Khoảng trống trách nhiệm kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán
Công ty kiểm toán cho rằng, họ không kiểm soát được việc doanh nghiệp (DN) cố tình gian lận báo cáo tài chính, nhưng với nhà đầu tư, báo cáo kiểm toán là “cái van” kiểm soát sự minh bạch. Vậy nhà đầu tư biết đặt niềm tin vào đâu?
Đối với những DN cố tình gian lận, rất khó để kiểm toán có thể phát hiện.
Kiểm toán không phải là bảo hiểm
Báo cáo tài chính được kiểm toán là một trong những yếu tố bắt buộc đối với các DN niêm yết hoặc chuẩn bị lên sàn. Tuy nhiên, trên thực tế không hiếm trường hợp DN có báo cáo tài chính đã qua kiểm toán không có lưu ý gì từ phía đơn vị kiểm toán, nhưng sau đó vỡ lở các sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị kiểm toán là phải nâng cao chất lượng kiểm toán, gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả kiểm toán.
Ở cương vị lãnh đạo một đơn vị kiểm toán, ông Trần ình Cường, Tổng giám đốc E&Y chia sẻ, đối với những DN cố tình gian lận, rất khó để kiểm toán có thể phát hiện. Bởi trên thực tế, kiểm toán cũng chỉ dựa trên các chứng từ tài liệu, nếu những tài liệu này được làm giả một cách có hệ thống thì kiểm toán viên khó có thể xác định được mức độ tin cậy, dù chất lượng kiểm toán tăng lên trong thời gian qua.
Trên báo cáo tài chính kiểm toán, lãnh đạo DN là người chịu trách nhiệm chính, không phải là bên kiểm toán. Trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra sự đảm bảo một cách hợp lý báo cáo có sai sót trọng yếu hay không, lưu ý là đảm bảo hợp lý, chứ không phải là đảm bảo tuyệt đối. Kiểm toán càng không phải là bảo hiểm, nên báo cáo được kiểm toán không có nghĩa là không còn gì sai.
“ó là đặc thù của công việc kiểm toán, chúng tôi làm theo cơ sở chọn mẫu, có những đơn vị một năm hay nhiều năm mới kiểm toán một lần. Những việc xảy ra trong quá khứ nhiều khi đến thời điểm kiểm toán không phải lúc nào cũng đủ thông tin”, ông Cường cho biết.
“Chúng tôi cũng có hạn chế của mình, nhưng kiểm toán không phải là người đảm bảo cuối cùng. ể thúc đẩy sự minh bạch của các DN đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Tất cả các bên, từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ( UBCKNN), công ty niêm yết, đến truyền thông cần khắt khe hơn. Tất cả chúng ta cần quyết tâm xây dựng thị trường lành mạnh mới có thể tạo nên một thị trường lành mạnh”, Tổng giám đốc E&Y nói. Bản thân các nhà đầu tư cần phải nâng cao khả năng đánh giá DN, đánh giá trên nhiều yếu tố để ra quyết định đầu tư.
Sẽ quy định trách nhiệm rõ ràng hơn
Theo Thông tư 157/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, UBCKNN là cơ quan thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các DN kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán (trong đó có các công ty đại chúng và công ty niêm yết).
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN cho biết, trong quá trình kiểm toán, các công ty kiểm toán hàng đầu (Big 4) có phần mềm chọn mẫu, nhưng các công ty kiểm toán nhỏ thì thường không có phần mềm này nên có thể xuất hiện trường hợp chọn mẫu mang tính chủ quan của kiểm toán viên. ó là lý do trên thị trường có 150 công ty kiểm toán nhưng UBCKNN chỉ chọn ra 30 công ty được kiểm toán cho DN niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, UBCKNN cũng không đảm bảo được tất cả 30 công ty này đều tốt.
Video đang HOT
Nếu xảy ra trường hợp vi phạm chuẩn mực của kiểm toán, UBCKNN sẽ loại kiểm toán viên, trường hợp nặng hơn sẽ quy trách nhiệm cho công ty kiểm toán và năm tiếp theo sẽ không còn trong danh sách nữa.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ đưa vào dự thảo luật quy định, sau khi kiểm toán, nếu phát hiện có sai sót trọng yếu thì kiểm toán viên và lãnh đạo công ty kiểm toán phải báo cáo UBCKNN”, ông Dũng cho biết.
Trong quá trình sau đó, UBCKNN sẽ kết hợp với các đơn vị khác để xem xét trách nhiệm của kiểm toán viên cũng như công ty kiểm toán. Nếu kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình thì không sao, nhưng nếu phát hiện sai sót mà không báo cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý.
Thời gian qua, chế tài áp dụng cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán là chế tài hành chính, cụ thể là rút giấy phép hành nghề, chủ yếu áp dụng cho kiểm toán viên; một số trường hợp bị phạt tiền, chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự.
Người đứng đầu UBCKNN cho rằng, UBCKNN đang và sẽ kiểm soát chặt các dấu hiệu sai phạm trên thị trường chứng khoán ( TTCK). Tuy nhiên, để giữ gìn sự liêm chính trên TTCK, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các chủ thể, nhất là những vị trí có vai trò “gác cổng” như công ty kiểm toán. “Bí mật” của kiểm toán nằm ở việc chọn mẫu. Các công ty kiểm toán trên TTCK trước hết phải chuẩn mực và khách quan trong việc chọn mẫu kiểm toán mới mong đưa ra được những đánh giá về chất lượng báo cáo tài chính của DN niêm yết đáng tin cậy với nhà đầu tư.
