thành một liên minh không gian đảm bảo an ninh quân sự và kinh tế, cũng như tiến bộ công nghệ.

Các nhà phân tích cũng đề cập đến việc gia tăng số vụ phóng vệ tinh quân sự ở châu Á. Họ lưu ý rằng sự phát triển của các công nghệ vũ trụ thương mại sẽ thúc đẩy thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Kế hoạch hợp tác phóng giữa Hàn Quốc và tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đánh dấu việc vệ tinh do thám nội địa đầu tiên của Seoul được đưa lên vũ trụ vào năm 2025, nhằm hình thành hệ thống giám sát không gian riêng ở phía trên Triều Tiên và không cần phụ thuộc vào Mỹ như trước đây.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vệ tinh do thám của nước này sẽ được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 30/11.

Ông Lee Choon-geun, nhà nghiên cứu danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết các vệ tinh do thám của Mỹ cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn nhiều, nhưng lại vận hành theo các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Washington đôi khi không chia sẻ ảnh vệ tinh chứa thông tin nhạy cảm cao với Hàn Quốc.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 14/11 cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm trên mặt đất động cơ nhiên liệu rắn mới được phát triển cho một loại IRBM mới.

Nhà phân tích cấp cao Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong cho biết tầm bắn lên tới 4.000 km của IRBM có thể tiếp cận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và Guam.

Triều Tiên cũng mong muốn có được vệ tinh do thám riêng, nhưng chưa phóng thêm vệ tinh mới sau hai lần thử thất bại vào đầu năm nay.

Tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới đưa một vệ tinh nặng hơn một tấn lên quỹ đạo, nhằm thúc đẩy tham vọng chinh phục không gian với tên lửa Nuri tự sản xuất.

Nước này cũng đặt mục tiêu phóng thêm 4 tên lửa Nuri trong 5 năm tới, hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030 cũng như tăng đội vệ tinh do thám gấp 6 lần lên 130 chiếc vào năm 2030.

Nhưng nhà phân tích Lee Il-woo tại Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt ra câu hỏi về năng lực vệ tinh quân sự đầu tiên của Hàn Quốc. Ông cho rằng độ phân giải tương đối thấp, thậm chí còn thấp hơn cả các vệ tinh thương mại có độ phân giải cao.

Ông nói: "Bên cạnh việc thu thập dữ liệu không gian từ vệ tinh, Hàn Quốc cũng cần nỗ lực rất nhiều để tăng cường khả năng lọc và phân tích những dữ liệu được thu thập đó, một lĩnh vực mà đất nước này thua xa các đối thủ tiên tiến khác".

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 2
Tên lửa vũ trụ Nuri do Hàn Quốc sản xuất, mang theo 8 vệ tinh, cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Naro hồi tháng 5. Ảnh: DPA

Theo ông, với 5 vệ tinh, Hàn Quốc chỉ có thể theo dõi Triều Tiên 10 giờ mỗi ngày, rất ngắn so với khoảng thời gian cần thiết để giám sát hoạt động của các bệ phóng di động.

Hợp tác kỹ thuật với Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Ngoại trưởng Hàn Quốc nói rằng "liên minh không gian" của các nước này sẽ đặt nền móng cho quan hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực không gian, không chỉ bao gồm an ninh mà còn an ninh kinh tế chung và công nghệ vũ trụ tiên tiến.

"Không gian ngày càng được quân sự hóa và vũ khí hóa", Ngoại trưởng Park Jin phát biểu tại diễn đàn không gian Mỹ - Hàn tuần trước.

Theo ông Park, không gian đang giống như một bàn cờ địa chính trị khổng lồ. Do đó, việc đáp ứng lợi ích và ưu tiên của các bên liên quan để đảm bảo một không gian an toàn, chắc chắn và bền vững sẽ là một thử thách phức tạp.

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg cũng nhắc lại cam kết của Washington trong việc tăng cường hợp tác không gian với Seoul trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2021, Hàn Quốc năm 2021 đã ký Hiệp định Artemis khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tìm cách hợp nhất với các đối tác để khám phá Mặt trăng và tăng hiện diện ở hành tinh này.

