Khoảnh khắc hạ gục “pháo đài bay” B52 trên bầu trời Hà Nội
Dù được hàng chục máy bay hộ tống, nhưng chỉ trong 12 ngày đêm (18/12-29/12/1972), 34 chiếc B52 đã phải “đền tội” trên bầu trời Hà Nội. Hành trình hạ gục “ pháo đài bay” B52 được nhà báo Nguyễn Xuân Át tái hiện một cách chân thực qua các bức ảnh ông chụp cách đây 40 năm.
Pháo đài bay B52 “đền tội” trên bầu trời Hà Nội đêm 26/12/1972. Đây là khoảnh khắc đặc biệt nhất trong đời nhà báo Nguyễn Xuân Át.
Ông Nguyễn Xuân Át (trái) hào hứng kể lại cho người xem bức ảnh của mình tại Bảo tàng Chiến thắng B52
Xác máy bay F-111, chiếc thứ 4.000 của Mỹ bị bắn rơi tại miền Bắc
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghe Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn thuyết minh cách đánh B52
Một khẩu đội Đại đội 2, Tiểu đoàn 77, Đoàn Tên lửa Cờ Đỏ đang lắp đạn vào bệ chuẩn bị chiến đấu đêm 20/12/1972 tại Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay AHLLVTND Đinh Tôn nhân dịp thăm Sư đoàn 371 đầu năm 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vui mừng trước sự trưởng thành của bộ đội Tên lửa
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm bộ đội phòng không không quân ngày 22/12/1972
Kíp chiến đấu Đại đội 19, đoàn Ra đa Ba Bể phát hiện mục tiêu địch phục vụ chiến đấu 12 ngày đêm năm 1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra phương án chiến đấu 12 ngày đêm của bộ đội phòng không không quân.
Đồng chí Lê Duẩn thăm đoàn Sông Cấm (252) Quân chủng PKKQ đầu năm 1973.
Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước vào thăm miền Nam sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (Tân Sơn Nhất 9/5/1975).
Đồng chí Lê Duẩn đến thăm Trung đoàn 921 và đang hỏi chuyện chiến sĩ lái máy bay Phạm Tuân (đầu xuân 1973).
Trận địa Ra đa, Đại đội 19 của đoàn Ba Bể luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Thẻ của phi công Mỹ bị thu sau khi bị bắt.
Phạm Tuân gặp giặc lái Mỹ bị bắt sau 12 ngày đêm.
Trao trả phi công đầu năm 1973 tại sân bay Gia Lâm.
Đồng chí Lê Duẩn thăm Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 sau chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972.
Tiếp đạn tại trận địa pháo phòng không ở Quảng Trị năm 1972.
Những hố bom do Mỹ thả xuống ngã ba Đồng Lộc năm 1968.
Tổ phóng viên và cán bộ bảo tàng phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị phòng không không quân tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 (nhà báo Nguyễn Xuân Át ở giữa).
Theo Dantri
B52 "sập bẫy" tên lửa SAM 2 trên bầu trời Hà Nội
"Đúng là bắt được B52 trên màn hình rađa cực khó. Nhưng đã bắt được nó đi như con nhộng trên màn hình thì bắn quả nào trúng quả ấy. Mỹ công bố ta bắn hơn 1.000 quả tên lửa, thực chất bắn 334 quả, diệt 29 B52", Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhớ lại.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tên lửa 57 - Sư đoàn Phòng không Hà Nội), đã chia sẻ với Dân trí những kỷ niệm khi điều khiển tên lửa SAM 2 hạ gục "pháo đài bay" - B52 trên bầu trời Hà Nội.
"Máy bay địch từng đánh gần chỗ tôi bắn, chỉ cách 120 - 130m. Do vậy, để bảo vệ được mình và đồng đội phải có những quy định rất nghiêm ngặt như ngụy trang công sự giống như thảm thực vật, phát sóng rađa cũng phải đúng góc độ quy định để địch không thể phát hiện...", Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết cách né bom đạn máy bay địch của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Theo Trung tướng Phiệt, khi bắt đầu sử dụng tên lửa nhiễu sóng, máy bay trên màn hình rađa ít nên khi địch vào vẫn bị hạ gục. Về sau, Mỹ thay đổi chiến thuật lắp thêm nhiều máy gây nhiễu và kéo dài khoảng cách bay giữa các máy bay đến 360m. Vì vậy, năm 1967 đến 1968, người dân băn khoăn nhìn máy bay địch rất gần mà tên lửa không bắn trúng.
