Khoản bù đắp xứng đáng
Đạo luật của Australia yêu cầu các ‘gã khổng lồ công nghệ’ phải đạt thỏa thuận trả tiền chia sẻ tin tức với các hãng truyền thông đã phát huy tác dụng.
Các nhà lập pháp Canada cũng thúc đẩy dự luật giúp các hãng tin có thể thương lượng và nhận được khoản bù đắp xứng đáng, khi nội dung do họ sản xuất được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội.
Ảnh minh họa.
Báo cáo do Bộ Ngân khố Australia công bố ngày 1/12 nêu rõ, kể từ khi Đạo luật Thương lượng giữa các nền tảng số và thông tin truyền thông có hiệu lực vào tháng 3/2021, chủ sở hữu mạng xã hội Facebook là Meta và Google đã ký hơn 30 thỏa thuận với các hãng truyền thông của Australia, theo đó trả tiền cho những nội dung thu hút người đọc và mang lại doanh thu quảng cáo. Đạo luật đã tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán giữa các công ty công nghệ và các hãng truyền thông, cũng như xây dựng quy trình trọng tài công bằng để giải quyết các tranh chấp.
Báo cáo của Bộ Ngân khố khuyến nghị Chính phủ Australia xem xét phương pháp đánh giá mới về quản lý và tính hiệu quả của luật trên, đồng thời nhấn mạnh, dù có quan điểm khác biệt về tác dụng, đến nay đạo luật vẫn đang phát huy hiệu quả nhất định. Ít nhất, một số thỏa thuận đã giúp các hãng tin tức tuyển dụng thêm các nhà báo và thực hiện các khoản đầu tư có giá trị nhằm hỗ trợ các hoạt động của họ. Theo Press Gazette, sau khi đạo luật được thông qua, Google và Facebook đã phải trả hơn 200 triệu AUD hằng năm cho các nhà xuất bản tin tức tại Australia.
Trợ lý Bộ trưởng Ngân khố Australia Stephen Jones nhấn mạnh, Đạo luật Thương lượng giữa các nền tảng số và thông tin truyền thông đóng vai trò cân bằng hiệu quả trong quá trình thương lượng giữa các hãng xuất bản tin tức và các nền tảng kỹ thuật số. Các nhà quản lý nền tảng số có trách nhiệm tiếp tục đàm phán trên tinh thần xây dựng để bảo đảm các hãng tin nhận được khoản tiền xứng đáng với nội dung tin tức mà họ đã tạo ra.
Nhằm xây dựng một môi trường tin tức kỹ thuật số công bằng hơn ở Canada, các nhà lập pháp Xứ sở lá phong đang thúc đẩy Dự luật Tôn trọng các nền tảng truyền thông trực tuyến cung cấp nội dung tin tức ở Canada, gọi tắt là Dự luật Tin tức trực tuyến, với mã C-18. Dự luật này đang được xem xét tại Hạ viện và nếu được thông qua, Canada sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Australia, buộc các nền tảng công nghệ phải đàm phán với các nhà xuất bản tin tức để trả phí cho việc sử dụng nội dung tin, bài.
Video đang HOT
Phản ứng trước những động thái mạnh mẽ nhằm thúc đẩy dự luật C-18, đại diện của Meta đã kêu gọi chính phủ Canada xem xét lại cách tiếp cận, với lập luận rằng, Dự luật Tin tức trực tuyến phản ánh không chính xác mối quan hệ giữa các nền tảng công nghệ và các nhà xuất bản tin tức. Bên cạnh đó, theo Meta, những bài viết có đính kèm đường dẫn tới các trang tin và báo điện tử chỉ chiếm 3% tổng số nội dung chia sẻ hằng ngày của người dùng Facebook và những nội dung này cũng không mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Đại diện Google tại Canada lại cho rằng, Google đã giúp các nhà xuất bản tin tức của Canada có được hàng tỷ lượt truy cập mỗi năm một cách hoàn toàn miễn phí, qua đó các hãng tin tăng được lượng độc giả và kiếm được lợi nhuận.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Canada (PBO) ước tính, các đài truyền hình của Canada sẽ nhận được phần lớn trong nguồn thu khoảng 240 triệu USD mỗi năm, nếu C-18 được thông qua và thực thi. Số tiền này có thể bù đắp khoảng 30% chi phí biên tập tin tức của các nhà xuất bản. Khoản thu này cũng được kỳ vọng sẽ đem lại sức sống mới cho lĩnh vực báo in của Canada vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát do công ty nghiên cứu Nanos Research thực hiện, phần lớn người dân Canada ủng hộ nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh các hoạt động trên internet. Bộ trưởng Di sản Canada Pablo Rodriguez cho rằng, Dự luật Tin tức trực tuyến rõ ràng là cần thiết để tìm lại công bằng trên môi trường số, qua đó hỗ trợ các nhà sản xuất tin tức, nhất là các tờ báo địa phương, trong bối cảnh phần lớn doanh thu quảng cáo được cho là rơi vào tay các “gã khổng lồ công nghệ”.