Seoul đã phóng tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên Korea Pathfinder trong chương trình hợp tác với NASA vào năm ngoái, mang theo ShadowCam để thu thập hình ảnh về các vùng bị che khuất vĩnh viễn gần các cực của Mặt trăng.

Washington đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế kéo dài hàng thập kỷ đối với khả năng thử nghiệm tên lửa và rocket của Seoul - tất cả đều dựa trên công nghệ của Mỹ - trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021, cho phép Hàn Quốc tự phát triển các phương tiện phóng.

Các thị trường vũ trụ nội địa đang phát triển

Ông Omkar Nikam, chuyên gia về vũ trụ và quốc phòng, người đứng đầu nền tảng phân tích Access Hub, đánh giá châu Á đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt hơn các châu lục khác trong việc sản xuất vệ tinh quân sự.

"Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, tiếp theo là Australia, Hàn Quốc, New Zealand cùng các nước khác, đang nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ vũ trụ trong cả lĩnh vực vệ tinh thương mại và quân sự", ông viết trên trang web của công ty truyền thông Spaceref.

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 3
Thứ trưởng Bộ Chính sách Quốc phòng Hàn Quốc Heo Tae-keun (trái) và ông Vipin Narang, Phó trợ lý chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quan sát vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 31/10. Ảnh: EPA-EFE/Yonhap

Ông Nikam cho biết các dịch vụ vệ tinh hạ nguồn đã nhanh chóng nổi bật ở khu vực châu Á, nhưng sự phát triển thị trường thượng nguồn liên quan đến sản xuất và phóng vệ tinh lại ít rõ ràng hơn.

Ông viết: "Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vũ trụ thượng nguồn mang lại ưu thế cho một quốc gia nhất định, bằng cách củng cố chuỗi cung ứng trong nước và giúp các cơ quan quốc phòng phát triển tài sản của chính họ thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nước ngoài". Nhiều quốc gia dự định phát triển và đầu tư chiến lược vào thị trường thượng nguồn của họ trong những năm tới.

Ông Nikam nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng sự hiện diện của các công ty như KT Sat và Intellian đã giúp thúc đẩy dấu ấn thương mại của Hàn Quốc trên thị trường vệ tinh hạ nguồn. Điều này đã mang lại cho Seoul lợi thế trong việc xác định nhu cầu ở một số ngành dọc và từ đó mở rộng quy mô thị trường vũ trụ thượng nguồn, chẳng hạn như sản xuất vệ tinh.

Ông Nikam tin rằng mặc dù Mỹ là đồng minh chủ chốt, nhưng căng thẳng địa chính trị và vị trí của Hàn Quốc có nghĩa là nước này cần phát triển tài sản không gian quân sự có chủ quyền, tạo nền tảng vững chắc cho các công ty trong nước và hỗ trợ nhất quán cho họ thông qua các chương trình của chính phủ và quân đội.

Giáo sư quản lý ngành hàng không vũ trụ Kim Kwang-ok tại Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết Mỹ khởi động dự án Artemis bằng cách mời gọi các đồng minh, trong đó có cả Hàn Quốc, vào cuộc chạy đua phát triển không gian, trong bối cảnh cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng với Nga và Trung Quốc.

Ông nói với This Week in Asia: "Về mặt thương mại, Mỹ đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực khám phá không gian, phát triển thành công các phương tiện phóng có thể tái sử dụng của SpaceX... chứng minh rằng ngành công nghiệp vũ trụ có hiệu quả kinh tế".

Thị trường vũ trụ nội địa của Hàn Quốc trị giá 2,63 tỷ USD vào năm 2020, chiếm chưa đến 1% thị trường toàn cầu và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.

Tuy nhiên, họ có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hợp tác với ngành công nghiệp vũ trụ thống trị của Mỹ, đồng thời tận dụng các ngành sản xuất cũng như nhân lực kỹ thuật mạnh mẽ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thươngĐánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thương
17:11:57 14/12/2024
Ông Trump nói gì về lương tổng thống?Ông Trump nói gì về lương tổng thống?
22:19:40 13/12/2024
Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?
22:08:09 14/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"
07:46:34 15/12/2024
Người đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắtNgười đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắt
05:54:11 15/12/2024
Giám đốc FBI tuyên bố sẽ từ chức, ông Trump lên tiếngGiám đốc FBI tuyên bố sẽ từ chức, ông Trump lên tiếng
22:17:01 13/12/2024
Chuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở SyriaChuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở Syria
08:48:59 14/12/2024
Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông TrumpCác 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump
06:27:17 14/12/2024

