Khoảng trống thoái vốn tại công ty không đại chúng
Doanh nghiệp thoái vốn tại công ty chưa phải là đại chúng không cần tuân thủ quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Luật Chứng khoán. Không giám sát chặt chẽ việc thoái vốn có thể gây thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước khi khối lượng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Mới đây, Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Phong Phú (mã PPH) đã thông qua việc thoái vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Dệt may Liên Phương (LPTEX). PPH đang sở hữu 2.999.772 cổ phần, tương ứng 12,76% vốn điều lệ LPTEX.
Việc thoái vốn sẽ được tiến hành thông qua đấu giá công khai sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2020, giá khởi điểm là 12.450 đồng/cổ phần. Khoản đầu tư này có giá gốc là 32,2 tỷ đồng.
ược biết, PPH đã nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu LPTEX lên UBCK. Sau khi nhận được hồ sơ, UBCK đã có văn bản trả lời rằng, pháp luật về chứng khoán hiện hành chỉ quy định việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông tại các công ty đại chúng.
Việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần chưa đại chúng phải do công ty thực hiện và đáp ứng các quy định về điều kiện và hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại iều 12 và iều 14, Luật Chứng khoán.
Trường hợp LPTEX chưa phải công ty đại chúng, việc chào bán do PPH thực hiện theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
Video đang HOT
Trước đó, trong năm 2019, PPH liên tục thoái vốn tại nhiều công ty và cách thức thoái vốn gây ồn ào dư luận.
Chẳng hạn, PPH đã bán thành công 4 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang (mã NTT) theo phương thức thỏa thuận, qua đó giảm sở hữu từ 52% xuống 30,3% và thu về số tiền 50,8 tỷ đồng, giá chuyển nhượng khoảng 12.700 đồng/cổ phần.
PPH cũng chào bán hơn 1,5 triệu cổ phần Công ty cổ phần Dệt ông Nam (Donatex) thông qua đấu giá tại Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), tương đương 25% vốn trong tổng số 60,99% vốn cổ phần Donatex đang nắm giữ. Mức giá khởi điểm là 18.777 đồng/cổ phần, tổng giá trị đấu giá là hơn 28 tỷ đồng. Sau phiên đấu giá, PPH giảm sở hữu tại Donatex xuống 35,99%.
ược biết, Nghị định 91/2015/N-CP và Nghị định 32/2018/N-CP sửa đổi Nghị định 91 quy định, khi bán vốn nhà nước phải thực hiện đấu giá công khai.
Việc đấu giá có thể thực hiện theo 2 phương thức: ấu giá thông thường và đấu giá theo lô. Nếu giá trị chuyển nhượng có giá trị trên 10 tỷ đồng trở lên phải thực hiện tại các Sở giao dịch chứng khoán.
Nếu dưới 10 tỷ đồng, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, hoặc thực hiện đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán.
Về đối tượng áp dụng, Nghị định 91 quy định gồm 3 nhóm: Các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – con;
DNNN bao gồm các công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tài sản tại DNNN.
Căn cứ vào quy định này, các doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ còn sở hữu một phần vốn điều lệ, đặc biệt là công ty con, công ty cháu, khi bán vốn tại các công ty chưa đại chúng không phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán.
Hiện nay, khối lượng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc thoái vốn cần có sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị quản lý vốn nhà nước để tối đa hóa lợi ích, tránh thất thoát.
Hiện PPH là công ty cổ phần đại chúng quy mô lớn với vốn điều lệ 746 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). PPH hoạt động đa ngành, nhưng chủ yếu là lĩnh vực dệt may, bất động sản, đầu tư tài chính.
Tại thời điểm cổ phần hóa, PPH có 10 công ty con. Sau thoái vốn, PPH chỉ còn lại một công ty con là Công ty cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú.
Trong khối công ty liên doanh, liên kết, Công ty Liên doanh Coasts Phong Phú đang là khoản đầu tư hiệu quả nhất.
Liên doanh này thành lập năm 1989, do PPH nắm giữ 35% vốn điều lệ, chuyên sản xuất chỉ may cao cấp phục vụ cho hàng may mặc và giày da xuất khẩu.
Coast Phong Phú mỗi năm mang về cho PPH hàng trăm tỷ đồng cổ tức. Năm 2019, PPH có khoản phải thu 278 tỷ đồng đối với Coasts Phong Phú là tiền lợi nhuận được chia
Theo báo cáo tài chính tổng hợp quý IV/2019, lũy kế cả năm 2019, PPH đạt doanh thu 2.821 tỷ đồng, lãi ròng 250 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu hoạt động tài chính đạt 471 tỷ đồng, khoản đầu tư tài chính dài hạn đến 31/12/2019 là 646 tỷ đồng.
Các công ty liên doanh, liên kết hiện tại của PPH: Coasts Phong Phú (tỷ lệ sở hữu 35%), Dệt may Nha Trang (30,3%), Dệt Đông Nam (35,99%), CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Sài Gòn (20%), CTCP May Đà Lạt (40%), CTCP Xúc tiến thương mại và đầu tư Phong Phú (33,16%), CTCP Phát triển nhà Phong Phú Daewon Thủ Đức (44,02%).
"Đại gia" nhiều tiền bậc nhất Sài Gòn dự kiến thoái vốn tại nhiều công ty
SATRA dự kiến thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 2 ngân hàng (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương) và 17 công ty.
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) vừa công bố kế hoạch thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Theo đó, Tổng công ty dự kiến Nhà nước giữ 66% vốn điều lệ sau khi sắp xếp, thoái vốn theo phương án cơ cấu lại trình UBND TP.HCM.
Về phương án này, Tổng công ty đang trình duyệt. Khi có quyết định phê duyệt, Tổng công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ theo chủ trương.
SATRA dự kiến thoái vốn tại nhiều công ty. Ảnh: SATRA
Đối với các công ty con do SATRA nắm giữ cổ phần chi phối, phương án cổ phần hóa được dự kiến gồm thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 2 ngân hàng (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương) và 17 công ty. Tiêu biểu như CTCP Cao su TP.HCM; CTCP Dầu khí Sài Gòn; CTCP Thương mại Sài Gòn Tây Nam; CTCP Thương mại Sài Gòn Phương Trang; CTCP Cung ứng tàu biển Sài Gòn; CTCP Bách hóa điện máy Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.
Một số công ty con mà SATRA dự kiến nắm giữ tỷ lệ cao trên 50% vốn điều lệ như: CTCP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), tỷ lệ Nhà nước dự kiến nắm giữ sau sắp xếp, thoái vốn là 67,76%; Công ty TNHH Lương thực Ngọc Đồng (90%); CTCP Vật tư tổng hợp TP.HCM (55,68%); CTCP Thương mại - Dịch vụ Quận 3 (51%). Riêng CTCP Bình Điền, tỷ lệ Nhà nước nắm giữ cổ phần dự kiến sau cổ phần hóa là 29%.
Được biết, năm 2019, Tổng công ty không thực hiện thoái vốn do đang chờ phê duyệt phương án cơ cấu lại giai đoạn 2018 - 2020.
Vũ Đậu
Tổng công ty thương mại Sài Gòn thoái vốn 100% tại hai ngân hàng và 17 công ty Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch đầu tư và UBND TPHCM công bố thông tin tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2019. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV tiếp tục phương án tái cơ cấu. Theo đó, Tổng công ty Thương mại...