Khoai lang miệt vườn miền Tây: Khởi điểm của vô vàn món ngon
Khoai lang là món ăn đã gắn bó lâu đời với người dân vùng Tây Nam Bộ. Chỉ với nguyên liệu quen thuộc này, người dân nơi đây có thể biến tấu thành rất nhiều món ngon.
Miền đất miền Cửu Long được ví như vựa trái cây lớn nhất Việt Nam bởi chất phù sa màu mỡ được mẹ thiên nhiên ban tặng phù hợp cho đủ loại cây trái sinh sôi phát triển. Khoai lang không phải loại trái cây nhiệt đới nhưng cũng được coi là sản vật đặc biệt tại xứ miệt vườn nhờ vào chất đất nơi đây.
Khoai lang tím rất giàu tinh bột, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng. Ảnh minh họa: IT
Mảnh đất Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay được coi là thủ phủ của khoai lang tím Nhật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vì chỉ khi trồng ở đây khoai mới cho hương vị thơm ngon nhất. Ngoài khoai lang tím Nhật, Bình Tân cũng có trồng phổ biến các loại khoai lang khác như khoai trắng giấy, trắng sữa, bí đường, bí nghệ, tất cả đều có hương vị dẻo thơm hơn so với khoai trồng ở nơi khác.
Khoai lang đã gắn liền với cuộc sống của người dân miền Tây từ những ngày còn khốn khó cho tới nay, dù xã hội đã phát triển, đời sống hiện đại hơn rất nhiều nhưng bà con chẳng ai bỏ qua được sự hấp dẫn của củ khoai lang.
Buổi chợ quê với những gánh hàng rong, xen lẫn mâm bánh khéo còn có mâm khoai lang đủ loại từ khoai trắng, khoai vàng, khoai tím, rồi chè khoai lang nhiều màu sắc hoặc khi thì các món bánh làm từ củ khoai ngoằn ngoèo ấy. Khoai lang được yêu thích nhiều không chỉ bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn mà còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, có tác dụng trong việc kháng khuẩn, bổ sung vitamin A và hỗ trợ ngăn ngừa tế bào ung thư,…
Khoai lang có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa: IT
Khi xưa không có đủ lúa gạo để ăn, khoai lang là món ăn nuôi sống bao người quân dân vượt qua những ngày chiến đấu cùng cực. lùi xa, cuộc sống vẫn chưa đủ dư dả bà con vẫn ăn khoai hấp cơm hoặc cơm “độn” khoai để no bụng hơn rồi tiếp tục tăng gia sản xuất. Đến nay, kinh tế xã hội phát triển, xuất hiện nhiều món ăn ngon lạ khác nhưng người ta không những không quên được củ khoai “nghèo” mà ngược lại còn tìm ra nhiều cách chế biến mới để nâng tầm cho món ăn quê.
Video đang HOT
Ở miền Tây, bà con làm ra được đủ thứ món từ khoai lang, nào chè, nào bánh hay thậm chí là sữa uống, kem, rau câu,… và món nào cũng ngon miệng cả. Đơn giản nhất là củ khoai luộc hoặc khoai nướng. Khi khoai chín nứt vỏ để lộ ra phần thịt màu tím, màu trắng hay màu vàng chỉ nhìn đã thấy cuốn.
Cắn miếng khoai bột bột, béo béo nóng hổi mà thơm lừng, ký ức tuổi thơ hiện lên rõ mồn một khi cuộc sống còn cơ cực, khoai chính là món ăn vặt thích th của bao đứa trẻ. Người ta ăn khoai như món ăn sáng hàng ngày, ăn vặt hoặc ăn bất cứ buổi nào. Đây cũng chính là món ăn được những người muốn giảm cân ưu tiên lựa chọn vì chứa ít calo giúp duy trì cân nặng.
