Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa?

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu của Sandra Lopez‑Leon và cộng sự từ 21 phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân (17-87 tuổi) ghi nhận có đến 55 triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp.

Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa? - Hình 1

Đội ngũ y, bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực do bệnh viện Bạch Mai điều hành đặt ở khu bệnh viện dã chiến số 16, quận 7, TP.HCM – Ảnh TỰ TRUNG

Đa cơ quan đều bị tác động sau khi mắc COVID-19

Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa? - Hình 2

Biểu hiện đa cơ quan của hội chứng hậu COVID và tần suất mắc của từng triệu chứng (Sandra Lopez)

Mệt mỏi

Nhiều báo cáo cho thấy mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID, bất kể mức độ nặng của giai đoạn cấp tính, dù nhập viện hay không nhập viện. Tỉ lệ bệnh nhân bị mệt mỏi mạn tính rất khác nhau ở các báo cáo, từ 50-90%.

Phương pháp điều trị chính yếu được khuyến cáo hiện nay vẫn là tập vật lý trị liệu vận động với cường độ tăng dần theo thời gian, được thiết kế tùy khả năng từng người, tránh các hoạt động quá sức và thường bắt đầu bằng những hoạt động đơn giản nhất hằng ngày dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vât lý trị liệu.

Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa? - Hình 3

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân hậu COVID theo hệ cơ quan

Nhiều bất thường hô hấp

Ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức, giảm khả năng vận động là triệu chứng nổi bật.

Tỉ lệ bệnh nhân bị di chứng phổi hậu COVID khoảng 20-40%. Trong đó, khó thở là triệu chứng thường gặp nhất với tỉ lệ mắc lên đến 40-66%.

Các bất thường chức năng và hình ảnh học lâu dài thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị viêm phổi nặng do COVID-19 cấp, đặc biệt những người cần thở oxy lưu lượng cao (HFNC) và thở máy.

Sự hình thành tổn thương xơ hóa ở phổi cũng xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, có thời gian nằm viện dài, có bệnh phổi mạn tính và xơ hóa phổi có liên quan đến sự tăng cao nồng độ các cytokines trong máu.

Tình trạng xơ hóa này tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trong phổi, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi sau khi khỏi COVID-19, góp thêm một nguyên nhân gây khó thở.

Để tầm soát và đánh giá khó thở, nhiều khuyến cáo theo dõi độ bão hòa oxy máu ngoại vi (SpO2) tại nhà, kiểm tra khả năng vận độngn – phù hợp với từng bệnh nhân, ví dụ như test đứng lên- ngồi xuống trong 1 phút.

Đối với những bệnh nhân khó thở kéo dài trên 12 tuần sau nhiễm trùng thì cần loại trừ các tổn thương thực thể ở phổi bằng xquang ngực thẳng, có thể cần chụp CTscan ngực độ phân giải cao và các thăm dò chức năng hô hấp.

Video đang HOT

Những chiến lược kiểm soát khó thở không dùng thuốc được công nhận bao gồm: các bài tập thở, tập hồi phục chức năng phổi, duy trì tư thế tối ưu để giảm khó thở tư thế.

Những bệnh nhân có bằng chứng xơ phổi hậu COVID được khuyến cáo điều trị như bệnh xơ phổi vô căn theo hướng dẫn của NICE. Những bệnh nhân bị đợt bùng phát của giãn phế quản hậu COVID, có thể dùng kháng sinh, kết hợp với các thủ thuật dẫn lưu đường thở để tống đàm ra ngoài.

Một số nghiên cứu ở Anh và Trung Quốc cho thấy dùng corticosteroids ở những bệnh nhân di chứng phổi hậu COVID có thể làm cải thiện đáng kể triệu chứng.

Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa? - Hình 4

Những di chứng sau viêm phổi do SARS-COV2 được ghi nhận trên phim CTscan ngực sau 6 tháng theo dõi. A-dãn phế quản co kéo (mũi tên). B- xẹp phổi dạng đường (mũi tên). C- xơ phổi dạng tổ ong. D và E- dày màng phổi tạng (mũi tên)

Di chứng tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy những bất thường liên quan đến tim vẫn tiếp tục diễn tiến ở nhiều người mắc COVID-19 ở thời điểm 2 tháng và 6 tháng sau nhiễm với tỉ lệ lần lượt khoảng 20-60% và 5-9%. Người trẻ, vận động viên các môn thể thao đối kháng ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hậu COVID hơn nhóm bệnh nhân khác .

Các biểu hiện đau ngực, tăng men tim kéo dài – thường được quy cho viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp; hồi hộp, mạch nhanh khi nghỉ ngơi, hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng mới xuất hiện – do rối loạn hệ thần kinh tự trị.

Những bệnh nhân có biểu hiện tim mạch kéo dài trên 4 tuần sau nhiễm COVID-19 cần được khám lâm sàng tim mạch. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, phải được tầm soát các biến cố tim mạch nguy hiểm.

Nhiều bằng chứng cho thấy viêm cơ tim hậu COVID có thể tự khỏi theo thời gian, tuy nhiên, việc dùng các biện pháp hỗ trợ miễn dịch sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.

Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa? - Hình 5

Tổn thương tim mạch do COVID-19 – Sinh bệnh học và biểu hiện lâm sàng

Di chứng tâm thần kinh đa dạng

Triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là đau đầu (bao gồm cả đau nửa đầu), được ghi nhận lên đến 40-60% số bệnh nhân. Kế đến là những than phiền về tình trạng mất mùi – vị kéo dài, lên đến 6 tháng hoặc hơn ở những người hậu COVID (tỉ lệ bệnh nhân bị mất mùi – mất vị kéo dài sau COVID-19 khoảng 10-40%).

Nhiều trường hợp bệnh lý thuyên tắc não – đột quỵ do tăng đông trong COVID-19, suy giảm nhận thức và tư duy: giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ (nghe, đọc được mà không hiểu), rối loạn hành vi (giảm khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi), hay thậm chí là Alzeimer hay sảng/loạn thần.

Triệu chứng về nhận thức được than phiền nhiều nhất là “brain fog” – tạm dịch lú lẫn, hay quên – tư duy trở nên mơ hồ, lú lẫn, chậm chạp, kém nhạy bén…

Rối loạn tâm lý

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm được báo cáo nhiều nhất.

Những người già, người sống trong viện dưỡng lão, người sa sút trí tuệ dễ mắc các triệu chứng tâm lý hậu COVID nhất. Nguyên nhân của tình trạng này được quy cho các tác động tiêu cực của đại dịch như: mất người thân, bị cô lập, cách ly xã hội, mất việc/không có khả năng làm việc sinh hoạt như thường ngày mang đến nỗi lo về tài chính, sự buồn chán, cô đơn, sống trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu…

Việc điều trị các triệu chứng này cần được tiếp cận một cách bài bản, từ sàng lọc, đánh giá chẩn đoán đến quản lý lâu dài y như những bệnh nhân không mắc COVID-19.

Những biểu hiện ít gặp hơn

Di chứng trên da – lông – tóc

Rụng tóc là triệu chứng thường gặp nhất trong nhóm này, báo cáo lên đến 20-30% trường hợp hậu COVID. Nguyên nhân là do tổn thương nang tóc làm mất khả năng mọc tóc mới.

Ngoài ra các sang thương ở da cũng có thể gặp (15-64% ở giai đoạn cấp, 3-5% sau 6 tháng). Có 5 biểu hiện sang thương da chính trên bệnh nhân COVID-19, được mô tả ở bảng dưới.

Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa? - Hình 6

Một số sang thương da trên bệnh nhân COVID-19

Suy thận cấp

Tỉ lệ bệnh nhân bị tổn thương thận cấp (AKI) do COVID-19 khoảng 5%, và lên đến 30% ở bệnh nhân COVID-19 nhập ICU. Nhiều báo cáo cho thấy nhiều bệnh nhân tiến triển thành suy thận mạn sau đó, một số ít tử vong do suy thận cấp.

