Khoảng 1.000 ca F0/ngày: Người Sài Gòn cuối tuần thế nào, có ra ngoài thư giãn?
Cuối tuần là khoảng thời gian để nhiều người xả stress sau một tuần làm việc mệt nhọc. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều người Sài Gòn vẫn quen với việc ở nhà thay vì đi tụ tập, du lịch hoặc mua sắm như trước.
Gần 2 tháng “bình thường mới”, TP.HCM nới lỏng nhiều hoạt động, dịch vụ, người dân dần quay lại với nhịp sống công việc trong bối cảnh khoảng 1.000 ca F0/ngày. Các khu du lịch, trung tâm thương mại,… cũng dần mở cửa trở lại, vậy cuối tuần của người Sài Gòn khác trước như thế nào?
“Ngày nào cũng là cuối tuần”
Ngày chủ nhật, thay vì đưa con đi chơi thì chị Nguyễn Khánh Vân (Ngụ Q.Thủ Đức) cặm cụi làm những công việc hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa, soạn hàng, chơi cùng con,…
Vốn buôn bán tại nhà, chị Vân thường xuyên bận rộn công việc tại quán, chồng chị làm shipper giao hàng, con trai học ở trường nên dịp cuối tuần sẽ là dịp để cả nhà ra ngoài xả hơi.
Chị Vân dành nhiều thời gian ở nhà chơi với con và cho con học thay vì dẫn con đến công viên hoặc khu vui chơi dành cho trẻ em như trước.Ảnh LÊ HỒNG HẠNHD
Con trai chị Vân rất hiếu động nên chị thường dẫn con đến trung tâm thương mại để chơi trò chơi dành cho trẻ em. Bên cạnh đó gia đình chị cũng thường xuyên đi công viên, rạp chiếu phim và chùa.
Tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp, quán của chị Vân tạm thời đóng cửa. Dù đã 2 tháng TP.HCM bình thường mới nhưng chị vẫn chưa mở lại quán vì ngại chưa có khách nhiều và có thể đóng cửa trở lại bất kỳ lúc nào. Ngoại trừ chồng chị vẫn ra ngoài giao đồ ăn hàng ngày thì chị và con không bước chân ra khỏi nhà.
Đồ chơi được chị Vân mua về nhiều hơn cho con, vì còn nhỏ nên bé quên luôn ngày nào là chủ nhật trong tuần vì ngày nào cũng giống nhau nên không đòi hỏi mẹ đưa ra ngoài chơi vào cuối tuần như trước. Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
Thói quen của gia đình chị cũng thay đổi hoàn toàn. Chị Vân dành thời gian chơi, dạy cho con học tại nhà. Dù bé rất thường xuyên bày tỏ muốn chị dẫn đến trung tâm thương mại để chơi trò chơi. Tuy nhiên, vì F0 vẫn tăng hàng ngày nên chị Vân vẫn lo lắng, không tiếp xúc và không ra khỏi nhà. Những ngày cuối tuần cũng dần bị quên lãng vì với chị: “ngày nào cũng là ngày chủ nhật”.
Chị Hiền Trang (ngụ Q.Phú Nhuận) lựa chọn ở nhà vào cuối tuần vì vẫn chưa thay đổi được thói quen và cảm thấy lo lắng vì tình hình dịch bệnh tại TP.HCM vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng lên hàng ngày. Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
TP.HCM bình thường mới, nhiều người dành thời gian tập thể dục, ăn uống nâng cao sức khỏe thay vì đi tụ tập hay du lịch như trước. Ảnh KHẢ HÒA
Video đang HOT
“Giờ vẫn còn sợ dịch lắm, ở nhà nhiều thì cũng rất bức bối khó chịu nhưng cũng phải chịu thôi. Mình chỉ tranh thủ khoảng thời gian đi chợ để ra ngoài hít thở không khí còn phần lớn vẫn ở nhà. Con thì mình mua đồ chơi nhiều hơn cho bé, các trò chơi như câu cá, xếp hình,… để con tự chơi ở nhà”, chị nói.
Vẫn chưa thay đổi được thói quen
Theo ghi nhận trong hai tháng bình thường mới, dù các địa điểm vui chơi giải trí và các khu du lịch như Đường sách TP.HCM (Q.1), Thảo Cầm Viên (Q.1), Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11),… vẫn vắng khách đến hơn dù là ngày cuối tuần. Dần nhộn nhịp trở lại, nhưng trừ những dịp lễ hội như Halloween thì Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) vẫn vắng hơn.
