Khoản đầu tư của Facebook vào Instagram tăng gấp 100 lần
Báo cáo từ Bloomberg cho biết giá trị tài sản Instagram hiện đạt 100 tỉ USD, con số cao gấp 100 lần so với mức 1 tỉ USD mà Facebook chi ra để mua ứng dụng này vào tháng 4.2012.
Instagram đang là một trong những khoản đầu tư sinh lợi nhất của Facebook. ẢNH: AFP
Theo PhoneArena, ở thời điểm Facebook chi 1 tỉ USD để mua lại Instagram, nhiều người cảm thấy bất ngờ khi đây chỉ là một dịch vụ chia sẻ hình ảnh và video. Nhiều người cho rằng CEO Facebook Zuckerberg đã quá đề cao Instagram với khoản đầu tư lớn. Tuy nhiên chỉ sau hơn 6 năm, kỳ vọng của Zuckerberg vào Instagram thực sự mang lại hiệu quả lớn, với giá trị ước tính đã lên đến 100 tỉ USD.
Để nâng tầm giá trị của mình, Instagram đã mở rộng sức hấp dẫn bằng cách sao chép một tính năng hot trên Snapchat có tên Stories, biến nó trở thành công cụ không chỉ dành riêng cho việc khoe những bữa trưa hay bữa tối ngon miệng. Và Instagram đã phát hành IGTV, nơi các video được phát trong chế độ chân dung (đứng) kéo dài đến 1 giờ. IGTV được xem là cơ hội tuyệt vời để Instagram thu hút thêm nhiều nhà quảng cáo, mặc dù quảng cáo Newsfeed vẫn là nguồn tăng trưởng doanh thu chính cho công ty trong năm nay.
Instagram bắt đầu chạy quảng cáo chỉ vài tháng sau khi được Facebook mua lại. Với lượng người dùng trẻ tuổi hơn so với Facebook, Instagram trở thành một phương tiện truyền thông hấp dẫn hơn so với Facebook dành cho nhiều công ty hàng tiêu dùng.
ới tuần trước, Instagram đã công bố một cột mốc quan trọng khi nó đạt 1 tỉ người dùng hoạt động hằng tháng. Dựa trên dữ liệu từ eMarketer, ứng dụng sẽ đóng góp 16% doanh thu của Facebook trong năm nay, tăng từ 10,6% năm ngoái.
Video đang HOT
Chỉ hai năm rưỡi sau khi thông báo về việc mua Instagram, Facebook đã hoàn tất việc mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp với giá 21,8 tỉ USD. Tuy nhiên thật khó để hy vọng khoản đầu tư này sinh lợi cho Facebook thêm 100 lần như Instagram.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Facebook trọng tăng trưởng hơn trải nghiệm người dùng
Facebook đang lôi kéo sự chú ý bằng các thông báo và khiến người dùng cảm thấy phiền phức.
Cesar Kuriyama, "cha đẻ" của 1 Second Everyday - ứng dụng giúp quay video mỗi ngày một giây và nối lại trong suốt thời gian dài nhằm ghi lại sự thay đổi của cuộc sống - tự nhận mình là một "con nghiện" Instagram - dịch vụ sửa ảnh do Facebook quản lý. Tuy nhiên, với việc các thông báo xuất hiện liên tục gần đây, trong đó có cả những nội dung không cần thiết, Kuriyama cảm thấy bức xúc.
"Đành rằng thông báo là để giữ người dùng ở lại với ứng dụng, nhưng nhiều quá khiến tôi cảm thấy như bị quấy rối", ông cho biết.
Facebook và Instagram đang khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền.
Steven Schlafman, một nhà đầu tư tại New York (Mỹ), cũng rất căng thẳng khi bị Instagram làm phiền. "Bất cứ khi nào mở Instagram, tôi sẽ thấy lời nhắc 'bật thông báo'. Tôi đã cố không bật, nhưng sau đó ứng dụng lại tiếp tục gửi'", ông chia sẻ. Ông ước tính, Instagram đã yêu cầu bật thông báo ít nhất 50 lần mỗi ngày. Cuối cùng, Schlafman chọn giải pháp xóa ứng dụng.
