Khoác áo cà sa, cựu công an không thoát lệnh truy nã
Tâm muốn ẩn thân một nơi nào đó, xa hẳn thế giới trần tục và không ai nhận ra kẻ từng cướp ngang dọc ở các bến xe, nhà ga năm xưa.
Vượt ngục
Sau khi án có hiệu lực, Nguyễn Đình Tâm được đưa đến Trại giam An Điền của Bộ Công an (đóng tại xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) để chấp hành án. Chân đã quen đi khắp nơi, tay đã quen đếm tiền trong ví người khác nên những ngày trong trại giam khiến Tâm cảm thấy ngột ngạt.
Đầu tháng 10/1983, lợi dụng lúc ra ngoài lao động, Tâm đã nhặt một thanh sắt giấu mang vào trong phòng giam, sau đó cùng phạm nhân Trần Văn Khải (ngụ xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đục tường nhà giam để tìm đường “về với tự do”.
Ngôi chùa nơi Tâm ẩn mình thời gian qua.
Hàng đêm, khi các phạm nhân chìm vào giấc ngủ, Tâm và Khải kiên nhẫn khoét từng tí hồ trên vách tường. Sau một tháng, cả hai đã đục thủng tường một lỗ to đủ người chui lọt. Đêm 29/10/1983, trời mưa tầm tã. Nhân cơ hội này, họ đã trốn khỏi nơi giam giữ.
Đào thoát khỏi trại giam, Tâm đón xe đi vào Hậu Giang và dừng chân tại ấp Phú Quới (xã Long Thạnh, huyện Cái Răng). Tại đây, Tâm lấy tên là Nguyễn Đình Dầy (sinh ngày 10/8/1951). Biết rằng bản thân mình đang bị công an truy lùng ráo riết nên Tâm luôn sống khép mình, ít giao du và tuyệt đối không vi phạm pháp luật.
Ai hỏi về cha mẹ Tâm đều trả lời bị thất lạc gia đình từ bé. Nhiều cô gái say mê Tâm bởi vẻ hiền lành và dáng người cao ráo, đẹp trai. Thế nhưng, trái tim người đàn ông này đã không còn rung động, bởi nỗi đau từ tình yêu ngày xưa vẫn hằn sâu trong lòng…
Trong thời gian sống tại ấp Phú Quới, Tâm được người dân ở đây yêu thương, tin tưởng.
Thời gian đầu cũng nhiều đắng cay, gian khổ, nhưng vốn là người tự lập từ bé nên Tâm dễ dàng vượt qua. Rồi vì muốn mai danh ẩn tích, thêm nỗi hối hận với quá khứ, Tâm sống khép mình, không rượu chè, trai gái, cũng chẳng gây điều tiếng gì trong cuộc sống thường ngày. Năm 1985, Tâm làm đơn xin chính quyền địa phương cho nhập khẩu vào nhà một người dân trong vùng.
Sống nơi đất khách quê người, nhiều lúc Tâm cũng rất muốn về lại Quảng Nam để được gặp gia đình, người thân. Nhưng cái án tù, cộng thêm tội vượt ngục khiến Tâm không đủ can đảm để quay trở về. Khi tuổi càng về chiều, Tâm càng lo lắng, bất an khi nhớ đến quá khứ tội lỗi của mình.
Video đang HOT
Tâm muốn ẩn thân một nơi nào đó, xa hẳn thế giới trần tục và không ai nhận ra kẻ từng cướp ngang dọc ở các bến xe, nhà ga năm xưa. Chuyện tình duyên, Tâm càng muốn tránh xa, vì thế năm 1998, Tâm quyết định đi tu và đến Quan Âm tu viện ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai) xin xuất gia.