Tin đang nóng

Tìm thấy thi thể nữ tài xế, xuyên đêm trục vớt ô tô rơi sông Đồng NaiTìm thấy thi thể nữ tài xế, xuyên đêm trục vớt ô tô rơi sông Đồng Nai
08:59:48 15/12/2024
Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị Ngọc Trinh nghỉ chơi, lý do liên quan đến 1 đoạn clipVũ Khắc Tiệp xác nhận bị Ngọc Trinh nghỉ chơi, lý do liên quan đến 1 đoạn clip
06:50:36 15/12/2024
Nam ca sĩ được cả showbiz mong chờ kết hôn cuối cùng cũng sắp cưới?Nam ca sĩ được cả showbiz mong chờ kết hôn cuối cùng cũng sắp cưới?
07:00:12 15/12/2024
Mỹ nam cổ trang đẹp khuynh đảo concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Nhan sắc phi giới tính tuổi U40 đáng ngưỡng mộMỹ nam cổ trang đẹp khuynh đảo concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Nhan sắc phi giới tính tuổi U40 đáng ngưỡng mộ
07:11:40 15/12/2024
Sơn Tùng M-TP hoá "boy phố" làm tắc 5 ngả đường Thủ đô, lần nữa rủ khán giả Hà Nội hẹn hò gây sốtSơn Tùng M-TP hoá "boy phố" làm tắc 5 ngả đường Thủ đô, lần nữa rủ khán giả Hà Nội hẹn hò gây sốt
09:19:34 15/12/2024
Ngọc Sơn: "Đất đai, tiền bạc mẹ đưa cho ai tôi không biết"Ngọc Sơn: "Đất đai, tiền bạc mẹ đưa cho ai tôi không biết"
08:40:26 15/12/2024
Chung kết Rap Việt mùa 4: B Ray thắng đậm, lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sửChung kết Rap Việt mùa 4: B Ray thắng đậm, lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử
11:18:12 15/12/2024
Hà Trí Quang: "Tôi may mắn gặp Thanh Đoàn đúng lúc tình yêu gần như sụp đổ hết"Hà Trí Quang: "Tôi may mắn gặp Thanh Đoàn đúng lúc tình yêu gần như sụp đổ hết"
08:43:07 15/12/2024

Tin mới nhất

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Trung Quốc

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Trung Quốc

09:13:47 15/12/2024
Nhờ vào môi trường tự nhiên độc đáo, Vân Nam là nhà sản xuất truffle đen chính của Trung Quốc. Truffle từ khu vực này được đánh giá cao trên thị trường ẩm thực cao cấp toàn cầu nhờ vào chất lượng và hương vị tuyệt vời.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Brazil bị bắt để điều tra về âm mưu đảo chính

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Brazil bị bắt để điều tra về âm mưu đảo chính

09:05:26 15/12/2024
Ông Braga Netto từng bị cáo buộc chính thức vào tháng 11 cùng với ông Bolsonaro và 35 cá nhân khác về tội âm mưu đảo chính. Tuy nhiên, các công tố viên cho biết hiện chưa đưa ra các cáo buộc hình sự đối với ông.
Quốc hội Gruzia bầu ông Mikheil Kavelashvili làm tổng thống mới

Quốc hội Gruzia bầu ông Mikheil Kavelashvili làm tổng thống mới

08:56:51 15/12/2024
Trước thềm cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống, Quốc hội Gruzia đã thông qua các hạn chế mới, theo đó nâng mức phạt đối với những cá nhân và tổ chức tham gia biểu tình, đồng thời cấm người biểu tình được bịt mặt, đốt pháo và chiếu đèn laser.
Ba Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội nhưng chỉ mới 1người bị cách chức

Ba Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội nhưng chỉ mới 1người bị cách chức

08:47:29 15/12/2024
Tổng thống sẽ bị phế truất nếu ít nhất 6 thẩm phán Tòa án Hiến pháp ủng hộ luận tội và Hàn Quốc sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 60 ngày tiếp theo để bầu ra người đứng đầu đất nước mới.
Ba Lan thu hồi loạt tác phẩm nghệ thuật có trị giá trên 186.600 USD bị đánh cắp

