Khoa Hồi phục hậu Covid-19 đầu tiên tại miền Bắc
Các bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng cùng bác sĩ hô hấp, bác sĩ tâm lý sẽ kết hợp cùng điều trị cho bệnh nhân, giúp họ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi ra viện.
Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở y tế “tầng 3″ (trong tháp điều trị Covid-19) lớn nhất miền Bắc thời điểm này.
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, đơn vị đang tiếp nhận điều trị khoảng 200 bệnh nhân, trong đó có 60-70% là ca nặng và nguy kịch, phải hỗ trợ từ thở oxy tới các can thiệp cao hơn.
Nhóm bệnh nhân còn lại trường hợp có nguy cơ chuyển nặng cao, người cao tuổi nhiều bệnh nền, chưa tiêm vắc xin hoặc một số là người trẻ nhưng “anti vắc xin”, chưa thể tiêm vắc xin do nhiều nguyên nhân.
PGS Hải chia sẻ, đây là giai đoạn rất căng thẳng với đội ngũ nhân viên y tế bởi số lượng F0 nặng tăng nhanh, số bệnh nhân nặng tích lũy vẫn chưa ra được viện lại có bệnh nhân mới nhập viện. Nhiều trường hợp đã qua giai đoạn nguy kịch, xét nghiệm âm tính và đang dần hồi phục nhưng rất khó khăn để chuyển sang cơ sở y tế tuyến dưới bởi các đơn vị này lo lắng về vấn đề thiếu kinh nghiệm hoặc nguy cơ lây nhiễm.
Để đáp ứng số bệnh nhân nặng gia tăng và chăm sóc tốt nhất cho các F0 khỏi bệnh, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 đã lên kế hoạch xây dựng đơn nguyên Phục hồi hậu Covid-19.
PGS Hải cho biết, từ khi đi vào hoạt động, bệnh viện luôn phân công những bác sĩ phục hồi chức năng làm việc song song cùng các bác sĩ hồi sức trong buồng bệnh. Đến nay, bệnh viện quyết định thành lập đơn nguyên riêng chăm sóc cho bệnh nhân hậu Covid-19, đối tượng là F0 nặng đã khỏi Covid-19 nhưng còn tổn thương phổi, chưa bỏ được oxy, chưa gắng sức được tốt hoặc bị ảnh hưởng tâm lý do mắc bệnh.
“Với những bệnh nhân đang dần hồi phục, tập cai máy thở, nếu vẫn tiếp tục ở trong khu điều trị Covid-19 thì có thể họ sẽ hoảng khi thấy nhiều người bệnh nặng nằm xung quanh.
Khi xây dựng Khoa Hồi phục hậu Covid-19, chúng tôi đưa họ sang một khu vực khác, chăm sóc và hướng dẫn họ tập luyện hàng ngày đến khi phục hồi hoàn toàn mới cho xuất viện, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường”, PGS Hải nói.
Video đang HOT
Chăm sóc, điều trị F0 nặng tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19. Sau khi khỏi Covid-19 và dần hồi phục, họ sẽ được chuyển sang đơn nguyên Phục hồi hậu Covid-19 – Ảnh: Nguyễn Liên
PGS cho hay, bên cạnh chăm sóc thể chất, vấn đề giúp đỡ bệnh nhân ổn định tâm lý cũng rất quan trọng. Khi trải qua giai đoạn nặng tới nguy kịch, nằm viện lâu ngày, rất nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý, gầy gò, ốm yếu, chán ăn, thậm chí có suy nghĩ tự vẫn.
Trong đơn nguyên Hồi phục hậu Covid-19, ngoài bác sĩ phục hồi chức năng, bác sĩ hô hấp, bệnh viện cũng phân công nhóm bác sĩ tâm lý để trị liệu cho bệnh nhân, giúp họ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần. Các bác sĩ thuộc đơn vị Hồi sức tích cực cũng thường trực để có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào nếu bệnh nhân bất ngờ diễn tiến xấu.
Ngày 1/1/2022, Khoa Hồi phục hậu Covid-19 trực thuộc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 chính thức đi vào hoạt động. Theo PGS Hải, đơn nguyên này ban đầu có 40 giường bệnh, tiếp nhận trực tiếp các F0 nặng đã khỏi Covid-19 chuyển từ các khu Hồi sức của bệnh viện.
Tùy diễn biến của tình hình dịch bệnh, đơn nguyên có thể mở rộng hoặc thu hẹp số giường và tính đến phương án tiếp nhận những bệnh nhân đã xuất viện trước đó cần hồi phục.
Về nhân lực, bệnh viện đang có khoảng 200 nhân viên y tế, trong đó một nửa thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một nửa là nhân lực hỗ trợ từ các cơ sở y tế khác. Khoa Hồi phục hậu Covid-19 chủ yếu bố trí nhân lực từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết, hiện phác đồ điều trị được cá nhân hóa tùy theo thể trạng, bệnh nền của từng bệnh nhân. Nhờ thuốc điều trị, máy móc phương tiện và nhân lực đảm bảo, kết quả điều trị F0 được nâng cao, tỷ lệ tử vong đã giảm so với giai đoạn trước.
