Khoản nợ tiềm tàng của Legamex trước khi lên UPCoM
Dù được cổ phần hóa từ năm 2006, nhưng gần đây, hơn 7,4 triệu cổ phần Công ty CP Giày da và May mặc xuất khẩu ( Legamex) mới được chấp thuận giao dịch trên thị trường UPCoM. Bản công bố thông tin của Legamex phần nào hé lộ sức khỏe tài chính của này.
Trở thành công ty đại chúng từ năm 2006, đến nay Công ty CP Giày da và May mặc xuất khẩu mới lên sàn. Ảnh: Tâm Anh
Gánh khoản nợ tiềm tàng hơn 44 tỷ đồng do hợp tác bất thành
Được thành lập ngày 15/8/1986, Legamex tiền thân là Xí nghiệp Giày da và May mặc xuất khẩu trực thuộc UBND Quận 10, TP.HCM. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may, Legamex nắm trong tay một số khu đất như 2.456 m2 đất tại số 11, hay gần 15.000 m2 đất tại số 15, 17, 19, đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP.HCM…
Đáng chú ý là khu đất 5.620 m2 tại số 106, đường 3/2, Phường 14, Quận 10 được Công ty ký Hợp đồng thuê với UBND TP.HCM có thời hạn 50 năm vào ngày 4/8/2010. Đây là khu đất được Legamex đang triển khai Dự án Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Cao ốc – Văn phòng có tên Lega Fashion House.
Cụ thể, ngày 17/12/2010, Legamex, Công ty CP Đầu tư Phát triển Gia Định (GDI), Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 004/2010/HTKD để chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, kinh doanh công trình của Dự án Lega Fashion House. Theo đó, Legamex góp vốn bằng quyền sử dụng đất, các đối tác còn lại góp vốn bằng tiền.
Sau hơn 4 năm Dự án không thể hoàn thành, ngày 9/6/2015, các bên tham gia Dự án đã tiến hành họp thanh lý Hợp đồng. Theo đó, Legamex được trao quyền tìm kiếm và ký hợp đồng với đối tác mới. Đồng thời, Công ty có nghĩa vụ thanh toán cho Ocean Group và GDI phần vốn đã đóng góp vào Dự án với số tiền lần lượt là gần 39 tỷ đồng và 5,2 tỷ đồng.
Việc chưa tìm được đối tác mới để thực hiện Dự án khiến Legamex chưa có tiền để thanh toán khoản nợ hơn 44 tỷ đồng nói trên.
Video đang HOT
Legamex cho biết, Công ty đang khẩn trương khởi động lại Dự án, đồng thời liên hệ với các đối tác để sắp xếp nguồn vốn.
Lỗ lũy kế 33 tỷ đồng
Legamex là một trong những doanh nghiệp từng bị nhắc nhở vì chậm lên sàn. Vào cuối tháng 11/2018, Legamex đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 350 triệu đồng do chây ì đăng ký thực hiện giao dịch trên sàn.
Kể từ khi chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào năm 2006, vốn điều lệ của Công ty vẫn giữ nguyên cho đến hiện tại là 74 tỷ đồng. Trong đó, 2 cổ đông nắm giữ hơn 5% vốn điều lệ của Legamex là Công ty CP Dệt may Gia Định sở hữu 51% và Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư MB (MB Capital) sở hữu 9,85%.
Theo Báo cáo tài chính năm 2018, Legamex thu về hơn 106 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so năm 2017; lãi sau thuế đạt hơn 8 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lỗ gần 3 tỷ đồng. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, Legamex ghi nhận lỗ lũy kế 33 tỷ đồng.
Báo cáo tóm tắt của Legamex cho biết doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2019 lần lượt đạt 82 tỷ đồng và 447 triệu đồng, tương đương thực hiện được 62% và 4% kế hoạch đề ra.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Cuối cùng Legamex cũng chịu lên sàn chứng khoán sau nhiều lần bị xử phạt
Trở thành công ty đại chúng từ năm 2007, đến nay Legamex mới đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM.