Ở những bệnh nhân cần lọc máu liên tục trong giai đoạn cấp do tổn thương thận cấp, chỉ có 46% sống sót sau 60 ngày. Trong số đó, chỉ có 84% hồi phục chức năng thận bình thường.

Di chứng nội tiết

Biểu hiện rối loạn nội tiết gồm: nhiễm toan cetone do tăng đường huyết trên người chưa từng chẩn đoán đái tháo đường trước đây, viêm giáp bán cấp Hashimoto và nhiễm độc giáp, bệnh Graves, hay loãng xương.

Di chứng tiêu hóa – gan mật

Tiêu chảy kéo dài do virus xảy ra ở COVID-19 đã được báo cáo. Các nghiên cứu hiện đang đánh giá hậu quả lâu dài của COVID-19 đối với hệ tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng và chứng khó tiêu, được quy cho rối loạn hệ khuẩn đường ruột…

Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C)

Các biểu hiện lâm sàng của MIS-C bao gồm sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban da, tổn thương da và niêm mạc, hạ huyết áp và tổn thương tim mạch và thần kinh.

Thời điểm xuất hiện MIS-C hầu hết bệnh nhân âm tính với nhiễm trùng cấp tính nhưng lại dương tính với kháng thể cho thấy rằng MIS-C có thể là kết quả của một phản ứng miễn dịch mắc phải thay vì nhiễm virus cấp tính.

Các khuyến cáo điều trị hiện tại bao gồm liệu pháp điều hòa miễn dịch với globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, glucocorticoid bổ trợ và aspirin liều thấp. Điều trị chống đông máu bằng enoxaparin hoặc warfarin và aspirin liều thấp được khuyến cáo một số trường hợp đặc biệt…

BS PHƯƠNG THY – BS THANH LỊCH – BS HUYỀN TRÂM (BV ĐA KHOA QUỐC TẾ NAM SÀI GÒN)

Tránh nguy cơ yếu liệt nhờ mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn

Bệnh nhân tránh được nguy cơ liệt sau khi thoát vị đĩa đệm tái phát nhờ phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) chỉ mất 10 ml máu, vết mổ 2-3 cm.

Chị Thu Hương (34 tuổi, quận Bình Tân, TP HCM) phải chịu đựng những cơn đau thoát vị đĩa đệm từ khi mới ngoài 20 tuổi. Chị Hương nhớ lại, chị đi không được, đứng không xong, ngay cả nằm hay ngồi cũng đau dữ dội. Chị uống thuốc, châm cứu liên tục 2-3 tháng vẫn không tiến triển. Ở tuổi 21, chị Hương từng mổ thoát vị đĩa đệm, song 13 năm sau, những cơn đau lại tái phát.

Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa I Trần Xuân Anh (Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) chỉ định mổ khiến cho chị Hương lo lắng.

Bác sĩ Trần Xuân Anh cho biết, hơn 10 năm trước, khi nói đến mổ thoát vị đĩa đệm, không ít bệnh nhân đều e ngại hoặc từ chối vì sợ đau, lo tổn thương dây thần kinh, tủy sống và gây liệt. Khi được giải thích về phương pháp phẫu thuật cột sống hiện đại, xâm lấn tối thiểu (MISS) với vết mổ nhỏ 2-3 cm, chỉ mất 10 ml máu, chị Hương mới phần nào yên tâm.

Theo bác sĩ Trần Xuân Anh, thoát vị đĩa đệm ở chị Hương có hiện tượng dính bên trong cấu trúc thần kinh và đĩa đệm nên khó khăn hơn phẫu thuật lấy đĩa đệm đơn thuần. Trường hợp này đòi hỏi phẫu thuật viên phải thật cẩn thận để tách xơ, rễ thần kinh và lấy đĩa đệm ra ngoài. Sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ trong quá trình phẫu thuật giúp tăng hiệu quả và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Tránh nguy cơ yếu liệt nhờ mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn - Hình 1

Hình chụp cột sống của bệnh nhân qua hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive có khả năng dựng hình 3D.

