Khoa học lý giải tại sao chúng ta lại nấc cụt
Dường như có rất nhiều thứ kích hoạt loại phản xạ ngẫu nhiên là nấc cụt, nhưng liệu khoa học có hiểu được tại sao phản xạ đó lại xảy ra hay không?
Có lúc chúng gây cười, có lúc chúng khó chịu hoặc thậm chí gây bực bội. Chúng có thể làm phiền bạn vào những thời điểm bất tiện nhất – đây là đôi điều về nấc cụt.
Nấc cụt là gì? Và có những lý do khoa học nào giải thích tại sao chúng ta lại nấc cụt hay không?
Cơn nấc cụt dài nhất thế giới
Theo sách kỷ lục Guinness Thế giới, kỷ lục về cơn nấc cụt dài nhất thuộc về Charles Osborne. Ông đã bị nấc trong 68 năm, từ năm 1922 đến năm 1990 với ước tính khoảng 430 triệu lần nấc. Christopher Sands thì trải qua khoảng 10 triệu lần nấc trong 27 tháng từ năm 2007 đến 2009. Cứ 2 giây người này nấc một lần, trong 12 giờ mỗi ngày.
Văn hóa dân gian Mỹ cho rằng bị nấc cụt có nghĩa là ai đó đang nhắc đến bạn hoặc đang nhớ bạn. Nếu bạn lướt qua danh sách bạn bè trong đầu, cơn nấc cụt sẽ dừng lại khi bạn nhớ đến người mà bạn cho là thủ phạm làm bạn bị nấc. Trong thời trung cổ thì nấc cụt được cho là do yêu tinh gây ra.
Cơ chế nấc cụt
Video đang HOT
Cơ hoành của bạn, cơ lớn nằm ngay bên dưới phổi và phía trên dạ dày, giúp bạn thở. Nó di chuyển lên trên để đẩy không khí ra khỏi phổi và di chuyển xuống dưới để hút không khí vào. Dẫu rằng chúng ta không cần phải nghĩ đến nó mỗi lần – dù chúng ta có thể điều khiển nó nếu muốn: hít vào, thở ra – bộ não của chúng ta vẫn ra tín hiệu cho cơ hoành thực hiện những vận động này.
Đôi khi, não của chúng ta ra tín hiệu cho cơ hoành di chuyển xuống mạnh hơn bình thường. Sự co thắt cơ bắp đột ngột, không tự nguyện này làm không khí bị hút vào phía sau cổ họng. Sau đó, khu vực cổ họng gần dây thanh âm nhanh đóng lại, do sự thay đổi áp lực này mà tạo ra một tiếng “hic”.
Tại sao chúng ta lại nấc
Chúng ta đã hiểu về cơ chế của nấc cụt – đó là một loại phản xạ không tự nguyện. Nhưng tại sao lúc đầu bộ não lại gửi tín hiệu để tạo ra phản xạ này? Các nhà khoa học đã cố gắng xác định một lý do rõ ràng, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được điều đó.
Mặc dù không biết chính xác tại sao bộ não lại ra tín hiệu làm chúng ta nấc cụt, nhưng chúng ta cũng biết khá nhiều thứ kích hoạt phản xạ này. Có nghiên cứu đã thấy nấc cụt kích hoạt do tổn thương (ví dụ như chấn thương đầu), các khối u hoặc bướu cổ, nhiễm trùng (bao gồm cả viêm màng não và viêm não), trướng bụng, và các vấn đề với hệ thần kinh trung ương như bệnh đa xơ cứng.
Do các kích thích như ợ nóng, thức ăn cay, viêm dạ dày, trào ngược và loét dạ dày cũng có liên quan với tiếng nấc. Một người thậm chí còn bị nấc cụt do một sợi tóc cọ vào màng nhĩ của họ, màng rung lên để phản ứng với sóng âm và cho chúng ta nghe thấy.