Năm 1999, Trụ trì Quan Âm tu viện đã đưa Tâm đến tu tại chùa Tây Phương (xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Từ khi sống dưới mái chùa, Tâm cảm thấy như tìm về được quê hương. “Ngã Phật từ bi”, không ai hỏi điều gì về quá khứ của bậc tu hành. Thế nhưng, trong lòng Tâm, ngày ngày vẫn cảm thấy ăn năn, cắn rứt…
Chuyên án mang bí số A10
Sau khi Nguyễn Đình Tâm trốn khỏi Trại giam An Điềm, cơ quan công an đã ra quyết định truy nã số 269 đối với tên này về tội Cướp tài sản và Trốn khỏi nơi giam giữ. Ngày 12/3/2014, để kịp thời bắt giữ phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án phạt tù giam, phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm – Công an tỉnh Quảng Nam đã xác lập chuyên án mang bí số A10 truy bắt Nguyễn Đình Tâm để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ và thu thập, xác minh thông tin, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Quảng Nam đã xác định Nguyễn Đình Tâm năm xưa chính là tu sĩ mang pháp danh Minh Thuận.
Ngày 2/4/2014, các trinh sát đã có buổi làm việc với tu sĩ Minh Thuận tại UBND xã Tân Hòa. Không quanh co chối cãi, cũng không quá lo lắng, hoảng sợ, người đàn ông mặc áo nâu sòng nhận mình đích thực là Nguyễn Đình Tâm, kẻ bị truy nã 31 năm về trước.
Có lẽ, sau quãng thời gian 15 năm nương nhờ chốn cửa Phật, Tâm phần nào đã thấu hiểu được lời răn: “Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã”…
Theo Pháp luật Việt Nam
Tướng cướp 31 năm cạo đầu đi tu trốn lệnh truy nã
Được di lý về Quảng Nam, Tâm lặng lẽ, chỉ "than thở" đúng một câu: "Tôi vào tận trong Nam, lại trụ trì chùa huyện xa xôi, nhưng vì sao mấy anh lại biết tôi đang ở đây mà đến...".
Gây ra hàng loạt vụ đánh thuốc mê, cướp tài sản chấn động các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), cuối cùng, Nguyễn Đình Tâm (SN 1951, ngụ TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) và đồng bọn cũng trả giá bằng bản án hàng chục năm tù. Tuy nhiên, Tâm đục tường trại giam bỏ trốn. Trong suốt quá trình trốn chạy 31 năm, Tâm thay tên, hộ khẩu và núp dưới thân phận của một thầy tu nhưng cuối cùng vẫn phải tra tay vào còng.
Chế xăng, thuốc trừ sâu thành thuốc mê
Vào những năm 1982, tại các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) rộ lên các vụ cướp bằng thủ đoạn gây mê, lấy tài sản của người dân. Vào cuộc điều tra, lực lượng chức năng ghi nhận nhiều trình báo của nạn nhân: Giữa ban ngày đột nhiên có người xông tới ôm rồi không biết gì nữa và bị lấy sạch tài sản, còn ban đêm thậm chí biết kẻ gian trong nhà nhưng không thể phản ứng vì người cứng đờ.
Nguyễn Đình Tâm (Ảnh Công an Quảng Nam cung cấp).
Cụ thể nhất như trường hợp vợ chồng bà Bùi Thị Lệ (SN 1950, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), khi cả gia đình đang ngủ bị kẻ gian lẻn vào xịt thuốc mê, sau đó chúng dùng dây trói chân bà Lệ vào thành giường rồi giật mất đôi hoa tai. Bị đau, bà Lệ tỉnh dậy hô hoán. Nghe tiếng bà Lệ tri hô, nhiều thành viên khác ngủ bên ngoài tỉnh giấc, song không thể gượng đứng lên được, đành bất lực nằm im nhìn kẻ gian thản nhiên đi ngang qua người.
Trong lúc vụ mất trộm của gia đình bà Lệ chưa kịp lắng xuống thì 4 ngày sau tại nhà ông Hoàng Văn Ngải (SN 1940, cách nhà bà Lệ khoảng 10 km) cũng xảy ra vụ tương tự. Theo tường trình của các thành viên trong gia đình ông Ngải, khoảng 2h sáng, cả nhà bị đánh thức bởi tiếng chó sủa.