Bác sĩ Trần Xuân Anh chọn phương án phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) lấy nhân đệm và làm cứng đốt sống bằng phương pháp bắt vít qua da; thay đĩa đệm qua ống nong. Lợi thế của phương pháp này là giúp bệnh nhân bị tổn thương cơ rất ít, vết mổ nhỏ, ít đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục.

Bác sĩ đặt một ống nong đường kính 2,4 cm đi vào cơ thể qua lỗ mở trên da khoảng 3 cm. Bác sĩ dùng kính vi phẫu và máy khoan mài hiện đại, phá bỏ cấu trúc xương và mô sẹo xơ để tiếp cận khối thoát vị. Bước cuối cùng là bóc tách khỏi dây thần kinh, lấy toàn bộ đĩa đệm đã bị mất nước, ghép xương nhân tạo và đưa đĩa đệm nhân tạo vào đúng vị trí thay thế.

Thông qua lỗ mở sẵn có, bác sĩ bắt các vít xuyên qua chân cung cột sống vào thân đốt sống, đặt thanh nối các vít và cố định chúng lại với nhau. Ekip bác sĩ sử dụng hệ thống robot cảnh báo các trường hợp tiếp cận dây thần kinh, bàn mổ có cánh tay C-Arm chụp X-quang liên tục trong quá trình phẫu thuật. Đây chính là trợ thủ để các bác sĩ thực hiện thao tác mà không lo sợ nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh - nguyên nhân gây biến chứng liệt sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tất cả các thao tác này đều được kiểm soát trên màn hình, thuận tiện theo dõi cho toàn bộ ekip thực hiện.

Tránh nguy cơ yếu liệt nhờ mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn - Hình 2

Bác sĩ phẫu thuật thay nhân đĩa đệm cho bệnh nhân.

Ca mổ ít xâm lấn giúp bệnh nhân nhanh phục hồi

"Ca mổ 120 phút chỉ mất khoảng 10ml máu, trong khi mổ bằng phương pháp cũ mất khoảng 200 ml máu. Cấu trúc cơ và dây chằng cột sống được giữ lại nguyên vẹn, không bị xâm lấn. Bệnh nhân có thể trở lại vận động sớm, giảm tối đa cơn đau thoát vị đĩa đệm", bác sĩ Xuân nói.

2 ngày sau mổ, chị Hương có thể đi lại tự nhiên, tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng phục hồi chức năng. Ngày thứ 5, ổn định vết mổ, chị xuất viện nghỉ ngơi tại nhà.

Bác sĩ Trần Xuân Anh giải thích thêm, hầu hết người bệnh sau khi phẫu thuật cột sống khoảng 2-3 tháng có thể khom cúi người. Thế nhưng, để phòng ngừa các bệnh lý cột sống, bệnh nhân vẫn nên chú ý dùng nẹp cố định và tư thế cúi gập đúng, tránh vặn xoắn thắt lưng, nghiêng người hay khom cúi. 3 tháng một lần chụp phim kiểm tra hệ thống ốc vít. Sau một năm, người bệnh sẽ đánh giá lại về tình trạng hàn xương cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 30-60 và là một trong những nguyên nhân hàng đầu các phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành. Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc chấn thương, mất nước nên bị lệch, trượt khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Các đốt sống đè lên dây thần kinh gây đau nhức dữ dội, tê bì, mất cảm giác tay chân, không kiểm soát được đại tiểu tiện. Trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm gây teo cơ, nặng nhất là gây tàn phế, người bệnh không thể đi đứng, ngồi hoặc đau đớn khiến không thể vận động, làm việc.

"Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh khó chữa. Bệnh nhân cần phải được tầm soát và xử lý kịp thời bằng các phương tiện hiện đại để đạt được hiệu quả. Với sự phát triển của kỹ thuật y khoa mới, các phương tiện hỗ trợ tân tiến, người bệnh có thể giải tỏa được lo lắng đã cũ về mổ thoát vị đĩa đệm", bác sĩ Trần Xuân Anh nói thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Eo thon, bụng phẳng nhờ uống ba loại nước này vào buổi tốiEo thon, bụng phẳng nhờ uống ba loại nước này vào buổi tối
08:40:17 02/01/2025
Chi tiết danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển việnChi tiết danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
09:28:03 02/01/2025
Người đàn ông đau nhức, phải đến viện do sai lầm nhiều người hay mắc khi lấy ráy taiNgười đàn ông đau nhức, phải đến viện do sai lầm nhiều người hay mắc khi lấy ráy tai
09:28:24 02/01/2025
Người phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống thuốc bột chữa bệnh dạ dàyNgười phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống thuốc bột chữa bệnh dạ dày
09:30:57 02/01/2025
Những người nên ăn rau tầm bóp thường xuyênNhững người nên ăn rau tầm bóp thường xuyên
12:05:35 02/01/2025
Cách bảo quản bưởi DiễnCách bảo quản bưởi Diễn
12:25:36 02/01/2025
7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh
10:28:17 01/01/2025
Uống nước quế chanh có tác dụng gì?Uống nước quế chanh có tác dụng gì?
10:38:04 01/01/2025

Tin đang nóng

Chân tướng kẻ hành hạ Triệu Lộ Tư: Là sao nữ bí ẩn nhất Trung Quốc, quyền lực đến mức không ai dám vạch mặt?Chân tướng kẻ hành hạ Triệu Lộ Tư: Là sao nữ bí ẩn nhất Trung Quốc, quyền lực đến mức không ai dám vạch mặt?
17:09:35 02/01/2025
Hàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju AirHàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju Air
16:02:44 02/01/2025
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công ty xổ số trả lại phí và kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công ty xổ số trả lại phí và kết quả giám định
15:18:30 02/01/2025
Triệu Lộ Tư bị quản lý cũ tống tiền khiến hàng triệu người phẫn nộ, chi tiền khủng vẫn bị tung loạt tin đồn ác ýTriệu Lộ Tư bị quản lý cũ tống tiền khiến hàng triệu người phẫn nộ, chi tiền khủng vẫn bị tung loạt tin đồn ác ý
13:16:08 02/01/2025
Vụ ô tô đâm vào rạp đám tang ở Hải Dương: Tài xế là cán bộ huyệnVụ ô tô đâm vào rạp đám tang ở Hải Dương: Tài xế là cán bộ huyện
16:49:30 02/01/2025
1 cô gái gây dậy sóng khi "bóc" chuyện hẹn hò bí mật với HIEUTHUHAI, nam rapper nói 1 câu hot khắp cõi mạng!1 cô gái gây dậy sóng khi "bóc" chuyện hẹn hò bí mật với HIEUTHUHAI, nam rapper nói 1 câu hot khắp cõi mạng!
15:32:01 02/01/2025
3 bức ảnh trong ngày đón đâu để lộ thái độ nhà chồng hào môn với MC Mai Ngọc3 bức ảnh trong ngày đón đâu để lộ thái độ nhà chồng hào môn với MC Mai Ngọc
16:12:41 02/01/2025
Triệu Lộ Tư bị tố nói dối, đóng vai nạn nhân nhằm thao túng dư luận, danh tính người tố cáo khiến ai cũng bất ngờTriệu Lộ Tư bị tố nói dối, đóng vai nạn nhân nhằm thao túng dư luận, danh tính người tố cáo khiến ai cũng bất ngờ
17:34:19 02/01/2025

Tin mới nhất

Ăn chuối tốt nhất vào thời điểm nào?

Ăn chuối tốt nhất vào thời điểm nào?

12:32:37 02/01/2025
Hơn nữa, ăn chuối khi đói có thể gây mất cân bằng giữa canxi và magie trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch. Chuối chứa nhiều chất xơ, ăn khi đói có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa kém.
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt chú ý trong mùa đông

5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt chú ý trong mùa đông

12:08:37 02/01/2025
Một bên mặt có thể bị xệ xuống, miệng méo sang một bên, đặc biệt rõ khi người bệnh cố gắng cười. Người bệnh gặp khó khăn khi nâng cả hai tay lên qua đầu cùng lúc. Một tay có thể yếu hơn hoặc không thể nâng lên được.
4 sai lầm khi dùng nước canh

4 sai lầm khi dùng nước canh

12:00:41 02/01/2025
Dù canh là món quen thuộc và bổ dưỡng, bạn cần dùng đúng cách và cân đối để bảo vệ sức khỏe. Đừng quên kết hợp uống nước canh với ăn cả phần thịt, cá và kiểm soát lượng muối, dầu mỡ sử dụng để có một bữa ăn lành mạnh hơn.
Những loại thuốc điều trị nào có thể gây tiêu chảy?