Bài toán khó của các hãng chip: Chọn Mỹ hay Trung Quốc?
Các nhà sản xuất bán dẫn hoan nghênh đạo luật tài trợ chip mới của Mỹ, song chấp nhận các ưu đãi này đồng nghĩa họ bị 'trói buộc' khi muốn đầu tư tại Trung Quốc.
Ràng buộc khi nhận trợ cấp
Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS ) được Tổng thống Mỹ Joe Biden thông qua ngày 9/8, trong đó tài trợ 52 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn. Song, nó nêu rõ các doanh nghiệp chấp nhận tài trợ bị cấm thực hiện bất kỳ "giao dịch đáng kể" nào nhằm mở rộng năng lực sản xuất chip tại Trung Quốc hay một số nước khác trong 10 năm.
Dù dường như vẫn có giải pháp để nhà sản xuất chip bảo vệ việc kinh doanh hiện tại ở Trung Quốc, các nhà phân tích và luật gia cho rằng điều khoản của đạo luật tạo ra một "bãi mìn" và buộc doanh nghiệp phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sản xuất chip bán dẫn đòi hỏi sự tham gia của mọi nhà cung ứng trên toàn cầu
Bán dẫn là mặt trận chính giữa Bắc Kinh và Washington hiện nay. Chúng là bộ não của các thiết bị điện tử, từ smartphone đến laptop, trung tâm dữ liệu. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vũ khí tinh vi, chẳng hạn tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ cung ứng cho Ukraine.
CHIPS chứa các điều khoản ngoại lệ cho phép nhà sản xuất chip tiếp tục đầu tư tại Trung Quốc nếu chúng nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh. Song, chúng chỉ áp dụng cho mở rộng các nhà máy sẵn có và với "các loại bán dẫn đời cũ".
Theo Tan Albayrak, luật sư chuyên về các lệnh kiểm soát và cấm vận xuất khẩu của hãng luật Reed Smith, các loại bán dẫn đời cũ bao gồm công nghệ chip 28nm trở về trước. Albayrak nhận định các ngoại lệ của đạo luật nhằm tránh gián đoạn đột ngột cho doanh nghiệp Mỹ. Nó chỉ có vai trò cân bằng trong khi Mỹ theo đuổi chính sách duy trì lợi thế công nghệ và giảm thiểu thiệt hại cho ngành công nghệ Mỹ.
Các con chip công nghệ cũ xuất hiện trong nhiều loại thiết bị điện tử, được xem là chip cộng tác và cần số lượng lớn hơn nhiều so với chip đời mới. Nhiều "ông lớn" chip thế giới đang sản xuất loại chip này tại Trung Quốc. Chẳng hạn, nhà máy Nam Kinh của TSMC - nhà thầu sản xuất chip số 1 toàn cầu - hiện sản xuất chip 16nm và 28nm, còn Samsung sản xuất chip nhớ tại Tây An. SK Hynix đặt nhà máy chip nhớ tại Vô Tích và Đại Liên. Intel và Micron của Mỹ cũng có nhà máy đóng gói và kiểm thử tại Trung Quốc.
Thoạt nhìn, các hạn chế của CHIPS không gây khó chịu, song đó là nếu các hãng chưa tính tới các phương án đầu tư tại Trung Quốc trong tương lai. Theo các luật sư, doanh nghiệp nên xem xét các điều khoản hạn chế đầu tư một cách thận trọng. Các khoản phạt không chỉ bao gồm mất đi khoản trợ cấp mà còn bị phạt dưới dạng "lợi ích quốc gia", một ngôn ngữ khá rộng. Chưa kể, còn ảnh hưởng đến uy tín khi sử dụng sai mục đích tiền tài trợ, Clinton Yu, đối tác tại hãng luật Barnes & Thornburg nhấn mạnh.
Một nguyên nhân gây lo ngại khác, theo Martijn Rasser - Giám đốc tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, là các hạn chế có thể mở đầu cho việc giám sát nhiều hơn đối với đầu tư nước ngoài của các hãng chip. Nó cho thấy các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngày một lo ngại về việc đem tiền của Mỹ hỗ trợ mở rộng năng lực tại Trung Quốc.