Ngày 9/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận việc đăng ký giao dịch của 7,4 triệu cổ phiếu của CTCP Giày da và May mặc xuất khẩu (Legamex) với mã chứng khoán là LGM.
Legamex là một trong những doạnh nghiệp bị nhắc nhở vì chậm lên sàn. Vào cuối tháng 11/2018, Legamex đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước phạt 350 triệu đồng do chây ì đăng ký thực hiện giao dịch trên sàn.
Theo đó, Legamex đã đăng ký là công ty đại chúng từ năm 2007, và vào ngày 7/6/2017, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có công văn yêu cầu Legamex thực hiện nghĩa vụ đăng ký giao dịch theo quy định. Tuy nhiên đến thời gian xử phạt, Legamex vẫn chưa thực hiện đăng ký giao dịch.
Legamex kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc, giày da và nhãn dệt các loại; thiết kế và sản xuất quần áo thời trang cho thị trường nội địa và xuất khẩu...
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Giày da và May mặc xuất khẩu, được thành lập ngày 15/08/1986 theo quyết định số 105/QĐ-UB của UBND TP.HCM.
Tháng 8/1988, Xí nghiệp được phép sử dụng tên viết tắt Legamex để giao dịch với khách hàng nước ngoài.
Tháng 12/2005, UBND TP.HCM đã ra Quyết định số 6663/QĐ-UBND phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Giày da và May mặc Xuất khẩu thành CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex).
Từ năm 2017, Legamex tập trung chuyển đổi sang may gia công tủ công nghiệp và năm 2018 sản xuất đã đi vào ổn định năng suất tăng lên.
Trong năm 2018, Legamex mang về hơn 106 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so năm 2017 và lãi sau thuế đạt hơn 8 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lỗ gần 3 tỷ đồng.
Legamex đưa 7,4 triệu cổ phiếu lên sàn UPCoM.
Kể từ khi chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần cho đến nay, Legamex chưa tiến hành tăng vốn. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty vẫn là 74 tỷ đồng.
Tại ngày 25/4, Legamex có 2 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn điều lệ là CTCP Dệt may Gia Định (sở hữu 51% vốn) và CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư MB - MB Capital (sở hữu 9,85% vốn).
Tổng tài sản của Công ty tại ngày 31/12/2018 của Legamex đạt gần 98 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu chiếm 55 tỷ đồng.
Hiện tại, Legamex đang nắm giữ và sử dụng 7 khu đất có diện tích hơn 38.000 m2. Trong đó, ở TP HCM Legamex sở hữu loạt khu đất ở đường Trường Sơn, Ngô Gia Tự, CMT8, đường 3/2; ngoài ra còn có khu đất xã Phước Tân ở Biên Hoà, Đồng Nai.
Năm 2019, Legamex đề ra kế hoạch doanh thu thuần đạt hơn 132 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 11 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 8,6 tỷ đồng.
Trong 9 tháng 2019, Legamex ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 82 tỷ đồng và 447 triệu đồng, tương đương thực hiện được 62% và 4% kế hoạch đề ra.
Legamex cho biết, từ tháng 2 đến tháng 6, Công ty thực hiện tái chế lại hàng đã sản xuất trong năm 2018 và tháng 1/2019 do không đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Do đó dự kiến năm 2019, Công ty chỉ thực hiện được 98% doanh thu thuần và 40% lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch đề ra.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Vinalines kiện CTCP Container phía Nam (VSG) đòi cổ tức từ năm 2007-2008 Năm 2015, Vinalines đã thoái hết vốn tại CTCP Container phía Nam - Viconship Saigon (mã cổ phiếu VSG - UPCoM). Tuy nhiên, đến nay, Vinalines vẫn chưa được thanh toán khoản cổ tức của năm 2007, 2008. Tiền thân của Viconship Saigon là Công ty Container thành lập từ năm 1976. Năm 1999, Công ty được cổ phần hóa với vốn điều...