Những loại thuốc điều trị nào có thể gây tiêu chảy?

11:58:04 02/01/2025
Nếu tiêu chảy do thuốc gây ra, có xu hướng tiếp tục trừ khi bạn ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể tự khỏi.
Mắt đỏ cảnh báo mắc bệnh gì, có phòng ngừa được không?

Mắt đỏ cảnh báo mắc bệnh gì, có phòng ngừa được không?

11:55:24 02/01/2025
Nước mắt giúp mắt khỏe mạnh và thoải mái. Bất kỳ ai cũng có thể bị khô mắt, mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh.
Nhiều ca ngưng tim và lằn ranh sinh - tử mong manh

Nhiều ca ngưng tim và lằn ranh sinh - tử mong manh

11:53:30 02/01/2025
Đêm giao thừa trong bệnh viện ghi nhận việc các bác sĩ phải chạy đua cấp cứu bệnh nhân ngưng tim nguy kịch, với những thái cực khác nhau.
Thận 'lâm nguy' vì những thói quen tưởng vô hại

Thận 'lâm nguy' vì những thói quen tưởng vô hại

11:34:08 02/01/2025
Đối với những người đã mắc bệnh thận, thói quen ăn mặn càng gây tổn hại nghiêm trọng hơn, làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng.
'Chìa khóa' kiểm soát các bệnh truyền nhiễm

'Chìa khóa' kiểm soát các bệnh truyền nhiễm

11:30:31 02/01/2025
Tăng cường quản lý đàn vật nuôi, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến tiêm phòng. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng bệnh cá nhân trong cộng đồng.
5 thói quen ăn uống âm thầm 'bức tử' dạ dày

5 thói quen ăn uống âm thầm 'bức tử' dạ dày

09:25:49 02/01/2025
Ít ai ngờ thói quen lướt điện thoại trong bữa ăn cũng là yếu tố gây hại cho dạ dày. Khi tập trung vào điện thoại, bạn dễ ăn nhiều hơn mà không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Đau chân khi đi bộ cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới

Đau chân khi đi bộ cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới

09:22:58 02/01/2025
Là phương pháp hiện đại và đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, tuy nhiên cần có những trung tâm chuyên sâu về mạch máu để được điều trị đúng mức và hiệu quả.
Khi người nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh

Khi người nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh

09:20:29 02/01/2025
Trong khi đó, tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, chi phí này chỉ khoảng 1/10 con số trên. Chưa kể, ở một số nước, để đặt lịch hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa, người bệnh phải chờ nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng.
Những người nên hạn chế ăn dưa muối

Những người nên hạn chế ăn dưa muối

08:55:45 02/01/2025
Nhờ có men nên dưa muối và cà muối có tác dụng kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, việc ăn dưa, cà muối khi chưa đủ độ chín sẽ gây tác dụng phụ, tức là không tốt cho sức khỏe của người dùng.

Có thể bạn quan tâm

Cách pha và cách uống mật ong buổi sáng đảm bảo giảm cân, trẻ hóa làn da

Cách pha và cách uống mật ong buổi sáng đảm bảo giảm cân, trẻ hóa làn da

Làm đẹp

18:51:30 02/01/2025
Không cần nhịn ăn khổ sở, nước mật ong là cách giảm cân nhẹ nhàng mà hiệu quả. Với lượng calo thấp cùng các dưỡng chất như vitamin, chất chống oxy hóa, mật ong giúp bổ sung năng lượng mà không gây tích tụ mỡ thừa.
Á hậu Vbiz gặp sóng gió suốt 3 tháng trời: Cửa hàng liên tục bị đánh sập, nghi có người hãm hại

Á hậu Vbiz gặp sóng gió suốt 3 tháng trời: Cửa hàng liên tục bị đánh sập, nghi có người hãm hại

Sao việt

18:49:36 02/01/2025
Mạc Anh Thư bộc bạch chuyện kinh doanh liên tục gặp sự cố, không suôn sẻ khi bị đánh sập các page bán hàng, nghi có người hãm hại.
Vụ tuyển Việt Nam bị xem trộm: Người lạ qua mặt an ninh và khán đài cao 5m bằng cách nào?

