Khoai tây – Thuốc quý, chữa nhiều bệnh
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.
Một số nước trên thế giới đã dùng khoai tây để chữa một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa có kết quả như ở Nga, Ailen, Thụy Điển, Mỹ.
Khoai tây chữa một số bệnh sau đây:
- Sốt do say nắng: Dùng củ giã đắp hai bên thái dương và trán (kinh nghiệm Tuynidi).
- Đau tim: luộc củ ăn thường xuyên ( kinh nghiệm dân gian Nga).
Một nhà nghiên cứu ở Ailen và Boston nghiệm thấy chế độ ăn nhiều khoai tây thì tỷ lệ bệnh tim là 29%, trong khi chế độ ăn không có khoai tây tỷ lệ bệnh tim là 42%.
- Tăng huyết áp: hoa khoai tây sắc uống thay trà.
- Nhồi máu cơ tim: tăng khoai tây trong khẩu phần ăn sẽ giảm được lượng cholesterol có hại trong máu, phòng được nhồi máu cơ tim, đồng thời giảm được nồng độ kali trong máu vốn là nguyên nhân góp phần làm nghẽn mạch.
Video đang HOT
- Dạ dày nhiều dịch vị chua, ruột kém nhu động:
Dùng củ khoai tây ép lấy nước uống thường xuyên.
- Viêm dạ dày tá tràng; giải độc tiêu hóa: Bột khoai tây pha uống, hoặc liên tục ăn khoai tây cả vỏ.
- Đau bụng: vỏ củ khoai tây 10g. Sắc uống.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: xông, hít hơi khoai tây luộc.
– Bệnh trầm cảm: ăn nhiều khoai tây kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin và đưa tryptophan lên não dẫn đến tạo ra nhiều seretonin ức chế trầm cảm lo âu. Qua nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển và Mỹ phát hiện thấy những người tự tử là những người mắc chứng trầm cảm có hàm lượng seretonin ở não rất thấp.
- Bỏng, eczema, chấn thương: củ khoai tây cắt lát dán, đắp.
- Béo phì: ăn khoai tây 8 tuần liền, người béo phì có thể hạ tới 7kg thể trạng.
Theo SK&ĐS
Dân gian dùng trầu chữa bệnh
Kinh nghiệm dân gian dùng trầu chữa các bệnh thông thường như: đau đầu, cảm lạnh, chữa đau bụng, ăn không tiêu hiệu quả
Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.
Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí...
Tác dụng dược lý - khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:
Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
Cây trầu vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.
Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ: Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.
Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.
Vết thương nhiễm khuẩn: rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).
Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).
Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da: có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.
BS. Phó Thuần Hương
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Chớ dùng sữa chua tùy hứng! Sữa chua đúng là cần thiết cho sức khỏe, nhất là loại trong thành phần có thêm vi sinh hữu ích, vì bên cạnh tác dụng nhuận trường, lực lượng vi sinh là phương tiện an toàn cho cơ tạng còn rất nhạy cảm của trẻ em để tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng chực...