Trong 12 ngày đêm, quân đội ta đã diệt 34 máy bay B52. Riêng các đơn vị phòng không quân diệt 29 máy bay, quân chủng phòng không ở Hà Nội hạ 25 máy bay.
"Đã nhiễu, khoảng cách giữa các máy bay lại xa thành thử tên lửa cứ bắn lên trời là đi lọt vào giữa 2 máy bay. Điển hình là ngày 18/12/1972, phát hiện máy bay địch, chúng tôi bắn 11 quả đạn mà không quả nào trúng mục tiêu...", vị tướng già chia sẻ những khó khăn trong ngày đầu đối phó với B52.
Từ những khó khăn đó, lực lượng phòng không - không quân đã tìm cách đánh mới: chỉ đánh vào 1/3 dải nhiễu là trúng đích; còn bay từng tốp thì cứ bám vào 1 chiếc và áp dụng cách đánh đó là "ăn". Để bắt được B52, lực lượng phòng không cũng phải nâng công suất cho 3 loại máy phát và 6 loại máy thu.
Nhờ những cải tiến đó, đúng 20h11 phút ngày 19/12/1972, tốp B52 của Mỹ bay từ Lào sang đã lọt vào tầm ngắm của tên lửa SAM 2. Chỉ vài giây sau đó chiếc B52 bị bắn hạ.
"Khi hạ được B52 chúng tôi rất phấn khởi. Nhưng thực sự vẫn rất bực vì nó không rơi tại chỗ (quân chủng yêu cầu đơn vị nào cũng phải đánh rơi tại chỗ và phải đi lấy đuôi được mang về chứng minh)", Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nói và cho biết sang ngày 21 và 22 đơn vị ông đã rơi 2 chiếc B52 tại chỗ.
Các chiến sĩ đơn vị phòng không không quân bảo vệ bầu trời Hà Nội
Toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm, các đơn vị tên lửa đã hạ 29 chiếc B52, trong tổng số 34 chiếc. Riêng ở Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B52, trong đó 16 chiếc rơi tại chỗ. Trung đoàn Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt bắn rơi 12 chiếc, trong đó 7 chiếc rơi tại chỗ.
Đến bây giờ Trung tướng Phiệt vẫn thừa nhận bắt được B52 trên màn hình cực khó. Nhưng nếu đã bắt được nó đi như con nhộng trên màn hình thì bắn quả nào trúng quả ấy.
Ngoài ra, để bớt nhiễu do đám máy bay F4 đi theo bảo vệ B52 gây ra, lực lượng phòng không quân quân còn sử dụng chiến thuật bắn tên lửa giả (tên lửa vẫn nằm dưới đất nhưng sóng phát tên lửa đã ra ngoài). "Mỗi lần làm như vậy đám F4 nháo nhào chạy bỏ lại B52, chúng tôi tha hồ xử lý", Trung tướng Phiệt hồ hởi nói.
Chính vì chiến thuật bắn tên lửa giả, Trung tướng Phiệt cho biết, Mỹ đã sập bẫy SAM 2 trên bầu trời Hà Nội. Chúng đã công bố nhầm chúng ta bắn hơn 1.000 quả tên lửa trong chiến dịch B52. "Thực chất chỉ bắn 334 quả, riêng 12 ngày đêm ở Hà Nội ta bắn 241 quả và diệt 25 B52", Trung tướng Phiệt tự hào.
Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, trong những ngày đối đầu với không quân Mỹ, có những chiến sĩ đã trở thành "đài rađa sống". Mặc dù tứ bề bị máy bay địch dội bom những các chiến sĩ vẫn kiên cường ngồi trên đài dùng kính quang học nhìn máy bay địch (khoảng cách nhìn được từ 40 - 45km) để báo cho lực lượng phòng không bắn hạ mục tiêu.
Theo Dantri
Anh hùng Phạm Tuân và giây phút hạ gục 'pháo đài bay' "21h tôi được lệnh xuất kích, bay lên thì gặp F4 trên đầu nhưng không được bắn, phải vòng qua. Một lúc sau phát hiện B52, tôi bám theo, khi cách 4 km thì phóng hai quả tên lửa", anh hùng Phạm Tuân kể lại lúc bắn rơi B52. Trung tướng Phạm Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi B52 trong trận...