Khoản lợi nhuận lớn từ việc “mạnh tay” mua cổ phiếu trong mùa dịch của Vĩnh Hoàn
Chi hơn 190 tỉ đồng để đầu tư chứng khoán, Vĩnh Hoàn đã thu về khoản lợi nhuận hàng chục tỉ đồng.
Hình ảnh sơ chế cá của công nhân. Ảnh: TL.
Mạnh tay mua cổ phiếu
Khi nhiều doanh nghiệp khát vốn, phải phát hành trái phiếu huy động vốn (đi vay) hoạt động kinh doanh, thì một số doanh nghiệp lại dư ra một khoản tiền lớn. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) là một trong những đại gia tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, tỉ lệ tiền/tổng tài sản của Vĩnh Hoàn luôn quanh quẩn ở mức 10%.
Tuy nhiên kể từ năm 2019 trở đi, lượng tiền mặt của Công ty đã tăng đột biến nhờ việc hoàn tất thoái vốn tại Vạn Đức Tiền Giang, thể hiện trong khoản thu hồi đầu tư vốn góp, vào đơn vị khác lên tới 409 tỉ đồng, trong báo cáo dòng tiền của Vĩnh Hoàn trong nửa đầu năm 2019.
Danh mục đầu tư chứng khoán của Vĩnh Hoàn thời điểm cuối quý II/2020. Nguồn: VHC.
Số liệu tại thời điểm cuối quý III/2020 (30.9), lượng tiền (tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng) của Vĩnh Hoàn lên tới 1.539 tỉ đồng, chiếm gần 22% trong tổng tài sản của Công ty.
Từ khi dịch COVID-19 xảy ra tại Việt Nam, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hồi phục sản xuất kinh doanh. Trong số đó, Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái giảm lãi suất điều hành để góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, Vĩnh Hoàn đã đem gần 190 tỉ đồng đầu tư vào cổ phiếu vào quý II/2020. Trong đó, cổ phiếu của Thế Giới Di Động (HOSE: MWG); Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT) và Thép Hòa Phát (HOSE: HPG) chiếm phần lớn danh mục đầu tư của Vĩnh Hoàn. Tổng giá trị vốn gốc của 3 cổ phiếu này là hơn 139,4 tỉ đồng. Cuối quý II/2020, Vĩnh Hoàn đang trích lập dự phòng hơn 4,9 tỉ đồng cho cổ phiếu MWG. Có thể nói, khoản mục đầu tư chứng khoán được xem là bước đi mới của Vĩnh Hoàn so với năm 2019.
Hái trái ngọt
Sau khi chi hàng trăm tỉ đồng để tham gia vào thị trường chứng khoán, Vĩnh Hoàn đã thu được những thành quả nhất định.
Cụ thể, cuối quý III/2020 Vĩnh Hoàn đã ghi nhận khoản lãi hơn 36,6 tỉ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh.
Video đang HOT
Vĩnh Hoàn thu về khoản lãi hơn 36,6 tỉ đồng từ đầu tư chứng khoán trong quý III/2020. Nguồn: VHC.
So sánh dữ liệu trên báo cáo tài chính của Vĩnh Hoàn, có thể thấy Công ty đã thực hiện chốt lời cổ phiếu của Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) trong quý III/2020. Tại thời điểm cuối quý II, Vĩnh Hoàn đã mua hơn 87,2 tỉ đồng đối với cổ phiếu MWG.
Sau khi chốt lời cổ phiếu MWG, Vĩnh Hoàn đã tiến hành mua thêm hơn 38 tỉ đồng cổ phiếu của Vinamilk (HOSE: VNM) và gia tăng tỉ trọng đối với 2 cổ phiếu của Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT) và Thép Hòa Phát (HOSE: HPG). Tuy nhiên, quy mô đầu tư của Vĩnh Hoàn đã giảm từ hơn 190 tỉ đồng trong quý II/2020 xuống còn gần 116 tỉ đồng trong quý III/2020.
Danh mục đầu tư của Vĩnh Hoàn tại thời điểm cuối quý III/2020. Nguồn: VHC.