Lúc này, ông Ngải và các con phát hiện ra nhà mình có kẻ trộm nhưng không ngồi dậy được vì đầu óc và cơ thể nặng như bị bóng đè. Bà vợ ông Ngải bị giật mất sợi dây chuyền 5 chỉ đeo trên cổ, con gái ông Ngải bị mất một lắc tay, một nhẫn vàng.
Vẫn chưa hết, vài hôm sau, vào lúc chạng vạng tối, đang đứng tại khu vực chợ Phước Sơn chờ mua đồ, ông Hồ Văn Công (SN 1943, xã Phước Lộc, Phước Sơn) bị một thanh niên đến ôm chầm lấy người rồi ông không biết gì nữa, đến khi tỉnh lại mới thấy tiền trong túi đã bị lấy sạch, chiếc nhẫn vàng và đồng hồ đeo tay cũng "không cánh mà bay".
Không khí nặng nề bao trùm cả huyện Phước Sơn khi vài ngày liên tiếp lặp lại những vụ trộm cướp, đồng thời còn lan sang các huyện khác như Hiệp Đức, Nam Giang, Đông Giang (tỉnh Quảng Nam ngày nay)...
Người dân lúc bấy giờ vô cùng hoang mang, lo lắng, hễ trời nhá nhem tối đều khóa chặt cửa, không dám bước ra khỏi nhà, ngủ phải giấu dao đầu giường, không đeo đồ trang sức...
Để đấu tranh triệt phá loại tội phạm nguy hiểm này và trấn an trong dân, Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định lập chuyên án, dồn tổng lực truy tìm thủ phạm.
Sau một thời gian dài mật phục, giữa năm 1983 lực lượng công an cũng đã tóm được Nguyễn Đình Tâm cùng đồng bọn. Với thủ đoạn pha xăng, dầu cùng thuốc trừ sâu để tạo ra thứ thuốc mê dạng khí và dạng lỏng, Tâm dùng hợp chất này để người hít, ngửi đột ngột đều cảm thấy choáng váng, không thể điều khiển được bản thân, dù họ có nhìn thấy rõ mồn một người lạ.
Hai tháng sau, TAND Quảng Nam - Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử công khai và tuyên phạt Tâm 10 năm tù. Bốn đồng phạm của Tâm cũng lĩnh án từ 8 - 12 năm tù. Tất cả cùng thụ án tại Trại giam An Điềm đóng xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam).
Vào trại chưa được bao lâu, cuối tháng 10/1983, Tâm cùng đồng bọn lên kế hoạch đục tường trại giam bỏ trốn chỉ với một cây sắt nhặt được. Tâm vào Nam, chọn ấp Phú Quới (xã Long Thạnh, huyện Cái Răng, Hậu Giang) làm nơi ẩn náu, khôn ngoan kiếm cho mình một chứng minh thư, dán ảnh đổi tên thành Nguyễn Đình Dầy (SN 1951, quê Bình Định). Sống tại Hậu Giang được hai năm, Tâm được chính quyền địa phương cho nhập hộ khẩu vào nhà của một người dân trong vùng.
Mượn cửa Phật làm nơi ẩn nấp
Tháng 11/1983, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã số 269 đối với Tâm về tội "Cướp tài sản" và "Trốn khỏi nơi giam giữ". Sau thời gian dài lần tìm dấu vết, ngày 12/3/2014 Công an tỉnh Quảng Nam xác lập Chuyên án A10, giao cho Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC 52) để tập trung lực lượng, điều tra truy bắt.
