Khoảng 10% người Việt mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay có khoảng 5 – 10 triệu người Việt Nam mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, ước tính chiếm 10% dân số.
Ngày 6-4, Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM) tổ chức Hội thảo khoa học cập nhật và điều trị ngoại khoa bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Bác sĩ (BS) chuyên khoa 2 Nguyễn Phúc Minh, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa BV Bình Dân, cho biết theo số liệu thống kê từ các hiệp hội tiêu hóa, hiện nay có khoảng 5 – 10 triệu người Việt Nam mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, ước tính chiếm 10% dân số.
Theo BS Minh, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tiêu chuẩn chẩn đoán mở rộng, lối sống sinh hoạt hằng ngày (ăn xong đã nằm nghỉ, ít vận động, tăng cân, béo phì làm tăng áp lực ổ bụng,…).
Bác sĩ BV Bình Dân phẫu thuật nội soi tạo hình van thực quản cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: BVCC
BV Bình Dân trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 2.500 lượt khám, riêng về bệnh lý đường tiêu hóa khoảng 700 lượt, trong đó có 20-30% người bệnh có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản kèm theo các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Bệnh lý trào ngược dạ dày có các triệu chứng thường gặp như ợ nóng, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, đau vùng ngực, viêm họng kéo dài, nửa đêm lên cơn hen hoặc mòn răng…
Video đang HOT
“Để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nên tránh thực phẩm có chứa tính axit cao, ngủ nghiêng bên trái, nâng cao đầu khi ngủ, giảm cân, bỏ thuốc lá, tránh tập thể dục quá sức, tránh ăn khuya, hạn chế bữa ăn giàu chất béo…” – BS Minh khuyến cáo.
Hội thảo khoa học cập nhật và điều trị ngoại khoa bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
GS Lê Quang Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc BV Bình Dân, cho biết trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.
“Bệnh này dễ nhầm lẫn và dễ bỏ sót, vì có nhiều biểu hiện khác nhau nên thường người bệnh khó phát hiện. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến tai mũi họng, thậm chí chức năng tình dục, ảnh hưởng răng miệng, tim, phổi…” – BS Nghĩa cho hay.
Theo BS Nghĩa, trào ngược dạ dày thực quản dễ xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, căng thẳng kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng, có thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng một số loại thuốc.
Đồng thời, trào ngược dạ dày thực quản gây nhiều khó chịu cho người bệnh như viêm họng, ợ chua, hôi miệng, nuốt vướng, nuốt khó, nôn thức ăn hoặc chất lỏng chua, đau ngực hoặc đau vùng thượng vị, viêm thanh quản, ho dai dẳng kéo dài, khó thở, tức ngực…
Để phát hiện sớm bệnh lý trào ngược dạ dày, các BS khuyến cáo người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.
Ai không nên uống sữa vào buổi sáng?
Sữa là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, phù hợp sức khỏe của mọi lứa tuổi. Thế nhưng để uống sữa đúng thời điểm, đúng liều lượng, lựa chọn sữa thích hợp... để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Các dưỡng chất có trong sữa đều là những chất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: calo, canxi, kaii, chất đạm, chất béo, vitamin D, carb...
Để uống sữa đúng thời điểm, đúng liều lượng, lựa chọn sữa thích hợp để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Nên uống sữa vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?
Uống trước khi đi ngủ. Uống một ly sữa vào buổi tối có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, trong sữa có chứa melatonin và tryptophan hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bạn, góp phần điều trị rối loạn giấc ngủ, giảm chứng trầm cảm, lo âu hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên uống sữa trước khi ngủ 2 tiếng để cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không bị rối loạn tiêu hóa và quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
Uống sau khi ăn sáng: Nhiều người thường có thói quen uống sữa vào buổi sáng sớm. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng sớm không phải là tốt nhất. Các hormone tăng trưởng trong máu người tương đối thấp và sau khi ăn cơm khoảng 3-4 giờ đồng hồ thì cao hơn một chút. Nhưng nồng độ hormone tăng trường lại tăng cao đột ngột sau khi chìm vào giấc ngủ sâu khoảng hơn một giờ. Việc uống một cốc sữa sau khi ăn sáng và uống cách bữa ăn 1 - 2 giờ là thời điểm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn có hiệu quả tốt nhất, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động đạt được mức tốt đa.
Uống sữa sau khi chơi thể thao: Cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình tập luyện. Vì vậy uống sữa đúng cách sau khi tập thể dục có thể bổ sung kịp thời nước và các chất dinh dưỡng vừa tiêu hao. Hơn nữa, một số thành phần có trong sữa giúp cho xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp.
Chỉ nên uống 150 - 200ml sữa mỗi ngày. Ảnh minh họa
Ai không nên uống sữa vào buổi sáng?
Tuy sữa rất tốt cho sức khỏe, cho mọi lứa tuổi. Nhưng thói quen uống 1 cốc sữa thay cho bữa sáng chưa chắc đã tốt, nhất là đối với các trường hợp dưới đây:
Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng. Sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.
Người mắc chứng thiếu máu. Những người mắc chứng bệnh này nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột.
Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa. Sữa sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng của acid trong dạ dày với chứng viêm nhiễm.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Do vậy, bạn phải uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Ho do trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc gì? Mặc dù ho không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có đến 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh lý này. Việc điều trị cần phải phối hợp dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn... 1. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Ho do trào ngược...