Trung Quốc chưa có đối sách
Trước công chúng, các nhà sản xuất bán dẫn đều ủng hộ đạo luật. Một số đã cam kết đầu tư tại Mỹ: TSMC tuyên bố đầu tư ít nhất 12 tỷ USD tại Arizona, Samsung chi 17 tỷ USD cho Texas. SK Hynix thông báo kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD ở Mỹ. Intel và Micron cũng tăng cường đầu tư.
Ngoài vấn đề trợ cấp, còn một lý do khác khiến các hãng chip muốn mở rộng địa bàn Mỹ: đó là tham vọng bán dẫn của Trung Quốc. Bắc Kinh đã vạch ra các kế hoạch tăng thị phần chip tự sản xuất lên 70% vào cuối năm 2025. Về lâu dài, tham vọng của Bắc Kinh là thay thế chip đời mới của nước ngoài bằng chip nội địa. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu TSMC hay Samsung có thể tiếp tục chi phối lĩnh vực sản xuất cao cấp tại đây nữa hay không. Trong khi đó, các hãng chip nội của Mỹ lại khá yếu và mất lợi thế trong sản xuất từ lâu.
Phản ứng trước CHIPS , Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 18/8 phản đối và nói sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nếu cần thiết. Người phát ngôn Bộ Thương mại Shu Jueting khẳng định một số điều khoản trong đạo luật của Mỹ hạn chế hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư bình thường của doanh nghiệp liên quan ở Trung Quốc.
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc (CISA), tổ chức đại diện cho 774 doanh nghiệp thành viên, cũng phản đối Đạo luật CHIPS vì vi phạm thương mại công bằng và cảnh báo "hỗn loạn" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, số ít chuyên gia tin rằng Bắc Kinh có đủ công cụ trả đũa ngay lập tức do vẫn lệ thuộc vào bán dẫn nước ngoài. Louis Lau, Giám đốc Đầu tư tại Brandes Investment Partners, nhận xét Trung Quốc chưa ở vào vị thế có thể trừng phạt các công ty mà có thể phải 5, 10 năm nữa, khi doanh nghiệp nội cung ứng hầu hết bán dẫn cho Trung Quốc, không còn dựa vào TSMC hay Samsung.
Bản thân các lãnh đạo bán dẫn Trung Quốc cũng thừa nhận thiết bị và vật liệu chip "cây nhà lá vườn" chưa đủ tốt để thay thế hàng nhập khẩu. Hu Wen Long, Phó Chủ tịch Tongfu Microelectronics - công ty đóng gói và thử nghiệm bán dẫn hàng đầu Trung Quốc - chia sẻ cần có sự phối hợp gần gũi trong và ngoài nước để cải thiện năng lực của đại lục các lĩnh vực này.
Các nhà sản xuất chip đối mặt với một câu hỏi bức thiết hơn: Trong một ngành công nghiệp mà các khoản đầu tư thường đo đếm bằng tiền tỷ, 52 tỷ USD có đủ hay không?
Chỉ có 39 tỷ USD tài trợ từ CHIPS rót cho sản xuất bán dẫn, còn 13 tỷ USD phân bổ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới. Tuy nhiên, xây dựng nhà máy sản xuất bán dẫn không chỉ đơn thuần là nhà máy mà liên quan tới mạng lưới cung ứng khổng lồ: hàng trăm hóa chất, vật liệu, trang thiết bị và bộ phận tiêu hao. Hãng tư vấn Bain ước tính để tăng năng lực sản xuất chip Mỹ thêm 5% đến 10% cũng cần khoảng 40 tỷ USD. Nếu muốn phát triển công nghệ mới trong 10 năm tới còn đắt hơn, khoảng 110 tỷ USD. Do đó, 52 tỷ USD chỉ hỗ trợ phần nào các nỗ lực này. Nói cách khác, tái tạo hệ sinh thái bán dẫn vô cùng tốn kém.
Singapore thông qua luật yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải xóa bỏ nội dung độc hại Quốc hội Singapore vừa thông qua Đạo luật tăng cường an toàn trực tuyến, trong đó cơ quan chức năng có quyền yêu cầu cho các nền tảng mạng xã hội phải xóa bỏ những nội dung xấu độc. Đạo luật mới bổ sung cho hệ thống pháp luật nghiêm minh của nước này trong quản lý và ngăn chặn tác động tiêu...