Về phần đối tượng, trong lúc trốn tại Hậu Giang, cho rằng nếu bươn chải mưu sinh ngoài xã hội sớm muộn gì cũng bị phát hiện và bắt giữ nên Tâm đã tìm cách che đậy hành tung. Tâm chọn "phương án" xuống tóc đi tu, lấy cửa Phật làm nơi ẩn náu. Nấn ná ở lại Hậu Giang thêm một năm nữa, Tâm bắt xe đò lên Đồng Nai, đi tìm kiếm một ngôi chùa ở nơi vắng vẻ để xin đăng ký xuất gia tu hành. Qua nhiều ngày tìm kiếm, Quan Âm tu viện ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) được Tâm ngắm chọn đích đến.
Xuất gia một thời gian, vào năm 1999, trụ trì chùa đưa Tâm đến tu tại một ngôi chùa ở huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu). Để "định cư" lâu dài, năm 2004 Tâm quyết định chuyển hộ khẩu từ Hậu Giang đến huyện Tân Thành với cái tên Nguyễn Đình Dầy, pháp danh Minh Thuận.
Việc Tâm tìm nơi cửa Phật để nương náu và qua nhiều lần thay đổi chỗ ở khiến hành trình truy lùng, xác minh lai lịch đối tượng gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, Ban Chuyên án A10 đã ngồi lại phân tích kỹ lưỡng, đồng thời xây dựng kế hoạch truy tìm công phu với quyết tâm phải tìm được "nút thắt" quan trọng.
Qua bí mật nắm tin từ người thân và đồng bọn của Tâm, cơ quan điều tra dần xác định được Tâm đã đi vào các tỉnh Nam bộ. Đặc biệt, dựa vào kinh nghiệm trước đó, cũng chính tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phòng PC 52 Quảng Nam từng bắt được một đối tượng trốn truy nã ẩn náu nơi cửa Phật nên Ban Chuyên án đã có thông báo cho công an các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt các tỉnh Nam bộ phối hợp truy tìm theo hướng này.
Đúng như nhận định, nhận được thông báo của PC 52 Công an Quảng Nam, PC 52 Công an Bà Rịa - Vũng Tàu đã cử trinh sát rà soát lại địa bàn cũng như thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện "nhà sư" Nguyễn Đình Dầy có những nét tương đồng với kẻ trốn nã Nguyễn Đình Tâm. Để nắm chắc chứng cứ, PC 52 Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục bí mật điều tra lai lịch, đồng thời thông báo cho Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp nhận dạng.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ và cử trinh sát vào xác minh, PC 52 cả hai tỉnh đã có kết luận, "nhà sư" này chính là đối tượng đang bị truy nã. Đối tượng ngay sau đó được mời đến trụ sở công an địa phương.
Ban đầu, "nhà sư" khăng khăng cho rằng mình không liên quan đến cái tên Tâm. Tuy nhiên, khi các trinh sát PC 52 Quảng Nam cất giọng nói rặt xứ Quảng, lần lượt trưng các chứng cứ, Dầy mới chịu thừa nhận tên thật của mình, đồng thời cũng thừa nhận là kẻ 31 năm trước đã cùng đồng bọn thực hiện nhiều vụ cướp tài sản bằng thủ đoạn gây mê và đục tường trốn khỏi nơi giam giữ.
Được di lý về Quảng Nam, Tâm lặng lẽ, chỉ "than thở" đúng một câu: "Tôi vào tận trong Nam, lại trụ trì chùa huyện xa xôi, nhưng vì sao mấy anh lại biết tôi đang ở đây mà đến bắt vậy?"
Đối tượng Tâm đã được bàn giao cho cơ quan điều tra để tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bị bắt sau 24 năm bị truy nã đặc biệt Ngày 27.4, Công an tỉnh Bình Định cho biết tổ công tác truy nã tội phạm của Công an Bình Định đã phối hợp cùng Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM bắt được Lê Thị Bạch Tuyết (56 tuổi) - tội phạm bị truy nã đặc biệt từ năm 1990 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Lê Thị Bạch Tuyết bị...