Khoảnh khắc Lý Sơn
Lý Sơn đẹp huyền ảo trong ánh bình minh, Lý Sơn e ấp trong sương sớm, những ngư dân trở về khi nắng hoàng hôn phủ đầy mặt biển… Đó là những khoảnh khắc tuyệt đẹp trên quê hương Hải đội Hoàng Sa.
Đến với Lý Sơn vào những ngày chớm hạ, bầu trời giữa đại dương trở nên trong lành hòa cùng ánh bình minh, hoàng hôn, mặt trời, mặt trăng, mặt biển xanh mơn mởn chào đón ngày mới. Hình ảnh đẹp đó, khó ai bắt gặp trên đảo Lý Sơn.
Mặt trăng cùng ánh hoàng hôn cùng xuất hiện trên bầu trời Lý Sơn.
Ra khơi sớm dưới ánh bình minh lấp lánh trên đại dương bao la.
Một phần Lý Sơn nhìn từ biển Đông.
Ánh hoàng hôn trải dài trên cánh đồng tỏi xanh mượt.
Video đang HOT
Nhìn đảo Bé từ đỉnh núi Thới Lới, bắt gặp bức trang nhiều màu sắc đọng trên mặt biển trong xanh.
Hoàng hôn soi sáng mặt biển dẫn đường ngư dân trở về.
Một góc Lý Sơn từ trên đỉnh núi Thới Lới.
Hình ảnh rõ nét lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên đỉnh núi Thới Lới, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Hồng Long
Theo Dantri
Bản lĩnh 'mắt biển'
Đã đến giờ Tổ quốc gọi con đi... Câu thơ viết vội, gửi mẹ trước khi theo tàu làm nhiệm vụ như nói hết quyết tâm của người cảnh sát biển những ngày biển Đông dậy sóng.
Xuồng cao tốc của lực lượng CSB VN thực hiện nhiệm vụ trên biển Hoàng Sa
Hướng về Hoàng Sa
Ba hồi còi hụ vang chào cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào lúc rạng sáng, tàu cảnh sát biển (CSB) mang số hiệu 4033 lại lên đường sau những ngày "dưỡng thương" vì bị tàu Trung Quốc (TQ) đâm toạc mạn phải. Rời khỏi luồng, con tàu lại trực chỉ Hoàng Sa. Sau 12 giờ đạp sóng, tàu có mặt tại hiện trường vào đầu giờ chiều 13.5, góp mình vào 2 biên đội với 6 chiếc để tiến hành tuần tra việc chấp pháp trên biển.
Đã đến giờ Tổ quốc gọi con đi Tiếng còi tàu râm ran giục giã Tổ quốc gọi mà lòng con rộn rã Con lên đường, tạm biệt Mẹ-Quê hương!
Đại úy Lê Mạnh Thường
Đến khoảng 14 giờ, 2 biên đội tàu nhận được lệnh tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 của TQ. Hải trình quá dài khiến cho khách mệt lả nhưng với những "mắt biển" thì đó là "chuyện thường ngày ở huyện". Lệnh tác chiến có thể đến bất cứ khi nào và mỗi thuyền viên trên tàu đều phải sẵn sàng.
Thượng úy Nguyễn Văn Dũng, trưởng máy tàu 4033 chia sẻ, TQ đã điều trên 100 tàu các loại, như hải cảnh, hải giám, tàu hộ vệ tên lửa... đi theo để bảo vệ giàn khoan. Thế nên việc tiếp cận Hải Dương-981 những ngày đầu tháng 5 là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Để vượt qua "hàng rào" tàu hải cảnh đang ken đặc của TQ, các tàu của CSB VN phải hợp thành biên đội đi theo đội hình mũi tên để tiến vào.
Nhiều tàu làm nhiệm vụ của VN đã bị tấn công bằng vòi rồng, bị tàu TQ tông thẳng vào. Nhiều tàu của lực lượng kiểm ngư như: KN 761, KN 762, KN 635, KN 634... đã "bị thương" vì bị tàu TQ phun nước hoặc cố ý đâm hỏng hệ thống lái.
"Trên vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan khoảng 10 hải lý còn có đến 4 tàu hộ vệ tên lửa của TQ đi theo bảo vệ. Trong đó, có 2 tàu luôn thường trực cạnh chân giàn khoan và nhiều tàu chiến tấn công nhanh. Mặc dù bị tấn công khi vào vị trí khoảng 4-5 hải lý nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực thi vì Hoàng Sa là vùng biển chủ quyền, là núm ruột mà triệu triệu con tim Việt đang dõi theo", thượng úy Dũng quả quyết.
Biển khơi vần vũ
Có mặt trên tàu CSB những ngày này mới thấy hết không khí căng thẳng khi TQ tung ra những chiếc tàu hải cảnh cỡ lớn để truy đâm tàu lực lượng chấp pháp VN. Mỗi tình huống không chỉ cho thấy, "mắt biển" rất bản lĩnh khi nhận ra và né tránh được những "đòn gió" của tàu TQ mà còn "thể hiện mong muốn hòa bình thật sự" (nhận định của PV Dương Đình Huy, Đài Ashahi-Nhật Bản thường trú tại Hà Nội).
Bữa cơm đạm bạc nhưng ấm áp của các chiến sĩ CSB
Đội hình hàng chục tàu TQ đi theo thường hoạt động khoảng 8-10 hải lý xung quanh giàn khoan Hải Dương-981. Chỉ cần các biên đội tàu CSB VN vào vùng bán kính này thì ngay lập tức tàu TQ sẽ tiến ra hăm dọa. Nhiều cuộc rượt nhau trên biển diễn ra từ ngày 13-16.5, phía TQ luôn muốn phô trương sức mạnh của đội tàu hải cảnh bằng cách cho nhiều tàu bao vây, đeo bám và đâm hụt hết sức ngạo mạn. Ngày 14.5, chiếc tàu TQ số hiệu 31101 đã bất ngờ vọt ra cản phá đội hình tàu VN. Sau khi tiếp cận tàu CSB 2013, con tàu này tiếp tục chĩa mũi về phía tàu 4033 rồi nhả khỏi đen, rút tốc để đâm vào phía đuôi tàu của CSB. Lúc này, thượng úy thuyền trưởng Lê Trung Thành đã cho tàu tăng tốc nên né được cú đâm hụt chỉ trong khoảng vài chục mét. Có thể điểm mặt những con tàu hung hăng của TQ như: 44001, 3411, 46001, 31101...
Trong nhiều tình huống, người lái tàu phải hết sức tỉnh táo để tránh mắc mưu những "đòn gió" nham hiểm của tàu TQ. Chiều 14.5, tàu 2013 bị tàu 46001 "truy sát" gắt gao, khi tàu hãm tốc thì bất ngờ chiếc 46001 chạy với tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ lao lên cắt mặt. Nhìn từ xa, có thể thấy khá rõ tàu TQ suýt đâm vào tàu CSB nhưng trên thực tế đây là đòn "vu oan" nếu tàu CSB không kiểm soát được tốc độ.
Tên con là Tri Tôn
Chia sẻ cá nhân với PV Thanh Niên, phóng viên ảnh hãng AFP tại Hà Nội Hoàng Đình Nam bảo: "Tôi rất phục tinh thần của anh em CSB VN, dù tối thả neo nhưng lại âm thầm làm việc, mắt dán vào màn hình radar. Họ là những người hy sinh thầm lặng...". Và tất nhiên, những ngày này khi biển Đông dậy sóng, họ làm sao có thể rời tàu, để lo để nghĩ cho những việc mà những người cha, người con vốn phải thực hiện. Dù có bận tâm, lo lắng khi nghĩ về người mẹ đang chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng nhưng khi ngồi trên khoang lái, thuyền trưởng Lê Trung Thành luôn cố giấu nỗi buồn vào trong. Nhưng khi tranh thủ nghỉ ngơi và dành một chút thời gian để nhớ về gia đình, anh lại mềm hẳn. "Tôi vốn là con trai một trong gia đình, mẹ đau nhưng tôi không về được vì nhiệm vụ trên biển. Bây giờ sức khỏe của mẹ rất yếu nên không thể xạ trị mà phải tiếp tục truyền nước. Chị gái tôi đã vào TP.HCM để chăm mẹ", anh Trung trải lòng.
Không khí căng thẳng trên ca bin tàu 4033 khi xử lý tình huống bị tàu TQ truy đâm
- Ảnh: Hoàng Sơn
Lại có người chồng đang lênh đênh trên biển dù ở nhà vợ sắp sinh con đầu lòng. "Mấy hôm nay, anh ấy nóng ruột lắm. Khi tác chiến, căng sức với sóng gió để đối mặt với tàu TQ thì thôi chứ có chút thời gian, anh ấy lại trầm tư, thương vợ chuẩn bị sinh con một mình", trung úy Hoàng Văn Thường - Chính trị viên tàu CSB 4033 nói nhỏ với tôi về hoàn cảnh của thiếu úy Nguyễn Xuân Hưng (27 tuổi). Anh Hưng quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa là nhân viên khẩu đội tàu. Trước ngày lên đường ra Hoàng Sa nhận nhiệm vụ, anh Hưng hay tin vợ sắp sinh con. Lòng nôn nao muốn về nhưng hơn lúc nào hết, Tổ quốc đang cần anh cũng như nhiều lính biển khác có mặt trên biển Đông. Vậy là gác lại tình riêng, anh ra Hoàng Sa, dù lo lắng nhưng lại mang một quyết tâm sắt thép. "Bởi đơn giản, sớm đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 trên biển thì tôi mới sớm về nhà để nhìn mặt con", anh Hưng cười hiền. "Anh dự định đặt tên con mình là gì?", tôi hỏi rồi "gợi ý": "Hoàng Sa cũng ý nghĩa lắm anh!". "Hoàng Sa - tên hay lắm rồi nhưng tôi muốn cụ thể hơn tí nữa, đó là Tri Tôn", anh Hưng nháy mắt.
Nghe đại úy Lê Mạnh Thường, một cán bộ tuyên truyền của lực lượng CSB đọc hết bài thơ Thư viết vội bên cầu cảng có người tấm tắc khen hay, người lại quay đi mắt hoe hoe đỏ. Những ngày biển Đông dậy sóng, bài thơ vang lên giữa biển trời Hoàng Sa cảm thấy ấm lòng, thấy rạo rực một động lực khi nghĩ đến mẹ.
"Đã đến giờ Tổ quốc gọi con đi/Tiếng còi tàu râm ran giục giã/Tổ quốc gọi mà lòng con rộn rã/Con lên đường, tạm biệt Mẹ-Quê hương!".
Theo TNO
"Rác ý thức" mới khó dọn sạch! "Trên mặt hồ có rất nhiều loại rác, nếu cố gắng thì vẫn có thể vớt và làm sạch được. Nhưng có một thứ rác là "rác ý thức" của nhiều người thì rất khó làm sạch. Bởi cứ làm sạch hôm nay, mai họ lại vứt xuống..." - ông Tạ tâm sự. Hồ Cự Chính (Thanh Xuân - Hà Nội) được coi...