“Khoắng” hơn 250 triệu đồng trong két sắt mang… gửi ngân hàng
Sau khi lấy trộm số tiền 253,5 triệu đồng được cất giữ trong két sắt tại nhà chị N., Phạm Văn Hiếu mang đến ngân hàng gửi 200 triệu đồng, số còn lại dùng để tiêu xài.
Nhận tin báo, Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế vào cuộc điều tra, bắt giữ đối tượng Hiếu.
Chiều 13/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành bắt tạm giam Phạm Văn Hiếu (SN 1996, trú tại phường Thuận Hòa, TP Huế) về hành vi trộm cắp tài sản.
Cán bộ Đội CSHS Công an TP Huế lấy lời khai Phạm Văn Hiếu.
Trước đó, khoảng 1h sáng ngày 3/4, Phạm Văn Hiếu đi bộ tìm nhà dân sơ hở để trộm cắp tài sản. Khi đến nhà chị N. (trú tại phường Thuận Hòa, TP Huế), Hiếu phát hiện ô cửa thông gió đang mở và đã đột nhập vào nhà qua ô thông gió này.
Tại nhà chị N, Hiếu lục lọi, phát hiện tủ két sắt cắm sẵn chìa khóa nên đã lấy trộm số tiền 253,5 triệu đồng rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Sau khi thực hiện vụ trộm tiền trong két sắt, Phạm Văn Hiếu mang gửi ngân hàng 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Đến 18h ngày 6/4, gia đình chị N. phát hiện tiền để trong két sắt bị trộm nên mới trình báo cơ quan Công an. Ngay sau đó, Đội CSHS Công an TP Huế nhanh chóng tổ chức lực lượng điều tra vụ việc. Đến 21h cùng ngày, Đội CSHS Công an TP Huế bắt giữ được đối tượng gây án là Phạm Văn Hiếu.
Tại cơ quan Công an, Hiếu khai nhận, sau khi lấy trộm được số tiền trên, Hiếu mang đến ngân hàng gửi 200 triệu đồng, số còn lại dùng để tiêu xài cá nhân
Bà Trương Mỹ Lan thao túng Ngân hàng SCB như thế nào?
Lập hàng nghìn công ty "ma", tạo ra các khoản vay khống, bà Trương Mỹ Lan đã rút của Ngân hàng SCB gần 200 nghìn tỷ đồng.
Thâu tóm toàn bộ Ngân hàng SCB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) được thành lập cuối tháng 11/2011, trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống công ty cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, bà Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng SCB, trong đó có hoạt động cho vay.
Từ trước thời điểm hợp nhất các ngân hàng trên, bà Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi hợp nhất, bà Lan nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu hơn 85,6% cổ phần của Ngân hàng SCB, đồng thời tiếp tục mua và để cá nhân khác đứng tên cổ phần Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên hơn 91,5%.
Bà Trương Mỹ Lan cùng cháu gái là Trương Huệ Vân và các đồng phạm (từ trái qua phải)
Để nắm quyền chi phối, điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, bà Lan đã tuyển chọn, đưa người thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Lan vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt như HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các chi nhánh lớn, Trưởng Ban kiểm soát và trả mức lương cao từ 200 - 500 triệu đồng/tháng, tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB.
Bằng thủ đoạn trên, bà Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Chiêu trò rút tiền ngân hàng
Để rút được tiền từ Ngân hàng SCB, bà Lan đã điều hành, chỉ đạo các cá nhân thân tín tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty; thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, câu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các công ty thẩm định giá, triển khai rút tiền từ SCB.
Theo kết quả điều tra, có 875 khách hàng gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay, được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp thuê hoặc nhờ người đứng tên.
Ngoài việc tạo lập các công ty "ma" đứng tên hồ sơ vay vốn, bà Lan còn câu kết và chỉ đạo các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật hoặc được giao quản lý các công ty thực tế có hoạt động kinh doanh như Công ty Lavifood, Công ty CP Đầu tư Times Square, Công ty CP Dầu khí Đông Phương, Công ty Tường Việt để các công ty này đứng tên vay vốn hoặc tạo lập thêm nhiều công ty "ma", tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống, rút tiền của ngân hàng.
Mỗi khi cần rút tiền của Ngân hàng SCB, bà Lan chỉ đạo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) phối hợp, cấu kết với Nguyễn Phương Anh (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) và một số lãnh đạo của SCB và các công ty con của Vạn Thịnh Phát, tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê ra đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty "ma" đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.
Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn.
Hầu hết các khoản vay của bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau. Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.
Để hợp thức hồ sơ, rút được tiền tại Ngân hàng SCB, bà Lan và các đồng phạm đã dùng nhiều tài sản chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng khống giá để đưa vào làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay.
Khi cần rút các tài sản có pháp lý, có giá trị để bán hoặc sử dụng cho các mục đích khác, bà Lan chỉ đạo các đồng phạm thực hiện việc hoán đổi, rút các tài sản đảm bảo có giá trị
Xét xử vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỉ đồng Theo hồ sơ vụ án, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, song với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng này. Từ ngày 5.3 - 29.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh...