Khoảng 60% doanh nghiệp du lịch tại TPHCM hoạt động trở lại
Hiện có khoảng 60% doanh nghiệp du lịch tại TPHCM đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.
Đa số doanh nghiệp ngành này đang cần hỗ trợ về chính sách tài chính để duy trì hoạt động. Đây là thông tin được bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM trao đổi với phóng viên VOV.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, các doanh nghiệp hoạt động trở lại chủ yếu tập trung vào thị trường du lịch nội địa. Số doanh nghiệp du lịch vẫn còn tạm ngưng chủ yếu hoạt động trong phân khúc thị trường inbound và outbound. Dự kiến, quý 4 năm 2020, số doanh nghiệp này sẽ mở cửa trở lại do còn nhìn nhận về tình hình kiểm soát dịch trên thế giới, cũng như chờ động thái chính thức của Nhà nước về việc đón khách quốc tế.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch đến TPHCM sụt giảm mạnh.
Hiện Sở Du lịch TPHCM đang tập trung triển khai những chính sách về giãn thời gian nộp thuế, nộp tiền thuê đất, chính sách hỗ trợ giá tiền điện, chính sách tín dụng… đến doanh nghiệp; làm cầu nối để kết nối các doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ chính sách.
Video đang HOT
Đa số doanh nghiệp hiện tại đang cần hỗ trợ về chính sách tài chính để xoay vòng vốn, trả lương nhân viên, trả những chi phí cần thiết để duy trì hoạt động trở lại. Sở Du lịch TPHCM cũng đã tiếp nhận khoảng 50 doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về các gói tín dụng. Danh sách này đã được chuyển tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM để từ đó triển khai đến các ngân hàng thương mại trên địa bàn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp ngành du lịch.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, qua dịch Covid-19 có thể thấy sức đề kháng của doanh nghiệp du lịch chưa cao. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chủ yếu vẫn có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết, hoạt động chuỗi vẫn chưa chặt chẽ để đứng vững trước đại dịch.
“Thời gian này là rất cần thiết để doanh nghiệp tái cơ cấu, xây dựng lại những liên minh, liên kết và chọn lọc lại những phân khúc sản phẩm nào là thế mạnh của mình. Đồng thời cơ cấu lại nhân sự, cơ cấu lại thị trường khách để có uy tín, có thương hiệu cạnh tranh trên thị trường du lịch nội địa và quốc tế” – bà Hoa nói./.
Doanh nghiệp sẽ chậm nộp thuế và tiền thuê đất như thế nào?
Nghị định về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất dự kiến sẽ có hiệu lực ngay khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính, sau 3 lần sửa đổi, bản Dự thảo Nghị định mới nhất đã bổ sung nhiều nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi với thủ tục đơn giản hơn. Theo đó, để được gia hạn, doanh nghiệp làm đơn và nộp 1 lần cho các cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Dự thảo Nghị định về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất bổ sung 2 ngành kinh tế cấp 1 và 11 ngành kinh tế cấp 2 vào lĩnh vực được gia hạn. Ảnh: Lê Tiên
Ông Thi cho biết, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 47 trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất đồng thời với việc xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Trong quá trình xin ý kiến thẩm định, Bộ Tài chính tiếp tục xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, nhiều thành viên Chính phủ có ý kiến về Dự thảo Nghị định, trong đó đề nghị bổ sung một số ngành. Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng...
Trước đề xuất của các bộ, ngành, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Bộ Tài chính đã tập hợp toàn bộ ý kiến của các bộ, ngành, hiệp hội, trên tinh thần tiếp thu tối đa ý kiến để có điều chỉnh tại Dự thảo Nghị định trình Chính phủ.
Trong Dự thảo Nghị định lần này, Bộ Tài chính đã bổ sung 2 ngành kinh tế cấp 1 gồm: xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản (theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Đối với ngành kinh tế cấp 2, bổ sung 11 ngành gồm: Chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm rạ, vật liệu và vật liệu tết bện; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, ví dụ từ sản phẩm gạch, thiết bị vệ sinh; sản xuất kim loại; gia công cơ khí và tráng phủ kim loại; sản xuất giường tủ, bàn ghế; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và tiền phẩm; sản phẩm cơ khí trọng điểm; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
"Có thể thấy, Dự thảo Nghị định bổ sung thêm 2 ngành kinh tế cấp 1 và tới 11 ngành kinh tế cấp 2 vào lĩnh vực được gia hạn là khá rộng. Vì vậy, gói hỗ trợ dự kiến khoảng hơn 80 nghìn tỷ đồng như dự thảo trước đã tăng lên hơn 180 nghìn tỷ đồng", ông Thi cho biết.
Bộ Tài chính cho biết đã tiếp thu cơ bản, tối đa ý kiến của các hiệp hội, bộ, ngành. Do đó, ước tính tổng số doanh nghiệp được gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tiền thuê đất lần này lên tới 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cả nước.
Tuy nhiên, đã qua thời hạn quyết toán thuế 30/3 nhưng chính sách này vẫn chưa được ban hành. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và chỉ đạo Tổng cục Thuế thông báo cho các cục thuế địa phương biết được tinh thần và nội dung trên để thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp. "Nếu doanh nghiệp đã chấp hành tốt, nộp trước rồi thì cho phép bù trừ vào các khoản thuế phải nộp khác để đảm bảo các doanh nghiệp đều được hưởng ưu đãi này", ông Thi nêu rõ.
Bên cạnh đó, để đơn giản quá trình thực thi gói hỗ trợ này, doanh nghiệp chỉ cần làm đơn đề nghị theo mẫu và nộp 1 lần cho các cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Với các loại thuế xin gia hạn, doanh nghiệp chỉ cần điền vào mẫu và gửi cho cơ quan thuế trước 30/7/2020. Đơn xin gia hạn được gửi cùng với hồ sơ khai thuế GTGT (có loại khai theo tháng, có loại khai theo quý).
Xuân Yến
Gói 80.000 tỷ hỗ trợ các ngành nghề ảnh hưởng của Covid-19 sẽ có thêm nhiều đối tượng Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bản dự thảo lần này không chỉ bổ sung nhiều ngành được gia hạn thuế mà số tiền đề xuất gia hạn nộp thuế cũng tăng gần 2,5...