Rộ tin 3 thành viên BTS không thể chịu đựng được nữa về cả tinh thần và thể chất
Trước đó, đã có tin đồn về hai thành viên phải thường xuyên tới gặp bác sĩ tâm lý.
Theo tin đồn đang lan truyền gần đây, có ba thành viên BTS đã quá tải cả về thể chất và tinh thần. Họ đang phải đối mặt với những sức ép quá lớn. Rời khỏi ngành công nghiệp hoặc nghỉ dài ngày là điều cần thiết cho họ vào lúc này. Ba thành viên này được viết tắt là H, T và J.
H và T có thể đoán ngay ra là Hoseok và Taehyun. Trong khi đó, có ba người khác trong BTS có tên bắt đầu bằng chữ "J" là Jin, Jimin và Jungkook. Trước đó, có tin đồn V và Jungkook là hai thành viên gặp vấn đề về tâm lý, phải tới gặp bác sĩ. Vậy có khả năng "J" là Jungkook.
Tin về V đã ồn ào từ lâu. Tuy nhiên, tin về Jungkook, và đặc biệt là J-Hope - người nổi tiếng lạc quan - là điều khiến ARMY rất thắc mắc.
Thời gian gần đây, do đang chuẩn bị ra mắt mixtape đầu tay JJK1 , Jungkook mới thường nói nhiều về vấn đề nội tâm. Nhưng ngay cả vậy, nội dung chia sẻ của anh cũng không gây lo lắng.
"Tôi chỉ có thể làm về chính bản thân mình. Nó kiểu tôi bắt đầu làm thực tập sinh từ năm 13 tuổi, tôi làm việc chăm chỉ và đạt được thành công. Nhưng đó là điều ai chẳng làm được. Thế nên, tôi lại nghiền ngẫm về gốc rễ con người mình, một câu chuyện phức tạp và viết nhạc từ đó. Thật tuyệt khi có một luồng liên kết giữa các ca khúc. Ngay cả khi nó lộn xộn cũng ổn thôi, miễn là các ca khúc tiếp tục tuôn trào" - Jungkook nói về JJK1 .
Trong những lần hiếm hoi nói về sự tiếc nuối khi gia nhập làng giải trí quá sớm, với Jungkook chỉ là: "Thật sự là tôi không có nhiều ngày ở trường, nhưng tôi nghĩ mình đạt được nhiều hơn là mất. Đôi khi tôi ghen tị với tất cả bạn bè được đi chơi, đi du lịch". Bù lại, Jungkook thấy "Tôi bắt đầu những năm làm thực tập sinh khi ở tuổi mới lớn và một điều tôi thấy may mắn thật sự là được gặp sáu thành viên tuyệt vời, tử tế và tốt bụng này. Tôi nghĩ tôi đã trưởng thành, thành một người thật sự tốt, được nhiều người yêu thương. Tôi thật sự biết ơn các thành viên khác, các huynh, vì cho tôi nhiều phản hồi, cả tích cực lẫn tiêu cực. Tôi thật sự biết ơn vì được gặp họ".
Với J-Hope, lại càng hiếm tìm được thông tin tiêu cực nào về sức khỏe tâm thần của anh. Rõ ràng nhất chỉ có thể là lần J-Hope kể rằng thời là thực tập sinh anh rất mệt mỏi nhưng thường nói dối mẹ là mình ổn. Ngoài ra, mọi thứ quanh J-Hope đều vui tươi, tỏa sáng nhưng tên nghệ danh của anh.
Dù vậy, có một thực tế chắc chắn là lịch trình của của BTS hiện quá dày đặc. Theo thống kê hồi tháng Bảy, trong nửa đầu năm nay, bất chấp dịch bệnh làm đóng băng nhiều hoạt động, BTS chỉ được nghỉ có vỏn vẹn 3 ngày trong sáu tháng.
Lịch trình khủng khiếp của BTS!
Khi được hỏi về việc kết nạp thêm thành viên thứ tám, BTS cho rằng rất khó bởi người đó phải chịu được lịch trình đặc biệt thử thách của nhóm.
Vào năm 2018, khi BTS đang thành công rực rỡ trên thế giới, không có dấu hiệu bất ổn nào, Jin lại bất ngờ tiết lộ BTS suýt tan rã vì gặp nhiều khó khăn.
Tung nhạc mới, chương trình thực tế, đóng quảng cáo, trọng trách quốc gia,... quả thật, BTS đang phải hoạt động quá sức! Không chỉ ba thành viên trong tin đồn, cả bảy chàng trai đều xứng đáng được nghỉ ngơi nhiều hơn!
Rộ tin V BTS khủng hoảng tâm lý nặng, phải tới gặp bác sĩ Gần đây, hàng loạt trang tin đồn Kpop rộ tin hai thành viên BTS phải tới gặp bác sĩ tâm lý. Trong đó, trường hợp của V được nhấn mạnh là "nghiêm trọng thật sự". Tin đồn này khiến không ít ARMY ngạc nhiên khi gần đây, BTS vẫn xuất hiện liên tục và không thấy có biểu hiện đặc biệt gì từ...