Khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang phối hợp để hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra.
Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: H.Dịu
Ngày 2/3, tại Hà Nội, NHNN đã tổ chức Hội nghị với các tổ chức tín dụng về tăng cường triển khai các giải pháp của ngành ngân hàng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tính đến nay, có 23 tổ chức tín dụng báo cáo về tác động từ dịch bệnh, ước tính có khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 tổ chức tín dụng này, chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.
Trong đó, một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
Vì thế, trong 3 tuần gần đây, các tổ chức tín dụng đã thực hiện chỉ đạo của NHNN, khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, bước đầu ghi nhận đã hỗ trợ cho trên 44 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng… để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.
Video đang HOT
Gần 30 ngân hàng thương mại đã đồng hành cùng Napas triển khai các chương trình miễn, giảm phí chuyển tiền nhằm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và khách hàng, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các đối tượng chịu thiệt hại, tại Hội nghị, các ngân hàng thương mại đều bày tỏ mong muốn NHNN sớm ban hành thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo đó, đại diện Ngân hàng Agribank đề nghị Thông tư cần nêu rõ các nguyên tắc, tiêu chí để ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thống nhất cách thực hiện, không để mỗi nơi làm một kiểu, sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho người thực hiện chính sách.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng cho rằng, việc xác định các tiêu chí hỗ trợ này không thể để nghình ngân hàng làm một mình, ngân hàng thương mại không thể tự kiểm tra, đánh giá khách hàng mà phải có một đơn vị độc lập thứ 3 tham gia xác định, giúp đưa ra đối tượng chính xác cần hỗ trợ.
Từ những ý kiến góp ý, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết NHNN đang phối hợp với các bộ, nghình liên quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Phó Thống đốc cũng yêu cầu các ngân hàng phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng toàn nghình phải quan tâm, nhanh chóng khắc phục khó khăn, tiếp tục tăng trưởng, kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô… Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm quy định của NHNN về trần lãi suất, phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ từng món vay, các khoản giao dịch; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng khả năng vay vốn cho khách hàng, tạo điều kiện cho vay thanh toán thuận tiện, phát triển các dịch vụ online…
Ông Đào Minh Tú cũng yêu cầu các ngân hàng phải nghiên cứu phương án phân loại nợ, xác định nợ, đánh giá nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn… chủ động tự lực tiết kiệm chi phí để giảm thiểu ảnh hưởng đến chi phí quản lý, lợi nhuận…
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
Giảm lãi, cơ cấu lại nợ cho 44.000 khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19
Nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng do dịch để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Đến nay, hệ thống TCTD đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngành Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc chủ động đề xuất, quyết liệt thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, được Chính phủ, các tổ chức Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.
Ngành ngân hàng tăng cường hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: KT)
Tại buổi họp của NHNN với các TCTD về tăng cường triển khai các giải pháp của ngành Ngân hàng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết: Trong vòng 3 tuần kể từ khi họp với NHNN, các TCTD đã khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận từ các TCTD hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng.
Các khoản hỗ trợ thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.
Gần 30 NHTM đã đồng hành cùng Napas triển khai các chương trình miễn, giảm phí chuyển tiền nhằm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và khách hàng, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú biểu dương, khuyến khích các TCTD đã chủ động, khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19.
"Những hành động này thể hiện sự quyết liệt và trách nhiệm đồng hành, chia sẻ khó khăn của ngành Ngân hàng với cộng đồng, đặc biệt là các đội tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong thời điểm này", ông Tú nhấn mạnh.
Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các TCTD tiếp tục phát huy những kết quả bước đầu đã đạt được, đẩy mạnh triển khai các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN nhằm tháo gỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng bị thiệt hại.
Ông Tú cho hay: NHNN đang phối hợp với Bộ, Ngành liên quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả TCTD và các doanh nghiệp trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra; trong đó NHNN đang tiến hành các thủ tục để ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh./.
Theo vov.vn
Thanh khoản các ngân hàng vẫn dồi dào Các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây ra vẫn chưa cần đề xuất đến vấn đề tái cấp vốn bởi hệ thống thanh khoản của các tổ chức tín dụng còn khá dồi dào Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong thời điểm các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng của dịch COVID-19...