Không chỉ Instagram, mạng xã hội Facebook cũng bị ca thán. Nhiều người từng lên tiếng về vấn đề này nhưng mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn.
Julius Dein hiện có có 15 triệu người theo dõi trên Facebook. Gần đây, anh nhận ra các thông báo được đẩy vô tội vạ nhưng bên trong không có nội dung gì. "Tôi nhận thấy chất lượng thông báo không được như xưa, đa phần là rác, thậm chí rất vô nghĩa. Nhưng nếu bỏ qua, có thể tôi sẽ lỡ điều gì đó quan trọng", Dein nói.
Các thông báo rác còn len lỏi vào cả ứng dụng nhắn tin Messenger, khi chỉ cần một người bạn mới chấp nhận kết bạn, nó cũng hiển thị. Theo BuzzFeed, đây là tính năng dư thừa và buồn chán nhất mà Facebook đưa vào. Ngoài ra, các tiện ích khung hình hay trò chơi cũng khiến người dùng cảm thấy phiền phức.
Ngay cả khi xóa ứng dụng, Facebook cũng không buông tha. Người dùng Joe Fasone đã xóa Instagram khỏi smartphone. Nhưng từ tháng 2 đến tháng 5, anh nhận được ít nhất 15 tin nhắn kiểu: "Bạn có 6 thông báo mới trên Instagram".
"Sự kiên trì của Facebook thực sự làm tôi ấn tượng", Fasone hài hước cho biết.
Tin nhắn "mời" quay lại Instagram sau khi xóa ứng dụng.
Những người trong cuộc cũng thừa nhận Facebook đang có hướng đi mới. Greg Hochmuth là một nhân viên phát triển Instagram từ những ngày chưa bị mua lại. Tuy nhiên, sau thời điểm bị thâu tóm, anh nhận thấy rằng mạng xã hội này dần chuyển từ việc coi trọng trải nghiệm người dùng sang các chỉ số. "Chìa khóa mới của Instagram là sự tăng trưởng, đó là lý do tại sao tính năng của nó lại rất khác so với ngày đầu", Hochmuth nói.
Một bản ghi nhớ gây tranh cãi từ Phó chủ tịch Facebook Andrew Bosworth bị rò rỉ hồi đầu năm nay nhấn mạnh nhiệm vụ "phải tăng trưởng bằng mọi giá". Tuy nhiên, đại diện mạng xã hội từ chối trả lời trước thông tin này.
Theo Business Insider, cựu chủ tịch Facebook Sean Parker cũng từng chia sẻ nơi ông làm việc đã có những dự án bí mật nhằm nghiên cứu tâm lý con người. Từ đó, Facebook biết người dùng muốn gì, sẽ làm gì với dịch vụ của họ.
Dein cho rằng, dường như Facebook không còn lắng nghe khách hàng. Thay vào đó, họ muốn người dùng phải chú ý vào ứng dụng càng nhiều càng tốt. "Điều này thực sự nguy hiểm, bởi nó có thể dồn người dùng vào tâm lý buồn chán và dần từ bỏ dịch vụ vì cảm thấy phiền phức", Dein đưa ra ý kiến.
Bảo Lâm
Theo VNE
Phát hiện sốc: Điện thoại đang nghe những gì bạn nói mọi lúc, mọi nơi Đó là lý do khiến một loạt bộ quần áo hoặc xe điện... bất ngờ hiển thị trên Newsfeed của Instagram, Facebook hay các trang web khác. Khi bạn tìm kiếm một vài thứ trực tuyến, bạn đã tự thể hiện chính mình và cookie quảng cáo sẽ theo dõi thông tin này, dẫn đến các nội dung liên quan xuất hiện trên...