Khoảnh khắc hạnh phúc đón công dân đầu tiên của năm 2019
Thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, tại Bệnh viện, công dân đầu tiên của năm 2019 đã cất tiếng khóc chào đời vào lúc 00 giờ 03 phút ngày 1/1/2019.
Bé Đàm Thị Phương Mai cất tiếng khóc chào đời lúc 0 giờ 3 phút ngày 1/1/2019 bằng phương pháp sinh mổ. (Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Trung ương)
Đó là cô bé có cân nặng 2.800 gram, là con của sản phụ N.T.H ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Bé được đặt tên là Đàm Thị Phương Mai. Bé Mai ra đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bố mẹ bé và các bác sỹ.
Cũng tại thời điểm đón năm mới 2019, vào lúc 00 giờ 25 phút, chị L.T.H.T ở Hiệp Hòa, Bắc Giang cũng đã hạ sinh “mẹ tròn con vuông” một cô bé có cân nặng 3.300 gram bằng phương pháp sinh thường.
Sau khi sinh, bé được ấp da kề da, kẹp dây rốn chậm và bú những giọt sữa ngọt lành đầu tiên của mẹ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ: “Đây là khoảnh khắc tràn đầy hạnh phúc của người mẹ với sự chào đời của thiên thần bé nhỏ và cũng là niềm vinh dự, tự hào của chúng tôi”./.
Video đang HOT
Theo vietnamplus
Bị 5 vòng dây rốn quấn cổ và 1 nút thắt, bà mẹ vẫn sinh thường một cách kỳ diệu
Điều tưởng chừng như khó tin này đã chứng minh rằng hiện tượng dây rốn quấn cổ bé hay bị thắt nút không phải là điều mà các mẹ bầu cần quá lo lắng.
Vừa qua, một bài đăng trên mạng xã hội Facebook về ca sinh đầy kì diệu này đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cư dân mạng và được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội khác như Instagram. Một em bé đã chào đời hoàn toàn mạnh khỏe bằng cách sinh thường dù có đến 5 vòng dây rốn quấn cổ và 1 nút thắt ở dây rốn.
Bức ảnh của ca sinh đầy kì diệu được chia sẻ trong bài đăng Facebook.
Bài đăng có nội dung như sau:
" 5 vòng dây rốn quanh cổ
1 nút thắt ở dây rốn.
1 ca sinh hoàn toàn bình thường.
Nghiên cứu dựa trên 182.492 ca sinh đã cho thấy rằng dù có nhiều hay chỉ một vòng dây rốn quấn cổ tại thời điểm sinh cũng không hề gây bất lợi khi sinh. Dây quấn cổ thậm chí còn có liên quan đến trọng lượng sinh cao hơn và tỷ lệ sinh mổ thấp hơn so với những trường hợp sinh không bị dây rốn quấn cổ. Công nghệ hiện tại không thể dự đoán trước một cách chính xác sự hiện diện của dây rốn quấn cổ hay tình trạng dây rốn quấn cổ có bị chặt hay không, hoặc xác định bất cứ điều gì liên quan đến khả năng thiếu oxy, thai chậm phát triển, thai chết lưu. Can thiệp vào dây rốn quấn cổ hay dây rốn thắt nút sau khi siêu âm là không hợp lý vì chẩn đoán bằng siêu âm không đáng tin cậy, việc can thiệp có thể nguy hiểm cho bé hơn cả bị dây rốn quấn cổ. Bởi vì số bé bị dây rốn quấn cổ là 30-34% ở giai đoạn 40 tuần tuổi và không ảnh hưởng đến việc sinh nở, vì vậy bác sĩ và mẹ bầu không nên xem dây rốn quấn cổ là rất bất thường...".
Dây rốn quấn quanh cổ hay bị thắt nút là những hiện tượng bình thường (Ảnh minh họa).
Như vậy, trái với suy nghĩ của rất nhiều người từ trước đến nay, có thể thấy rằng hiện tượng dây rốn quấn cổ hay thắt nútcó thể được coi là chuyện không đáng lo ngại. Nhiều người vẫn luôn cho rằng dây rốn sẽ thít cổ thai và làm em bé bị ngạt thở nhưng không hẳn vậy, em bé trong bụng mẹ nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải bằng cách hít qua mũi và miệng.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần biết rằng dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60cm. Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm, dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Vì vậy, câu chuyện có nhiều bé sinh ra với các vòng dây rốn quấn quanh cổ cũng đã trở thành những câu chuyện phổ biến, là "chuyện thường ngày ở bệnh viện".
Để đảm bảo an toàn tối đa, các mẹ bầu vẫn nên theo dõi cẩn thận trong thai kì (Ảnh minh họa).
Ngay cả với dây rốn quấn cổ chặt hay nhiều vòng thì cũng không có gì nguy hiểm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 6,6% trong số hơn 200.000 trẻ sơ sinh ra đời và sống khỏe mạnh với một sợi dây rốn quấn chặt ở cổ. "Chặt" ở đây nghĩa là bé không thể tự gỡ mình ra khỏi đám dây rốn loằng ngoằng ấy. Trong khi đó, số vòng dây rốn quấn cổ là bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo để chào đời.
Dây rốn bị thắt nút có thể gây nguy hiểm nhiều hơn so với hiện tượng dây rốn quấn cổ (Ảnh minh họa).
Hiện tượng dây rốn bị thắt nút cũng tương tự với hiện tượng dây rốn quấn cổ vì có cùng nguyên nhân và cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ ra đời hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn có nhiều nút thắt. Tuy vậy, dây rốn bị thắt nút có thể gây nguy hiểm nhiều hơn so với hiện tượng dây rốn quấn cổ. Nguy cơ của thắt nút dây rốn rõ rệt nhất là sự suy giảm hoạt động của thai nhi sau tuần thai thứ 37. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của thắt nút dây rốn, mẹ phải để mắt tới hoạt động của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ. Nếu mẹ cảm nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi đặc biệt nào trong hoạt động của thai nhi thì phải đi khám ngay tức thì.
Và để đảm bảo an toàn nhất, các mẹ bầu cần theo dõi trong suốt thai kì và khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi chặt chẽ cho đến khi mẹ cượt cạn thành công.
Nguồn: Belly, Instagram, Mama
Theo Helino
Thực đơn chuẩn giúp mẹ đẻ mổ nhanh lành vết thương, không nhiễm trùng, không sẹo Dưới đây là những thực đơn giúp chị em sau sinh nhanh lành vết thương, không lo bị nhiễm trùng và đặc biệt là giàu dinh dưỡng, giúp sữa về nhiều, con bú tràn trề. Sau quá trình vượt cạn, mẹ sau sinh thường được khuyên nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và ưu tiên các...