Khoai lang mọc mầm chớ vội vứt đi, bỏ vào cốc thủy tinh sau 1 tuần điều kỳ diệu sẽ xảy ra
Trồng khoai lang làm cảnh, sang chảnh không kém bất kỳ loài cây để bàn nào.
Nếu mua khoai lang về mà vô tình để mọc mầm, bạn hãy làm ngay theo cách dưới đây để có được một chậu khoai lang bonsai làm cảnh vô cùng đẹp mắt và ấn tượng nhé.
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai lang
- 1 cốc thuỷ tinh có đường kính to hơn đường kính củ khoai
- 3 que tăm
- 1 chiếc chậu trồng cây, có thể là chậu để bàn hay chậu treo tùy theo mục đích trang trí của bạn.
Cách làm:
Bước 1: Bạn lấy khoai lang đi rửa sạch cho hết bùn đất rồi dùng 3 que tăm xiên theo 3 hướng cách đều nhau, lưu ý là xiên thẳng vào tận tâm của củ khoai. Xong xuôi, hãy đặt củ khoai vào trong cốc thủy tinh có sẵn nước sao cho nước ngập đến nửa củ là được.
Bước 2:
Giờ hãy mang cốc khoai đến nơi thoáng khí, có nắng nhẹ để cây có điều kiện phát triển mầm. Chỉ khoảng 1 tuần sau, mầm non sẽ bắt đầu nhú ra ở phía trên của củ khoai.
Cứ mỗi ngày trôi qua, mầm non sẽ phát triển cao lớn hơn với sự xuất hiện của nhiều lá non.
Bạn hãy tiếp tục ngâm củ khoai lang trong cốc nước cho đến khi có 1 – 2 chiếc rễ chính xuất hiện ở ngay vị trí của mầm cây.
Video đang HOT
Bước 3: Khi cây đã có đủ các bộ phận gồm rễ, thân, cành, lá thì bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách nó ra khỏi củ khoai lang.
Bước 4:
Khi bạn thấy cây đủ cứng cáp, hãy đem nó đi trồng vào chậu có đất tơi xốp. Giờ hãy tưới tiêu như bình thường, vừa có thể lấy rau ăn hàng ngày, vừa dùng để trang trí nhà cửa cũng rất đẹp nhé.
Cách chăm sóc
Chú ý không để khoai lang bị cạn nước. Nếu không muốn ngọn cây vươn quá dài, bạn có thể dùng kéo để cắt tỉa bớt ngọn cây.
Hãy cùng chiêm ngưỡng thành quả nhé!
Theo Mai Mai (TH)/Khoevadep
Vặt lá nha đam vùi xuống đất, 1 tuần sau cây lớn vổng, xum xuê dùng không xuể
Vừa có công dụng làm đẹp lại tốt cho sức khỏe nha đam có lẽ loại cây bất cứ ai cũng nên trồng trong nhà.
Trồng nha đam (lô hội) cũng giống như bất cứ loại cây nào khác, không hề đơn giản với nhiều người. Ai cũng tưởng rằng sẽ thật khó khăn để trồng và nuôi được một cây nha đam to khỏe, mập mạp, nhưng thực tế nó đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều bởi nha đam là loại cực dễ sống. Bạn chỉ việc ngắt một chiếc lá nha đam rồi vùi xuống đất, chẳng cần chăm bón quá nhiều cây cứ lớn nhanh "thần tốc", dùng làm đẹp, chữa bệnh cả năm cũng không hết.
1. Cách trồng cây nha đam từ lá
Nguyên liệu:
Trước khi trồng nha đam bạn cần chuẩn bị hết những thứ sau:
- Một nhánh nha đam
- Chậu trồng cây có lỗ thoát nước
- Đất trồng cây
- 3 tờ giấy lọc cà phê hoặc một mảnh gốm vỡ
- Bình tưới cây
Cách trồng:
Bước 1: Chuẩn bị chậu trồng
Trước khi tiến hành cho đất vào, bạn cần đặt xuống đáy chậu một mảnh gốm vỡ để sau này đất không bị trôi ra ngoài mà vẫn có khả năng thoát nước tốt.
Sau đó hãy đổ đất pha cát vào đầy chậu đến khi cách miệng tầm 2 cm thì dừng lại.
Bạn nên lưu ý rằng nha đam khá dễ bị úng nước cho nên nếu cảm thấy đất quá ẩm thì hãy trồng ở chậu có lỗ lớn để dễ thoát nước nhé.
Bước 2: Cho nha đam vào chậu
Bây giờ, các bạn chỉ cần cho lá nha đam vào chậu, đặt ngang trên đất, lấy tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá lô hội.
Chị em lưu ý là phải để lộ một nửa lá ra ngoài rồi tìm nơi nhiều ánh nắng mặt trời để đặt chậu lô hội.
Bước 3: Chăm sóc sau khi trồng
Cách chăm sóc rất đơn giản, mọi người chỉ cần theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.
Khoảng 1 tuần sau, cây sẽ đâm chồi ra lá, chẳng bao lâu đã mập mạp, xanh tốt.
2. Tác dụng của cây nha đam
- Trị bệnh: Nha đam chính là liệu thuốc thiên nhiên giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, ngoài ra loại lá này còn có công dụng tăng sức đề kháng, trị loét dạ dày, trị bệnh ngoài da... rất hiệu quả.
- Chăm sóc da: Trong lá nha đam chứa chất nhầy nên có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn.
- Giải độc không khí trong nhà: Sau 24 giờ trong điều kiện luôn có ánh sáng, một cây lô hội khử được đến 90% formaldehyde (chất ô nhiễm thường có trong nhà) trong 1m3 không khí. Vậy nên thay vì dùng máy lọc không khí, bạn chỉ cần trồng một chậu cây nha đam trong nhà là yên tâm nha!
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Gợi ý cách chọn chậu cây phù hợp theo nhu cầu sử dụng cho gia đình bạn Chậu kim loại thì bền, nhưng có khả năng nhiễm chì cho đất, chậu đất nung thì rẻ nhưng dễ vỡ, chậu đá hơi đắt nhưng lại bảo vệ cây tốt... bạn sẽ chọn loại chậu nào? Trồng cây trong chậu đã ngày càng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là những người sống ở thành phố không có nhiều diện tích...