Ba Lan thu hồi loạt tác phẩm nghệ thuật có trị giá trên 186.600 USD bị đánh cắp

08:45:12 15/12/2024
Việc thu hồi các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ giá trị văn hóa của Ba Lan mà còn là sự nỗ lực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra và chống tội phạm xuyên quốc gia.
Campuchia thúc đẩy tiềm năng du lịch biển

Campuchia thúc đẩy tiềm năng du lịch biển

08:34:47 15/12/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Du lịch Campuchia Huot Hak, Campuchia dự kiến đón khoảng 6,7 triệu du khách nước ngoài và 22 triệu du khách trong nước trong năm 2024, cao hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019.
Chuyên gia Australia: Các xếp hạng quốc tế phản ánh ấn tượng về tiến bộ kinh tế, xã hội của Việt Nam

Chuyên gia Australia: Các xếp hạng quốc tế phản ánh ấn tượng về tiến bộ kinh tế, xã hội của Việt Nam

08:10:28 15/12/2024
Theo nhận định của Giáo sư Hal Hill, Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao - điều mà hẳn không ai có thể tưởng tượng được vào cuối thế kỷ XX.
Góc nhìn từ Iran về lý do chính quyền Assad từ bỏ quyền lực ở Syria

Góc nhìn từ Iran về lý do chính quyền Assad từ bỏ quyền lực ở Syria

08:06:18 15/12/2024
Để giải quyết các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và tái thiết đất nước sau cuộc nội chiến, chính phủ Syria đã quyết định dần rời xa Iran để quay sang Mỹ và các đồng minh khu vực của Washington.
Chiến thuật lạ từ lời mời Chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump

Chiến thuật lạ từ lời mời Chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump

07:44:43 15/12/2024
Lời mời dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho thấy ông Trump tin rằng sức mạnh cá tính của ông có thể là yếu tố quyết định trong việc tạo ra những đột phá ngoại giao.
Hàn Quốc lo ngại về khả năng đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên

Hàn Quốc lo ngại về khả năng đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên

06:15:48 15/12/2024
Một số chỉ huy cấp cao của Hàn Quốc cũng đã bị đình chỉ nhiệm vụ vì vai trò trong việc áp đặt thiết quân luật, làm dấy lên thêm câu hỏi về khả năng sẵn sàng phòng thủ của đất nước.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị luận tội vì ban bố thiết quân luật

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị luận tội vì ban bố thiết quân luật

06:12:29 15/12/2024
Nỗ lực đầu tiên nhằm luận tội Tổng thống Yoon vào cuối tuần trước đã thất bại, sau khi gần như tất cả các nhà lập pháp của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền phản đối cuộc bỏ phiếu.
Chính trường Hàn Quốc đối mặt khủng hoảng sau khi Tổng thống Yoon bị luận tội

Chính trường Hàn Quốc đối mặt khủng hoảng sau khi Tổng thống Yoon bị luận tội

06:08:54 15/12/2024
Sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị Quốc hội luận tội, tất cả sự chú ý hiện đang dồn vào Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cơ quan sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Có thể bạn quan tâm

Công an điều tra vụ ô tô rơi xuống sông Đồng Nai, nữ tài xế thiệt mạng

Công an điều tra vụ ô tô rơi xuống sông Đồng Nai, nữ tài xế thiệt mạng

Tin nổi bật

13:23:48 15/12/2024
Nữ tài xế 22 tuổi điều khiển xe ô tô 4 chỗ chạy trên cầu Đồng Nai thì bị mất lái, tông sập lan can trước khi rơi xuống sông tử vong.
Công ty của vệ sĩ điều tiết giao thông đám cưới bị thu hồi vô thời hạn giấy chứng nhận

Công ty của vệ sĩ điều tiết giao thông đám cưới bị thu hồi vô thời hạn giấy chứng nhận

Pháp luật

13:18:14 15/12/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Công an đã nhanh chóng vào cuộc điều tra xác minh, đồng thời triệu tập các đối tượng liên quan đến vụ việc đến trụ sở công an để điều tra, làm rõ.
Quán quân Rap Việt mùa 4: "Tôi sốc và ngỡ ngàng", B Ray sẽ rút lui sau khi giành chiến thắng?

