Khoa học cùng với bé: Vì sao khi đốt củi lại có tiếng nổ lép bép?
Đó là do các túi khí nhỏ nằm trong miếng gỗ đột ngột thoát ra và tạo thành những “vụ nổ” bé xíu.
Nếu bạn cho củi ướt vào bếp, bạn sẽ thấy có nhiều tiếng nổ hơn củi khô.
Để hiểu được vì sao hiện tượng này xảy ra, chúng ta hãy cùng xem khi một thanh gỗ được đốt thì có chuyện gì xảy ra. Trước tiên, thanh gỗ sẽ được nung nóng. Bên trong thanh gỗ có những túi nhỏ chứa nước và nhựa cây. Cũng giống như khi nước trong ấm được đun sôi và bay hơi thì nước trong thanh gỗ cũng vậy. Khi thanh gỗ bị đốt nóng, nước và nhựa bên trong bắt đầu sôi và chuyển sang thể khí. Thanh gỗ càng nóng thì các túi chứa nước và khí càng nở to.
Các túi khí này bục ra như thế nào?
Trong khi nước và nhựa cây chuyển sang thể khí thì có một điều gì đó cũng xảy xa bên trong thanh gỗ. Gỗ có thành phần chính là cellulose. Khi cellulose bị nung nóng, nó bắt đầu bị phá vỡ hay còn gọi là “ phân hủy”. Ví như chẳng may bạn để quên một quả táo trong hộp đựng đồ ăn trưa độ một tuần thì quả táo sẽ chuyển sang màu nâu và chảy nước, đó là khi nó phân hủy. Khi một vật trong tự nhiên phân hủy, nó sẽ biến đổi.
Khi gỗ bị lửa đốt đủ nóng, cellulose bên trong gỗ tắt đầu chuyển sang thể khí. Đây chính là lúc chúng ta nhìn thấy khói tỏa ra từ thanh gỗ, đôi khi khói tỏa ra trước cả khi lửa cháy.
Lửa cháy khi khí thoát ra khỏi thanh gỗ kết hợp với oxygen trong không khí. Oxygen giống như thức ăn cho lửa vậy, nhờ có oxy mà lửa cháy sáng.
Khi gỗ cháy, sự kết hợp giữa các túi khí nở phồng với cellulose phân hủy sẽ khiến cho các túi khí trong thanh gỗ vỡ ra, từng túi từng túi một. Túi khí vỡ tạo ra những âm thanh lách tách mà bạn có thể nghe thấy.
Vì thế gỗ càng chứa nhiều nước và nhựa thì càng có nhiều tiếng nổ và nổ càng to hơn. Nếu bạn đã từng bỏ những thanh củi ướt vào bếp lửa, có thể bạn đã nhận ra có nhiều tiếng nổ hơn là củi khô.
Làm sao mà củi lại có nước và nhựa ở bên trong được?
Gỗ trông vậy mà không thực sự đặc như bạn nhìn thấy đâu. Nó có những lỗ bé tí tẹo, bé đến nỗi mắt thường không nhìn thấy được và các lỗ này chứa nước và nhựa bên trong.
Video đang HOT
Chúng ta đều biết gỗ, củi chính là từ cây mà ra. Khi cây còn sống, chúng thường xuyên hút nước từ đất lên và nước được giữ trong các lỗ bé xíu trong cành và thân cây, các lỗ này được gọi là các mô mạch. Khi cây bị chặt để lấy gỗ, những mô mạch này vẫn giữ lại nước và nhựa.
Nước còn có thể thấm vào gỗ bằng cách khác. Nếu củi bị để dưới mưa thì củi sẽ ngấm nước, hoặc đôi khi các côn trùng đục những lỗ nhỏ trên thanh gỗ làm cho nước ngấm vào.
Ngồi trước một bếp lửa ngắm nhìn các thanh củi cháy và nghe những tiếng nổ lép bép thật là vui mắt vui tai. Hầu hết các “vụ nổ” này chỉ bé xíu thôi, nhưng thỉnh thoảng bạn có thể thấy một vài “vụ nổ” làm bắn ra các tàn tro đang cháy đỏ hồng nữa. Vì thế mà bạn nên cẩn thận giữ một khoảng cách an toàn với bếp củi nhé.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/The conversation
Những thói quen hàng ngày "hủy hoại môi trường" cần loại bỏ ngay lập tức
1,3 tỷ tấn thực phẩm thừa bị loại bỏ hàng năm và hơn 100 triệu động vật đang chết vì ăn phải rác thải nhựa.
Đã đến lúc chúng ta cần dừng lại những hành động vô thức nhưng vô cùng có hại cho môi trường này.