Theo Nguyên Minh/tinnhanhchungkhoan.vn
Tiêu điểm xử phạt tuần: Ngày cuối tuần thêm nhiều cá nhân và doanh nghiệp bị UBCKNN phạt nặng
Trong đó SGI Capital bị phạt nặng nhất với 190 triệu đồng.
Trong ngày 25/10 - ngày cuối tuần qua, UBCKNN đồng loạt công bố nhiều thông tin về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các cá nhân và doanh nghiệp.
SGI Capital bị phạt nặng
Trong đó, nặng nhất, ngày 25/10 Thanh tra UBCKNN quyết định phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Quản lý quỹ đầu tư SGI (SGICapital) tổng số tiền 190 triệu đồng.
Trong đó, phạt tiền 70 triệu đồng do công ty đã báo cáo có nội dung không chính xác các tài liệu như Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính năm 2017, 2018 đã được kiểm toán, Báo cáo quản trị rủi ro bán niên 2017, 2018, 2019 và Báo cáo quản trị rủi ro năm 2017, 2018.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin quy định.
Bên cạnh đó SGI Capital còn bị phạt tiền 70 triệu đồng do công ty không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ.
Ngoài ra, SGI Capital còn bị phạt tiền 50 triệu đồng do không tuân thủ quy định của Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp về quản trị, điều hành công ty.
Công ty Len Việt Nam cũng bị phạt
Trước đó ngày 24/10/2019 UBCKNN đã ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCPT Len Việt Nam số tiền 50 triệu đồng.
Nguyên nhân do công ty đã công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật loạt tài liệu như Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2014, 2015; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2015; Tài liệu họp, Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2015; Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2016; Biên bản và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2017; Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 và năm 2016; Báo cáo thường niên năm 2014, 2016 và 2017.
Thành viên BKS CTCP Procimex Việt Nam bị phạt
Đối với cá nhân, ngày 25/10/2019, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thành viên Ban kiểm soát CTCP Procimex Việt Nam (mã chứng khoán PRO) số tiền 27,5 triệu đồng. Nguyên nhân, do bà Xuân Thu đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.
Cụ thể, bà Xuân Thu đã bán 250.000 cổ phiếu PRO từ ngày 06/12/2018 đến ngày 07/12/2018. Tuy nhiên, đến ngày 17/12/2018 Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch của bà Nguyễn Thị Xuân Thu.
Thời điểm bà Xuân Thu bán ra, cổ phiếu PRO đâng giao dịch quanh mức 13.400 đồng/cổ phiếu, thậm chí đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/12/2018 ở mức 13.800 đồng/cổ phiếu. Sau đó những ngày cuối năm 2018 PRO đạt đỉnh ở mức 15.100 đồng/cổ phiếu và duy trì nhiều tháng sau đó ở mức giá này với thanh khoản thị trường rất thấp.
PRO bắt đầu biến động từ phiên giao dịch ngày 28/3 khi bất ngờ giảm sàn với chuỗi đo sàn 5 phiên liên tiếp về mức giá 4.900 đồng/cổ phiếu. Và hiện tại PRO đang giao dịch quanh mức 4.000 đồng/cổ phiếu.
Vợ lãnh đạo Bê tông ly tâm An Giang bị phạt
Cũng trong ngày 25/10, bà Cao Thị Hiếu Thảo, vợ ông Lê Duy Cửu, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc CTCP Bê tông Ly tâm An Giang (mã chứng khoán ACE) bị phạt 20 triệu đồnng. Nguyên nhân, do bà Hiếu Thảo đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.
Cụ thể, ngày 10/12/2018 bà Cao Thị Hiếu Thảo đã mua 50.000 cổ phiếu ACE. Tuy nhiên, đến ngày 24/12/2018 Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch của bà Cao Thị Hiếu Thảo.
Diễn biến giá cổ phiếu ACE trong 1 năm gần đây.
"Người nhà" Chủ tịch công ty TNG bị phạt
Trước đó ngày 23/10/2019, Thanh tra Ủy UBCKNN đã ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Nguyễn Thị Nhuận, em ruột ông Nguyễn Văn Thời, chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán TNG) tổng số tiền 25 triệu đồng.
Trong đó, phạt tiền 10 triệu đồng do bà Nhuận đã báo cáo không đúng thời hạn về việc dự kiến giao dịch, và phạt thêm 15 triệu đồng do bà Nhuận đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.
Cụ thể, ngày 04/01/2018 Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội nhận được thông báo giao dịch của bà Nguyễn Thị Nhuận, về việc đăng ký bán 39.643 cổ phiếu TNG. Theo công bố thông tin của Sở, bà Nguyễn Thị Nhuận được thực hiện giao dịch từ ngày 09/01/2018. Tuy nhiên, từ ngày 05/01/2018 đến ngày 11/01/2018 bà Nguyễn Thị Nhuận đã bán 39.643 cổ phiếu TNG (trong đó vào ngày 05/01/2018 bà Nguyễn Thị Nhuận đã bán 20.000 cổ phiếu TNG). Đến ngày 23/01/2018 Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch của bà Nguyễn Thị Nhuận.
Diễn biến giá cổ phiếu TNG trong 1 năm gần đây.
Các quyết định trên đều có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ/UBCKNN
Petrolimex phát hành lại BCTC hợp nhất 6 tháng không còn ý kiến ngoại trừ Ngoài việc không còn ý kiến ngoại trừ, báo cáo cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận sau thuế 108 tỷ đồng, so với con số 2.635,9 tỷ đồng công bố trước đó. Ảnh minh họa. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) vừa công bố phát hành lại báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất nửa đầu 2019, ghi nhận...