Chúng ta cũng biết một vài hành vi có thể dẫn đến nấc cụt: hút thuốc lá, cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, trải qua một số cảm xúc tăng cao như hưng phấn hoặc căng thẳng, hoặc bụng quá đầy (thức ăn, rượu, hoặc thậm chí là không khí)
Nấc cụt không ngừng có thể gây bất tiện nghiêm trọng, đặc biệt là nếu nó ảnh hưởng đến khả năng ăn, ngủ hoặc giao tiếp của bạn. Nấc cụt kéo dài có thể là một vấn đề về sức khỏe, cho dù đó là viêm tai, suy thận, viêm thanh quản hoặc thoát vị.
Trong trường hợp của Christopher Sands và 10 triệu lần nấc cụt mình, ông đã được phát hiện một khối u não chèn vào dây thần kinh cơ hoành – đó là dây thần kinh có nhiệm vụ báo hiệu phản xạ nấc. Khi ông được phẫu thuật cắt bỏ khối u này, các cơn nấc của ông cũng dừng lại.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm mũi dị ứng mẹ cần cảnh giác
Viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng tại các đô thị lớn - đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn, càng dễ làm gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý nhận biết sớm dấu hiệu bệnh ở trẻ để có biện pháp kiểm soát kịp thời, và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng.
Các triệu chứng phổ biến khi mắc viêm mũi dị ứng: hắt hơi liên tục gây khó chịu, ngứa mũi, chảy mũi nước, mất ngủ, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến việc khám phá thế giới xung quanh cũng như khả năng học tập của trẻ.
Nếu bệnh mạn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu, viêm xoang là những triệu chứng thường gặp. Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều trẻ không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc. Bên cạnh đó, bệnh nhân gãi, dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Theo tư vấn của BS. Nguyễn Thu Hà trên Sức khỏe & Đời sống, các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm: steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch tại chỗ; kháng histamin dạng uống, dạng xịt; kháng cholinergic; thuốc kháng leukotriene và kháng sinh khi cần thiết.
Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên chú ý một số điều sau: Một số loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi có chứa oxymethazoline hoặc xylomethazoline chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhất định khoảng 3-5 ngày.
Nếu kéo dài thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng phản ứng ngược là nghẹt mũi nặng thêm. Việc dùng các loại thuốc này cũng chỉ dành cho các bé thường là trên 6 tuổi. Nếu bé dưới 6 tuổi, bạn nên hỏi kỹ dược sĩ về thông tin sử dụng khi mua thuốc cho bé.
Một số loại thuốc xịt mũi có chứa corticoid, đây là loại thuốc chính để điều trị viêm mũi, tuy nhiên, cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để không bị tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn cũng nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Việc rửa mũi mỗi ngày vừa giúp các chất kích thích hay dị ứng nguyên gây viêm mũi bé.
Khi có biểu hiện mắc bệnh viêm mũi dị ứng, gia đình cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng hoặc dị ứng để khám, hướng dẫn điều trị. Môi trường sống trong sạch là điều kiện tiên quyết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ mắc viêm mũi dị ứng.
Do đó, gia đình cần phải có các biện pháp để giữ môi trường sống trong sạch: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ sạch đồ dùng cá nhân (quần áo, chăn màn, nệm chiếu), không nuôi chó, mèo trong nhà.
Khi ra đường, phụ huynh cần đeo khẩu trang phù hợp cho trẻ, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá, khói xe, nước hoa, hương liệu, hóa chất có thể gây dị ứng... Khi vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng cổ, ngực, mũi, không nên tắm nước lạnh, tránh hít phải luồng không khí lạnh đột ngột.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Cách phân biệt cảm lạnh thông thường và các triệu chứng bệnh nghiêm trọng Ai cũng biết các triệu chứng của cảm lạnh thông thường là sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho. Cần phân biệt giữa cảm lạnh thông thường và các triệu chứng bệnh nghiêm trọng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nhưng làm sao bạn biết đó chỉ là cảm lạnh thông thường mà không phải là một căn bệnh nghiêm trọng? Sau đây, các...