Người Sài Gòn lựa chọn Đầm Sen làm nơi xả stress cuối tuần nhưng lượng khách vẫn còn rất ít so với trước dịch Covid-19.Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
Theo ông Hà Thuận An (Phó giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen), từ khi mở cửa trở lại và bắt đầu đón khách, Đầm Sen chỉ hoạt động vào thứ 7 và chủ nhật để sửa chữa và hoàn thiện sau nhiều tháng đóng cửa. Tuy nhiên, khu du lịch chỉ đạt doanh thu khoảng 40% so với trước dịch, lượng khách còn rất ít dù là một trong những khu du lịch lớn tại TP và từng đông nghẹt khách trước dịch.
Trung tâm TP.HCM khu vực Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố vắng hơn vào sáng thứ 7. Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
Chị Hiền Trang (ngụ Q.Phú Nhuận) tâm sự rất ít khi ra ngoài vào cuối tuần dù Sài Gòn đã bình thường mới trở lại. Chị giải thích vì chưa thể quen với nhịp sống bình thường như trước dịch Covid-19. Thời gian TP.HCM giãn cách xã hội, chị Trang hầu như chỉ ở căn phòng trọ nhỏ. Quanh đi quảnh lại trong 4 bức tường khiến chị phải thích nghi bằng cách tự tìm kiếm niềm vui cho bản thân như nấu ăn hay xem phim.
Phố đi bộ Bùi Viện vắng khách vào cuối tuần dù từng là một khu vực nổi tiếng, sầm uất bậc nhất TP.HCM.Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
Thời gian dài, việc ở một mình sau khi đi làm về khiến chị thoải mái hơn so với việc tụ tập cũng bạn bè, tần suất ra ngoài cũng ít hơn hẳn. Chị tâm sự vì bản thân đã quen với nếp sống cũ, hiện tại tình hình dịch bệnh tại TP.HCM cũng đang diễn biến phức tạp nên chị lựa chọn việc ở nhà vào cuối tuần.
Người Sài Gòn đi Thảo Cầm Viên sau những ngày ở nhà vì giãn cách xã hội. Tuy nhiên ai cũng khẩu trang kín mít và hạn chế tiếp xúc. Tranh thủ cùng gia đình đến thăm thú rồi nhanh chóng trở về nhà. Ảnh THANH KHƯƠNG
Tương tự, chị Ái Nhi (nhân viên văn phòng) tâm sự trước dịch Covid-19 chị làm việc tại văn phòng nên cuối tuần là thời gian chị mong chờ nhất. Những ngày cuối tuần chị sẽ đi ngồi ở quán cà phê làm bài hoặc đi du lịch những địa điểm gần loanh quanh TP. HCM như Cần Giờ.
Đường sách là một địa điểm thu hút khách vào dịp cuối tuần khi Sài Gòn “bình thường mới”. Ảnh LÊ NAM
Sau đỉnh dịch, hiện cuối tuần chị Nhi vẫn chưa dám đi cà phê hay hội họp bạn bè vì vẫn còn e ngại. Để đảm bảo an toàn, chị Nhi tuân thủ quy định 5K, tự test Covid-19 3 ngày 1 lần. So với việc ra ngoài tụ tập và đi du lịch thì chị Nhi quan tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân nhiều hơn.
“Hiện tại TP.HCM đã quay lại nhịp sống bình thường, mình thấy khá may mắn vì vẫn còn được làm online, hôm nào có việc mới lên công ty. Nhờ vậy mà vừa cân bằng được thời gian làm việc, ăn uống. Buổi tối mình thường hay chạy xe một vòng quanh thành phố, đi qua Hồ Con Rùa hay Nhà hát lớn, phố đi bộ,… cùng bạn. Chỉ đi qua thôi chứ không dám ngồi tụ tập nhưng vẫn cảm nhận được một Sài Gòn đã dần hồi sinh trở lại”, chị nói.
F0 vẫn cả 1.000 ca/ngày: Hàng xóm sát nhà F0, người Sài Gòn đã không còn sợ
Một số lãnh đạo phường cho biết, từ khi TP.HCM 'bình thường mới', các ca F0 đa số được cách ly, điều trị tại nhà; hàng xóm xung quanh vẫn sinh hoạt, buôn bán bình thường.