Vụ tuyển Việt Nam bị xem trộm: Người lạ qua mặt an ninh và khán đài cao 5m bằng cách nào?

Sao thể thao

18:01:51 02/01/2025
Vụ việc xảy ra vào tối qua (1/1/2025) khiến dư luận xôn xao bởi mối lo tuyển Việt Nam có thể bị lộ chiến thuật trước trận chung kết AFF Cup 2024 gặp Thái Lan.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 53: Ông Liêm và Kiều - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 53: Ông Liêm và Kiều - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Phim việt

17:37:02 02/01/2025
Hóa ra Kiều không phải phản bội Kiên và nhóm bạn cậu. Kiều cố tình trở về nhà ông Liêm là để tìm tài liệu chơi lại ông ta.
Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt đến 6 triệu đồng

Đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt đến 6 triệu đồng

Tin nổi bật

17:26:53 02/01/2025
Nghị định 168/2024 của Chính phủ quy định, người điều khiển xe máy trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng.
18 người dương tính với ma túy trong quán bar lớn tại Quảng Ninh

18 người dương tính với ma túy trong quán bar lớn tại Quảng Ninh

Pháp luật

17:16:46 02/01/2025
Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 18 người dương tính với ma túy trong quán bar New Hạ Long Club.
Thực đơn cơm tối ngày đầu năm mới với 3 món dễ làm ngon miệng

Thực đơn cơm tối ngày đầu năm mới với 3 món dễ làm ngon miệng

Ẩm thực

17:06:40 02/01/2025
Để giúp bạn có một bữa tối ngày đầu năm mới ngon miệng mà nấu dễ, thực đơn thực đơn dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn!
8 mẫu túi xách sang chảnh, đáng mua nhất hiện nay

8 mẫu túi xách sang chảnh, đáng mua nhất hiện nay

Thời trang

17:03:01 02/01/2025
Túi xách có dây đeo bằng kim loại tạo nên điểm nhấn sang trọng, thời thượng khi kết hợp với bất kỳ trang phục nào.
Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air

Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air

Thế giới

17:00:20 02/01/2025
Chứng kiến từ lúc máy bay Jeju Air hạ cánh bất thường ở sân bay Muan, Hàn Quốc cho đến lúc nổ tung ở cuối đường băng, ông Lee Geun-young không khỏi ám ảnh.
Vợ mới sinh bị chê bai "nóc nhà nhìn chán vậy", đây là cách Lê Anh Nuôi đáp trả bình luận khiếm nhã

Vợ mới sinh bị chê bai "nóc nhà nhìn chán vậy", đây là cách Lê Anh Nuôi đáp trả bình luận khiếm nhã

Netizen

16:48:30 02/01/2025
Lê Anh Nuôi là một trong những tài khoản nổi bật trên TikTok, hiện thu hút hơn 1,4 triệu lượt theo dõi và 33 triệu lượt thích. Anh tên thật Lê Minh Tuyển, 32 tuổi, sống tại Hà Nội.
Bé Ghến phim "Đi giữa trời rực rỡ" xinh xắn trong tà áo dài

Bé Ghến phim "Đi giữa trời rực rỡ" xinh xắn trong tà áo dài

Phong cách sao

16:23:29 02/01/2025
Khánh An - nữ diễn viên nhí thủ vai cô bé Ghến (em gái Pu) trong phim Đi giữa trời rực rỡ tự tin trình diễn bộ sưu tập áo dài Ánh sáng vũ trụ của NTK Hoàng Ly.