Củ khoai đơn giản được nâng tầm thành nhiều món ngon. Ảnh minh họa: IT
Những đôi bàn tay của bà, của mẹ đã chế biến ra nhiều món bánh, món chè khác nhau làm đa dạng cho sản vật quê hương. Chè trôi nước hay chè khoai lang đều có cách làm tương tự, dùng những củ khoai khác màu để tạo màu tự nhiên cho viên chè, khoai hấp lên rồi nhào thêm với bột nếp, bột năng rồi nặn thành hình.
Chè khoai lang được nấu với nước cốt dừa và đường thốt nốt đặc trưng vùng đất này. Viên chè dẻo dẻo thơm thơm hòa trong cái béo ngậy của nước cốt dừa, thỉnh thoảng cảm thấy vị giòn dai của bột báng rất hấp dẫn.
Đặc biệt củ khoai lang tím Nhật đất Bình Tân còn góp mặt trong chiếc bánh ít, một trong số những món bánh truyền thống của đám giỗ miền Tây, chiếc bánh ít dẻo dẻo nhân dừa, nhân đậu lại được bao bằng lớp bột tím tím đẹp mắt thơm ngon hơn mọi khi. Màu tím đậm đà này còn được trộn vào bột làm bánh bao tạo màu sắc tự nhiên hấp dẫn có hương vị đặc biệt từ sản vật quê. Hoặc có khi lại được dùng chế biến thành món bánh khoai lang nướng, khoai hấp chín rồi tán nhuyễn trộn nước cốt dừa, dừa sợi và đem nướng tương tự như khoai mì.
Khoai lang có thể làm món ăn vặt hoặc món ăn chính đều được. Ảnh minh họa: IT
Những ai là tín đồ của món chiên rán sẽ không thể bỏ qua món khoai lang kén, khoai lang được trộn bột lăn qua bột chiên giòn cùng lớp mè đen chính là món ăn yêu thích của nhiều lứa tuổi. Không dừng lại ở đó, củ khoai lang còn được chế biến thành những món ăn vặt vô cùng được yêu thích và đem đến nhiều vùng đất xa xôi như bánh phồng khoai lang, khoai lang sấy, mứt khoai lang, khoai lang ngào đường,…
Khoai lang không chỉ đem lại những món ăn ngon tốt cho sức khỏe mà còn có giá trị xuất khẩu giúp bà con nông dân phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống vững vàng hơn.
Về miền Tây sông nước, nhớ con cá he béo ngậy
Bên cạnh cá linh, cá he còn là món đặc sản của vùng miền Tây sông nước. Cá he có thể chế biến theo nhiều cách, món nào cũng ngon và đều rất "bắt cơm".
Về miền Tây sông nước có đủ loại thức ngon, nhưng đã là sông nước thì không thể nào bỏ qua các món ăn đặc sản từ cá, tôm,... trên sông Cửu Long. Khi nhắc đến các món cá đồng cá sông, cá he sẽ là loài cá được kể tên khá nhiều vì đặc điểm thịt mềm, ngọt và béo nhất là với các món kho trong bữa ăn của người dân miền Tây.
Nhiều người không biết sẽ bị nhầm lẫn giữa cá he và cá mè vinh bởi hình dáng rất giống nhau. Tuy nhiên, cá he lại có vẩy bóng hơn và phần vây hay đuôi lại có màu đỏ hoặc vàng nghệ sẫm hơn. Còn cá mè vinh với phần vẩy ít bóng, đuôi vây màu đen và khi ăn vị cũng không bằng vị cá he.
Cá he là loại cá nước ngọt, thường được đánh bắt nhiều vào mùa nước nổi. Cá sống trong môi trường tự nhiên bằng cây cỏ ngập nước, côn trùng, tảo sợi, có khi ăn sâu, cá nhỏ hoặc các loài giáp xác. Cá he dù có hơi nhiều xương nhưng người miền Tây vẫn rất thích ăn bởi vị ngọt mềm béo ngậy của loài cá này rất đặc trưng.