Tại sao như vậy?
TP.HCM "bình thường mới" và hiện vẫn có khoảng 1.000 ca F0/ngày nhưng hàng quán vẫn mở cửa, người dân vẫn đi uống cà phê, gặp gỡ bạn bè, người thân. Dọc trên đường phố, thỉnh thoảng lại có sợi dây giăng, tấm bảng đỏ thông báo "Gia đình có F0 đang cách ly, điều trị tại nhà", xung quanh hàng quán, cửa hàng kinh doanh vẫn hoạt động bình thường.
Có một câu nói vui mà người Sài Gòn hay nói với nhau vào lúc này để có thể hình dung về dịch bệnh: "Sài Gòn, giờ ai cũng là F1" bởi với số ca nhiễm mỗi ngày thật sự không biết được ai là F0 khi đang đối diện ta. Nói vui không phải để sợ mà nói để ai cũng sẵn sàng nâng cao ý thức, bảo vệ mình hơn.
Nhịp sống của người dân TP.HCM thích ứng an toàn với dịch Covid-19. Ảnh CAO AN BIÊN
Trong cuộc sống thích ứng an toàn với dịch Covid-19, một số lãnh đạo phường nhận xét, người dân trên địa bàn đều chủ động phòng chống dịch, một số thói quen cũ được loại bỏ phù hợp tình hình hiện nay.
Theo dõi F0 điều trị tại nhà thế nào?
Ngày 26.11, ông Nguyễn Thái Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND P.An Phú (TP Thủ Đức) cho biết, phường hiện đang theo dõi, hỗ trợ hơn 100 F0 điều trị tại nhà. Con số này thấp hơn nhiều so với ca nhiễm thời điểm TP.HCM còn giãn cách xã hội.
Theo ông Tuấn Anh, đa số các ca F0 sẽ được cách ly, điều trị tại nhà, trường hợp nào không đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được đưa đi cách ly tập trung, F0 có biểu hiện nặng cần hỗ trợ y tế được chuyển đến bệnh viện dã chiến của tuyến trên.
Thay vì phong tỏa cả con hẻm, đến nay khi phát hiện F0 phạm vi khoanh vùng phong tỏa được thu hẹp hơn. Ảnh V.P
Về thuốc điều trị, F0 có biểu hiện nhẹ được trạm y tế phát gói thuốc A, gói thuốc C sẽ phát cho F0 có biểu hiện hơi nặng nhưng đảm bảo cách ly tại nhà và có bản cam kết. Trước đó, gói thuốc B cũng được trạm y tế phát cho bệnh nhân F0 tùy mức độ.
"Nếu F0 ở nhà trọ, cứ 3 ngày/lần nhân viên y tế phường đến lấy mẫu xét nghiệm. Với các trường hợp ở chung cư hoặc nhà riêng có điều kiện tự test, phường sẽ gửi kit test, hướng dẫn và mọi người tự test, chuyển kết quả về lại phường. Đến khi nào kết quả âm tính, phường sẽ gỡ bảng nhà có F0 đang cách ly, điều trị tại nhà", ông Tuấn Anh nói.
Phó chủ tịch UBND P.An Phú nhận xét, trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch Covid-19, người dân đã chủ động nâng cao ý thức phòng dịch. Nếu như trước đây, lãnh đạo phường thường nhận được phản ánh về tình trạng tụm năm, tụm ba ăn nhậu ngày cuối tuần, hát karaoke tại các dãy trọ, thì nay không còn. Ai cũng chủ động đeo khẩu trang khi nói chuyện với hàng xóm, trang bị thêm cả chai xịt khuẩn và dùng như một thói quen.
Các ca F0 ở chung cư cách ly tại nhà chỉ dán bảng trước căn hộ. Ảnh V.P
Tại địa bàn P.An Phú, sau dịch số ca F0 mới chủ yếu ở các khu chung cư. Lý giải điều này, ông Tuấn Anh cho rằng do người dân đã đi làm lại, sinh hoạt, gặp gỡ nhiều người nên dễ lây nhiễm hơn. Trong số đó, nhiều F0 nhẹ được cách ly, điều trị tại nhà.
Vì sao nhiều F0 nhưng cuộc sống không xáo trộn?