Dưới đây là những thói quen vô hại hàng ngày cần loại bỏ ngay lập tức để bảo vệ môi trường
Đũa dùng một lần
Không thể phủ nhận những chiếc đũa dùng một lần vô cùng tiện lợi. Chỉ riêng ở Trung Quốc, khoảng 80 tỷ đôi đũa dùng một lần bằng gỗ được sản xuất mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu đũa dùng một lần này khoảng 4 triệu cây xanh đã bị đốn hạ mỗi năm. Phá rừng chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả tàn khốc mà chúng ta đã biết.
Mua quá nhiều quần áo
Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn trên thế giới
Bông, là loại sợi phổ biến nhất được sử dụng trong quần áo, cũng là một loại cây trồng tiêu tốn rất nhiều nước. Để tạo ra lượng bông cần thiết để sản xuất một chiếc áo cần khoảng 2.700 lít nước. Số lượng này cần thiết cho một người uống trong 2 năm rưỡi.
Vì vậy, lần tới khi bạn nghĩ về việc mua quần áo mới, hãy nhớ rằng một trong 9 người trên toàn thế giới không được sử dụng nước an toàn và khoảng 4,6 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
Đi du lịch trên tàu biển
Tàu du lịch là một "thành phố nổi" thu nhỏ và cũng gây ô nhiễm không kém. Người ta đã phát hiện ra rằng so với cuộc sống hàng ngày trên đất liền, lượng khí thải carbon của một người tăng gấp ba lần khi họ đi trên tàu
Một cơ quan giám sát của Đức đã khảo sát 77 tàu du lịch và phát hiện ra rằng 76 trong số họ đã sử dụng dầu nhiên liệu độc hại. Hơn nữa các tàu du lịch cũng thải ra đại dương lượng rác nhựa lớn khủng khiếp.
Uống quá nhiều cà phê không cần thiết
Cà phê là loại thức uống phổ biến và lợi ích của nó cũng được ghi nhận. Nhưng bạn có biết, tiêu thụ quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe bản thân và môi trường. Những chiếc cốc giấy, cốc nhựa được sử dụng một lần trong những lần uống cà phê khiến môi trường phải hứng chịu hậu quả xấu trong tương lai.
Khăn ướt
Khăn ướt rất tiện lợi nhưng hoàn toàn không thân thiện với môi trường. Năm 2015, theo tờ The Guardia, Anh, đây là "nhân vật phản diện" lớn nhất gây hại cho môi trường.
Hầu hết khăn ướt này đều chứa nhựa, khi đi vào đại dương khiến các sinh vật biển lầm tưởng là loài sứa, nên ăn rất nhiều, cuối cùng dẫn đến cái chết thương tâm. Hơn nữa, nhiều người vứt chúng trong nhà vệ sinh, gây tắc nghẽn cống. Người ta đã phát hiện ra rằng khăn ướt chiếm khoảng 93% nguyên liệu gây tắc nghẽn cống tại Mỹ.
Ngoài ra, nhiều loại khăn lau này có chứa các hóa chất nguy hiểm có thể gây phát ban khi sử dụng.
Pin dùng một lần
Pin dùng một lần mà chúng ta sử dụng trong đồng hồ và máy tính, máy tính xách tay, điện thoại và các thiết bị khác cực kỳ có hại cho môi trường . Chúng chứa một hoặc nhiều kim loại cực kỳ độc hại sau: cadmium, chì, kẽm, mangan, niken, bạc, thủy ngân và lithium, cũng như axit của pin.
Dao cạo râu dùng một lần
Cạo râu được coi là một phần không thể thiếu trong vệ sinh cá nhân của nhiều người. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi dao cạo râu có nhu cầu cao.
Trên thực tế, một báo cáo gần đây cho thấy trong năm 2018, có 163 triệu người ở Mỹ sử dụng dao cạo dùng một lần. Những chiếc dao cạo này được tạo thành từ nhựa và cao su không thể phân hủy sinh học và chủ yếu nằm trong các bãi chôn lấp, không bao giờ được tái chế nữa.
Hoàng Dung
Theo infonet.vn
Thú vị cuộc thi cõng vợ tại Mỹ Ngày 12/10, cuộc thi cõng vợ khu vực Bắc Mỹ lần thứ 20 đã diễn ra tại Mỹ. Cặp đôi Olivia Dowling và Jerome Roehm chiến thắng với thành tích 55 giây 95. (Ảnh: wgme.com) Ở cuộc thi cõng vợ thú vị này, các cặp vợ chồng sẽ có cơ hội thể hiện sự gắn kết của mình với những thử thách phải...