Quán quân Rap Việt mùa 4: "Tôi sốc và ngỡ ngàng", B Ray sẽ rút lui sau khi giành chiến thắng?

Sao việt

13:10:30 15/12/2024
Kết quả của Rap Việt mùa 4 nhận được sự đồng tình lớn từ khán giả. Ngay từ đầu cuộc thi, Robber đã được đánh giá là cái tên được kỳ vọng cho ngôi vị Quán quân.
Ba kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng xuân 2025

Ba kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng xuân 2025

Thời trang

13:05:12 15/12/2024
Họa tiết chấm bi quen thuộc nhưng vẫn luôn được làm mới bằng những bản phối mới thay đổi cả về bảng màu, kích cỡ họa tiết cũng như phom dáng trang phục.
Sau khi nghỉ hưu, cụ ông 70 tuổi vẫn lấy 3 đời vợ và kết đắng cuối đời

Sau khi nghỉ hưu, cụ ông 70 tuổi vẫn lấy 3 đời vợ và kết đắng cuối đời

Netizen

12:47:20 15/12/2024
Câu chuyện về cụ ông 70 tuổi sau khi về hưu vẫn kết hôn 3 lần liên tiếp rất nhanh đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng, gây ra những ý kiến trái chiều.
Trời lạnh học mẹ đảm Đà Nẵng làm món trứng nướng thơm lừng, nóng hổi không bị lòi ra ngoài để nhâm nhi

Trời lạnh học mẹ đảm Đà Nẵng làm món trứng nướng thơm lừng, nóng hổi không bị lòi ra ngoài để nhâm nhi

Ẩm thực

12:46:08 15/12/2024
Chỉ vài bước đơn giản bạn đã có trứng gà nướng ăn chơi siêu hấp dẫn cho ngày đông lạnh giá này rồi. Hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!
Cảnh báo ngộ độc vì những 'bài thuốc truyền miệng'

Cảnh báo ngộ độc vì những 'bài thuốc truyền miệng'

Sức khỏe

12:43:02 15/12/2024
Nhưng theo các bác sĩ, độc tính của cây hoa chuông là do một số loại alkaloid trong lá, hoa và hạt. Các hợp chất này có thể ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa.
8 sự kiện trùng hợp đến rùng mình trong lịch sử dù giải thích cách nào cũng không được

8 sự kiện trùng hợp đến rùng mình trong lịch sử dù giải thích cách nào cũng không được

Lạ vui

12:38:33 15/12/2024
Có những điều kỳ lạ đến mức chúng ta khó tin, ngay cả khi tận mắt chứng kiến bằng chứng. Chúng ta tin rằng những hiện tượng này thường thấy trong phim giả tưởng hoặc khoa học viễn tưởng nhưng thật ra vẫn tồn tại trong đời thật
JDG đối mặt nguy cơ "xuống dốc không phanh" bất chấp vừa kích nổ loạt "bom tấn"

JDG đối mặt nguy cơ "xuống dốc không phanh" bất chấp vừa kích nổ loạt "bom tấn"

Mọt game

11:59:05 15/12/2024
Không ít khán giả lo ngại cho tương lai của JDG khi đội tuyển này công bố bạn huấn luyện đình đám.Fan LPL lo ngại JDG xuống dốc không phanh ở mùa 2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 15/12: Song Tử chậm trễ, Ma Kết phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 15/12: Song Tử chậm trễ, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

11:39:53 15/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 15/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Song Tử hãy tích cực học hỏi, Ma Kết hãy nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.
Điểm chung 'đỉnh nóc kịch trần' trong thiết kế 'nhà siêu giàu' của Lệ Quyên và NTK Thái Công

Điểm chung 'đỉnh nóc kịch trần' trong thiết kế 'nhà siêu giàu' của Lệ Quyên và NTK Thái Công

Sáng tạo

11:04:52 15/12/2024
Không khó hiểu khi hai người nổi tiếng đều lựa chọn những món đồ trang trí tựa như pha lê để nâng tầm không gian sống của mình.