Một chủ tịch phường tại Q.Phú Nhuận cho biết, hiện nay phát hiện F0 địa phương chỉ dán bảng, kéo thêm sợi dây giăng trước nhà bệnh nhân, không còn cảnh phong tỏa cả con hẻm hay giăng dây nhiều nhà kế bên như lúc đỉnh dịch. Một số điểm có nhiều ca lây nhiễm trong phạm vi chật hẹp, tiếp xúc hằng ngày thì mới cách ly khoanh vùng.
Theo vị này, một số F0 chỉ 5 - 7 ngày cách ly đã khỏi bệnh, còn F1 ở chung nhà với F0 sẽ được hướng dẫn tự cách ly, theo dõi, lấy mẫu test vào ngày thứ nhất và ngày thứ bảy. Riêng một số trường hợp tiếp xúc F0 nơi khác, về địa phương là F1 mọi người thường không báo phường, mà chủ động tự theo dõi sức khỏe.
Trong bối cảnh mỗi ngày vẫn khoảng 1.000 ca F0, người dân TP.HCM luôn mang khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc mọi người. Ảnh VŨ PHƯỢNG
"So với thời điểm giãn cách xã hội, số ca F0 hiện nay ở phường cũng tương tự như vậy. Số người nhiễm Covid-19 chỉ giảm nhẹ vào tháng 10, qua đến tháng 11, mọi người gặp gỡ, tiếp xúc nhiều hơn nên số F0 tăng. Dù vậy, cuộc sống của những nhà hàng xóm F0 không xáo trộn vì ai cũng chủ động mang khẩu trang khi tiếp xúc với nhau, các quán ăn tuân thủ 5K kỹ, vắng khách hơn. Phường đi kiểm tra về phòng chống dịch Covid-19 liên tục nhưng ít khi phát hiện vi phạm, hàng quán, người bán, người mua tự giác chấp hành tốt", vị lãnh đạo phường chia sẻ.
Trên địa bàn phường này, đa số F0 điều trị tại nhà hết bệnh sau 6 - 7 ngày, gia đình được gỡ bảng đỏ dán trước cửa nhưng vẫn nằm trong diện theo dõi cách ly của phường trong 14 ngày sau đó.
Người dân thay đổi nhiều thói quen sau đợt dịch diễn biến phức tạp. Ảnh CAO AN BIÊN
Ông Lê Minh Hiếu, Chủ tịch UBND P.26, Q.Bình Thạnh cũng thông tin, số ca F0 mới ở phường khoảng 40 - 60 ca mỗi ngày. Điểm mới của việc cách ly F0 so với trước đây là người dân tự test dương tính báo đến phường, y tế công nhận kết quả test chứ không đến nhà test lại như trước kia. Sau đó, tùy tình hình bệnh, lực lượng chức năng đến nhà phát thuốc điều trị F0, hướng dẫn F0 và cả F1 cùng cách ly tại nhà thế nào để tránh lây nhiễm hoặc đưa bệnh viện...
Ông Hiếu nhận xét: "Người dân thích ứng an toàn với dịch Covid-19 nhanh chóng từ khi TP.HCM nới lỏng một số hoạt động. Nếu như trước đây lực lượng chức năng còn phải nhắc nhở, xử phạt thì giờ mọi người chủ động đảm bảo 5K, tự test khi thấy có dấu hiệu hoặc tiếp xúc F0. Hơn 50% quán nhậu trên địa bàn phường chưa buôn bán trở lại hoặc nghỉ luôn, quán xá còn mở thì không đông đúc, quán bày bàn giãn cách, khi quán đông khách rồi, người tới sau tự tìm nơi khác. Những thói quen hằng ngày được thay đổi, nên sống cạnh nhà F0 hàng xóm cũng không còn sợ hãi, mà chủ động biết phải làm gì".
Người Sài Gòn đến shop mỹ phẩm, siêu thị 'bỉm sữa' mua rau củ quả ngày giãn cách Vài ngày nay, rau củ quả được bày bán tại chuỗi các cửa hàng Con Cưng, The Guardian, Vinshop tại TP.HCM. Thay vì đến siêu thị, người dân có thêm lựa chọn để mua thực phẩm cho bữa ăn của gia đình. Chiều 17.7.2021, các loại rau củ quả tươi được bày bán trước cửa hàng The Guardian trên đường Nguyễn Thị Minh...