Mùa nước nổi miệt sông nước, ngoài cá linh bông điên điển còn có món cá he được chọn lựa nhiều và chế biến nhiều kiểu nhưng làm kiểu nào cũng đều ngon miệng. Nhiều người thích cá he tươi chiên giòn với mỡ hành mỡ tỏi, nhiều người lại thích vị cá he kho lạt với những loại trái đồng nội như trái bần hay trái me non.
Bữa cơm của người miền Tây bao đời nay vẫn vậy, đơn giản như chính con người nơi đây. Không cầu kỳ nhiều món kiểu cách theo khung canh-mặn-xào như nhiều nơi khác. Đôi khi chỉ cần nồi cá kho lạt với rổ rau sống tươi mới hái hay dĩa mắm cá cũng đủ ngon miệng và xong bữa.
Bởi vậy, vào mùa cá he hầu như ngày nào cũng ăn mà chẳng thấy ngán, hương vị đồng quê len lỏi vào tâm trí. Nếu ai xa quê lâu ngày về ngay đúng mùa cá này, kỳ thực chỉ ăn cơm nguội cũng thấy ngon.
Cá he kho trái bần, cá he kho lạt, cá he kho cà hay kho với trái me non đều ngon cả, mỗi cách làm sẽ mang lại hương vị khác nhau và rất bắt cơm.
Cá hen kho bần. Ảnh minh họa: IT
Cá he làm sạch nhớt, sạch mang vây và ruột cá rồi ướp với các loại gia vị thông thường cho thấm. Cá he có thể đánh vẩy hoặc không, tiếp đó phi thơm vàng hành tỏi với mỡ cá he vừa làm hay mỡ heo đều được bởi kho mỡ sẽ dậy vị dầu ăn. Sau đó thắng nước màu và cho nước vào nấu tới khi sôi mới thả cá để bớt đi mùi tanh của cá, nước kho là nước dừa sẽ thơm và ngọt hơn nước lọc. Nếu muốn ăn trái me non thì cho me, muốn ăn trái bần thì rửa sạch bần cắt phần đầu rồi cho bần vào nồi cá kho tới rục sẽ có được bữa ăn đúng điệu miền sông nước.
Cá he kho trái bần với phần cá béo ngậy, trái bần lúc còn tươi bởi khi còn sống trái bần mang vị chát không phải ai cũng ăn được, nhưng khi kho cá he lại có vị mềm mềm bùi bùi khác hẳn.
Khi đem cá he kho với trái me non, vị ngọt béo của cá hòa quyện với chua thanh của me ăn rất cuốn miệng, cũng giống như món canh chua kích thích vị giác.
Món cá he kho lạt luôn để nhiều nước để vừa rưới lên chén cơm nóng và còn có thể chấm rau sống. Rau sống ăn với cá kho lạt lại vô cùng đa dạng như xà lách, dưa leo, rau diếp cá, rau húng cây, rau cải xanh, hoặc có khi là rau cải bẹ nhún tươi non,... Vị rau tươi nguyên giòn giòn chấm nước kho cá đậm đà như ôm cả vị quê hương vào lòng.
Mâm cơm nhà có dĩa cá kho béo ngậy, đậm vị và xanh xanh đỏ đỏ màu lá hành với vài trái ớt vừa bắt mắt vừa bắt miệng kèm rổ rau sống vườn dưới mái hiên có cha có mẹ. Bữa cơm đơn giản ấy lại chính là thứ níu kéo bước chân những người con, điều mà nơi thị thành xa hoa chẳng bao giờ có thể tìm thấy được.
Thực khách khó tính mấy, ghé Sóc Trăng cũng bằng lòng với món bún vịt nấu tiêu Bún vịt nấu tiêu thơm ngon lạ miệng và đầy hấp dẫn đã chinh phục được khẩu vị của biết bao thực khách khó tính. Quê hương Sóc Trăng, vùng đất ven đô miền Tây sông nước nhưng lại làm cho du khách lưu luyến biết bao bởi tình đất tình người cũng như chính những món ăn dân dã vô cùng đặc...