Về kết quả kinh doanh chung, giá bán giảm so với cùng kỳ năm trước tiếp tục là nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của Công ty sụt giảm so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, Công ty đạt hơn 5.093 tỉ đồng doanh thu thuần và 551,6 tỉ đồng lãi sau thuế, giảm lần lượt 9,6% và 43,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Mua theo cổ đông nội bộ: Không dễ "ăn sóng"
Trường phái mua theo cổ đông nội bộ đã đem lại tỷ suất lợi nhuận không nhỏ cho nhà đầu tư trong vài tháng qua. Điều này có thể lặp lại trong thời gian tới, nhưng thời điểm mua cần được cân nhắc kỹ.
Kể từ đầu tháng 10/2020 đến nay có hàng chục thông tin đăng ký mua vào của các cổ đông nội bộ được công bố. Ảnh: Dũng Minh
Đèn xanh cho giá cổ phiếu
Mở cửa phiên giao dịch ngày 26/10/2020, cổ phiếu LCG của Công ty cổ phần Licogi 16 tăng 4%, ghi nhận phiên tăng giá thứ hai liên tiếp sau thông tin ông Nguyễn Văn Nghĩa, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu từ ngày 28/10 đến 26/11/2020.
Con số 1 triệu cổ phiếu mà ông Nghĩa đăng ký mua vào không nhiều so với thanh khoản trong 10 phiên gần nhất là trên 1,1 triệu cổ phiếu/phiên.
Tuy vậy, khi giá cổ phiếu LCG tăng mạnh vượt qua 10.000 đồng/cổ phiếu, gấp 3 lần so với cuối tháng 3, đạt mức cao nhất nhiều năm trở lại đây thì việc thành viên HĐQT tiếp tục mua vào được thị trường kỳ vọng là thông điệp về triển vọng sáng hơn với LCG trong thời gian tới.
9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng lần lượt 28% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái, tiến sát kế hoạch cả năm.
Cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tăng trần và tăng khoảng 11,8% trong 3 phiên giao dịch, ngay sau thông tin ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu từ ngày 19/10.
Tương tự, cổ phiếu GEX của Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam tăng 2 phiên sau khi bà Đào Thị Lơ, mẹ của Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu từ ngày 26/10 đến 21/11.
Việc cổ đông nội bộ và người có liên quan đăng ký mua là thông tin hấp dẫn nhà đầu tư và được xem là tín hiệu cho thấy thị giá cổ phiếu đang ở vùng hấp dẫn so với tiềm năng. Nhiều cổ phiếu ngân hàng nếu mua theo cổ đông nội bộ và nắm giữ đến nay như ACB , SHB, TCB..., nhà đầu tư đạt lợi nhuận từ 20% đến 40%, riêng mã SHB đạt 100%.
Tín hiệu cho chu kỳ đầu tư mới
Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, đưa thị giá cổ phiếu về vùng hấp dẫn hơn, thông tin mua vào của cổ đông nội bộ vẫn là tín hiệu mà nhà đầu tư nên chú ý trong việc lựa chọn danh mục đầu tư.
Kể từ đầu tháng 10/2020 đến nay, hàng chục thông tin đăng ký mua vào của các cổ đông nội bộ được công bố, trong đó có 15 doanh nghiệp ghi nhận khối lượng đăng ký mua từ 1 triệu đơn vị trở lên. Ngoài HAG, GEX, LCG, HAP, BWE còn có nhiều cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm như DHC, VIB, BCG... (xem bảng).
Ông Nguyễn Văn Trung, người có liên quan đến người công bố thông tin của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu từ nửa cuối tháng 9/2020, thị giá TCB đã tăng gần 20% trong hơn 1 tháng qua.
Thị trường đồn đoán, Ngân hàng tham gia vào một thương vụ có thể mang lại lợi nhuận đột biến và kỳ vọng chia cổ tức bằng cổ phiếu sau khi công bố lợi nhuận quý III/2020 khả quan.
Cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam không chỉ gây chú ý khi có kế hoạch chuyển sàn mà có đặc điểm chung của khối ngân hàng là kỳ vọng tăng vốn bằng chia cổ phiếu. Người nhà của phó tổng giám đốc và giám đốc tài chính VIB đăng ký mua vào cổ phiếu là động thái đáng chú ý.
Với cổ phiếu BCG của Công ty cổ phần Bamboo Capital, chủ tịch HĐQT tiếp tục đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu khi giá điều chỉnh giảm, nối tiếp hàng loạt động thái mua suốt 1 năm qua.
Đây là tín hiệu cho thấy ban lãnh đạo BCG kỳ vọng thị giá cổ phiếu BCG sẽ phục hồi lên trên mệnh giá khi Công ty triển khai dự án bất động sản và dự án khu công nghiệp mới, đồng thời phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá.
Với HAG, việc chủ tịch HĐQT đăng ký mua với số lượng lớn nhất từ trước đến nay được kỳ vọng là tín hiệu về triển vọng bớt xấu trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
Theo nguồn tin trên thị trường, Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) sẽ bán 3 công ty trị giá 11.000 tỷ đồng cho Thaco để giảm nợ 8.000 tỷ đồng với Thaco và giảm nợ khoảng 3.000 tỷ đồng với HAG.
Sau thương vụ này, nợ ngân hàng của HAG sẽ giảm sâu, còn HNG vừa giảm nợ vừa có khả năng ghi nhận lợi nhuận để bù lỗ lũy kế, đưa cổ phiếu ra khỏi diện kiểm soát.
Giá cổ phiếu DHC của Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre hiện đã tăng 40% so với thời điểm tháng 6, lên 48.000 đồng/cổ phiếu, nhưng thành viên HĐQT Nguyễn Thanh Nghĩa vẫn đăng ký mua vào 1 triệu đơn vị. Ông Nghĩa chia sẻ, ông mua vào vì lợi nhuận Công ty tốt.
Một thành viên HĐQT DHC là người nước ngoài mua vào 50.000 cổ phiếu. Một số nguồn tin cho biết, DHC đã thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 sau 9 tháng và quý IV có thể đạt lợi nhuận tương đương quý III.
Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt của ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu TVC sau khi đã mua xong 1 triệu cổ phiếu trước đó.
TVC có kế hoạch chuyển sàn và có khoản hợp tác đầu tư hơn 530 tỷ đồng được ghi nhận là khoản đặt cọc đầu tư cổ phiếu ngoài sàn, theo đó, TVC hưởng 13 - 15% mức lãi và hưởng lợi cao hơn nếu kết quả hợp tác đầu tư tốt hơn theo từng hợp đồng.
Cổ đông nội bộ đăng ký mua vào là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu tăng, nhưng vẫn có nhà đầu tư ngắn hạn lướt sóng theo thông tin này bị thua lỗ.
Chẳng hạn, thông tin ông Vũ Xuân Cường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu giúp giá cổ phiếu HAP tăng 3% trong phiên giao dịch ngày 20/10, nhưng sụt giảm trong 2 phiên sau đó.
Nhà đầu tư mua sau khi thông tin về giao dịch của cổ đông nội bộ HAG hay GEX công bố gần như không có lợi nhuận sau T 3.
Một trường hợp khác, giá cổ phiếu BWE của Công ty cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương đã giảm dưới mức 26.000 đồng/cổ phiếu, là mức giá mà ông Nguyễn Thanh Phong, thành viên HĐQT cùng một loạt lãnh đạo khác mua vào.
BWE đã công bố lợi nhuận quý III/2020 tăng trưởng tốt, nhưng để có lợi nhuận từ cổ phiếu, nhà đầu tư phải đợi.
Vì vậy, mua theo cổ đông nội bộ có cơ hội thu lãi, nhưng thời điểm mua là yếu tố mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ.
Cổ phiếu "neo giá" quanh vùng đỉnh, REE vẫn muốn mua thêm 1 triệu cổ phiếu quỹ Tạm tính tại thị giá hiện tại, số tiền mà REE dự chi mua cổ phiếu quỹ là gần 42 tỷ đồng. Ảnh minh họa. CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc mua lại 1 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh sau...